A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu bài thơ Muốn làm thằng cuội và nhà thơ Tản Đà
- Dẫn dắt vào vấn đề
- Khái quát chung
- Xuất xứ: bài thơ nằm trong quyển Khối tình con I, xuất bản năm 1917
- Thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật
- Bố cục:
- Nội dung
- Hai câu đầu:
- Câu cảm thán thối lên như một lời than thở, nhà thơ muốn giải bày tâm trạng
- Tâm trạng: buồn, chán
- Bất hòa sâu sắc với xã hội
- Bốn câu tiếp theo
- Cái ngông của Tản Đà
- Muốn làm thằng cuội
- Gọi chị xưng em với chị Hằng
- Muốn làm bầu bạn tri âm tri kỉ cùng với chị Hằng, cùng gió mây
- Thực chất của cái ngông là xuất phát từ thái độ bất hòa với xã hội
- Cảm hứng lãng mạn, khát khao thoát khỏi trần thế đầy buốn chán đến một thế giới trong sáng, thanh cao
- Hai câu cuối
- Hình ảnh bất ngờ, thú vị “Tựa nhau trông xuống thế gian cười”
- Ý nghĩa của tiếng cười
- Cười thỏa mãn ước mơ, cuộc sống
- Cười mỉa mai, khinh bỉ cõi trần
- Đỉnh cao của cảm xúc lãng mạn và chất ngông của Tản Đà
- Hai câu đầu:
c. Kết bài
- Nêu cảm nhận chung, đánh giá chung về bài thơ
- Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của mỗi cá nhân
Bài văn mẫu
Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà
Gợi ý làm bài
Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu (1889 - 1939) là gương mặt đặc biệt trên thi đàn Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX, người đã mang đến một làn gió lạ cho thơ ca Việt Nam, với cái ngông nghênh khinh bạc của nhà Nho cuối cùng và người tiên phong cho thi ca vào con đường chuyên nghiệp. Tình say, ý lạ, tứ mới chưa làm nên một Tản Đà, mà điều chủ yếu là sự thành thực tự nhiên trong cảm xúc, ngay cả khi thi nhân chìm đắm vào cõi mộng. Những "khối tình", những "giấc mộng" làm nên một phần văn nghiệp Tản Đà. Muốn làm thằng Cuội là một sự kết hợp của mộng và tình, để ta nhận rachân dung của con người dám lấy cái ngông như một sự thách thức với cuộc đời ô trọc.
Tản Đà đã có vinh dự là người "dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc hòa nhạc tần kì đang sắp sửa" (Hoài Thanh, Hoài Chân — Thi nhân Việt Nam). Cung bậc của tiếng đàn ấy là của một tâm hồn phóng túng không bị câu thúc trong lối văn trường ốc, có cái bay bổng của vị "trích tiên" tự coi mình là người lạc bước chốn trần gian, Thơ Tản Đà có một không gian riêng với Tây Thi, Dương Quý Phi, Chức Nữ, Hằng Nga, những giai nhân "hồng nhan tri kỉ" với khách tài tử phong lưu, Người đời đã cho Tản Đà là "ngông", nhưng cần phải hiểu đó cũng chính là thái độ của ông phản ứng lại xã hội thực dân phong kiến vốn có quá nhiều điều khiến ông chán ngán buồn bực. Muốn làm thằng Cuội chính là một phản ứng như vậy.
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Bài thơ cho ta nhận ra một chân dung tâm hồn Tản Đà: phóng khoáng, đa tình, nhiều mộng tưởng mà vẫn vướng vít những ưu tư trần thế. Con người ấy muốn giữ trọn "thiên lương" giữa cuộc đời ô trọc nên phải đắm chìm trong những "giấc mộng con" để sống thành thực với chính mình và với cuộc đời. Ta chợt nhận ra một nhân cách cao quý không bị vẩn đục bởi những toan tính vụ lợi tầm thường, một con người "đi qua cái hỗn độn của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX" mà vẫn giữ trọn "linh hồn cao khiết".
Muốn làm thằng Cuội cũng như bao bài thơ bộc bạch tâm tư của Tản Đà giúp ta hiểu thêm về một con người đã dám phô bày cái tôi đầy cá tính của mình với người đời không cần giấu giếm, như là một cách để đối lập với cả một xã hội thực dân — phong kiến. Tác phẩm góp thêm luồng sinh khí cho cảm hứng lãng mạn, với trí tưởng tượng bay bổng và cảm xúc mãnh liệt, sẽ phát triển mạnh mẽ trong phong trào Thơ mới 1932 — 1945.
Mong rằng, với sơ đồ tư duy, bài văn mẫu, dàn ý chi tiết cho đề tài Cảm nhận về bài thơ Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà phía trên, các em đã có thêm tài liệu văn mẫu hay trong chương trình Ngữ văn 8. Chúc các em có thêm tài liệu văn mẫu hay và bổ ích.
--MOD Ngữ văn Chúng tôi (tổng hợp và biên soạn)