Phân dạng và bài tập minh họa chuyên đề Halogen môn Hóa học 10 năm 2020

PHÂN DẠNG VÀ VÍ DỤ MINH HỌA BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ HALOGEN MÔN HÓA HỌC 10 NĂM 2020

Ví dụ 1: Thể tích khí Cl2 (đktc) cần dùng để oxi hóa hoàn toàn 7,8 gam kim loại Cr là

A. 3,36 lít.                 B. 1,68 lít.                 C. 5,04 lít.                 D. 2,52 lít.

Ví dụ 2: Đốt cháy 11,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al trong khí Cl2 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 40,3 gam hỗn hợp muối. Thể tích khí Cl2 (đktc) đã phản ứng là

A. 8,96 lít.                 B. 6,72 lít.                 C. 17,92 lít.               D. 11,2 lít

Ví dụ 3: Cho 7,84 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm Cl2 và O2 phản ứng vừa đủ với 11,1 gam hỗn hợp Y gồm Mg và Al, thu được 30,1 gam hỗn hợp Z. Phần trăm khối lượng của Al trong Y là

A. 75,68%.                B. 24,32%.                C. 51,35%.                D. 48,65%.

Ví dụ 4: Sục khí clo dư vào dung dịch chứa muối NaBr và KBr thu được muối NaCl và KCl, đồng thời thấy khối lượng muối giảm 4,45 gam. Thể tích khí clo đã tham gia phản ứng với 2 muối trên (đo ở đktc) là

A. 4,48 lít.                 B. 3,36 lít.                 C. 2,24 lít.                 D. 1,12 lít.

Ví dụ 5: Hỗn hợp X gồm NaBr và NaI. Cho hỗn hợp X tan trong nước thu được dung dịch A. Nếu cho brom dư vào dung dịch A, sau phản ứng hoàn toàn, cô cạn thấy khối lượng muối khan thu được giảm 7,05 gam. Nếu sục khí clo dư vào dung dịch A, phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thấy khối lượng muối khan giảm 22,625 gam. Thành phần % khối lượng của một chất trong hỗn hợp X là:

A. 64,3%.                  B. 39,1%.                  C. 47,8%.                  D. 35,9%

Ví dụ 6: Hòa tan hoàn toàn 8,4 gam Fe vào dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X và khí Y. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 24,375.                 B. 19,05.                   C. 12,70.                   D. 16,25.

Ví dụ 7: Hòa tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp X gồm Al và Mg trong dung dịch HCl dư thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chức m gam muối. Giá trị của m là

A. 22,4.                     B. 28,4.                     C. 36,2.                     D. 22,0

Ví dụ 8: Cho hỗn hợp gồm 5,4 gam Al và 5,6 gam Fe phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch HCl thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là

A. 6,72.                     B. 10,08.                   C. 8,96.                     D. 11,2.

Ví dụ 9: Cho 15 gam hỗn hợp bột kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,48 lít khí H2 và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là:

A. 6,4.                       B. 8,5.                       C. 2,2.                       D. 2,0.

Ví dụ 10: Cho 12 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe vào 100ml dung dịch HCl 2M đến phản ứng hoàn toàn thu được khí H2 và 7,0 gam chất rắn chưa tan. Thể tích dung dịch HCl 2M tối thiểu cần dung để hòa tan hết 12 gam hỗn hợp X là

A. 0,225 lít.               B. 0,275 lít.               C. 0,240 lít.               D. 0,200 lít.

Ví dụ 11: Hòa tan hoàn toàn 9,95 gam hỗn hợp X gồm Na, K và Ba vào 100 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y và 2,24 lít khí H2 (đo ở đktc). Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 15,2.                     B. 13,5.                     C.  17,05.                  D. 11,65.

Ví dụ 12: Hòa tan hoàn toàn 52,2 gam MnO2 trong dung dịch HCl đặc, nóng, dư thì sau phản ứng thu được bao nhiêu lít khí Cl2 ở đktc?

A. 11,2.                     B. 13,44.                   C. 8,96.                     D. 6,72.

Ví dụ 13: Cho 23,7 gam KMnO4 phản ứng hết với dung dịch HCl đặc (dư), thu được V lít khí Cl2 (đktc). Giá trị của V là

A. 6,72.                     B. 8,40.                     C. 3,36.                     D. 5,60.

Ví dụ 14: Để trung hoà 200 ml dung dịch NaOH 1,5M thì thể tích dung dịch HCl 0,5M cần dùng là bao nhiêu?

A. 0,5 lít.                   B. 0,4 lít.                   C. 0,3 lít.                   D. 0,6 lít.

Ví dụ 15: Cho 37,6 gam hỗn hợp gồm CaO, CuO và Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 0,6 lít dung dịch HCl 2M, rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì số gam muối khan thu được là

A. 80,2.                     B. 70,6.                     C. 49,3                      D. 61,0.

Ví dụ 16: Hoà tan m gam hỗn hợp gồm KHCO3 và CaCO3 trong lượng dư dung dịch HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là

A. 60.                        B.  40.                       C. 50.                        D. 70.

Ví dụ 17: Cho lượng dư dung dịch AgNO3 vào dung dịch hỗn hợp gồm 0,1 mol NaF và 0,1 mol NaCl. Khối lượng kết tủa tạo thành là    

A. 14,35 g.                B. 10,8 g.                  C. 21,6 g.                  D. 27,05 g.

Ví dụ 18: Cho 26,6 gam hỗn hợp KCl và NaCl hòa tan vào nước để được 500 gam dung dịch. Cho dung dịch trên tác dụng vừa đủ với AgNO3 thì thu được 57,4 gam kết tủa. Thành phần phần trăm theo khối lượng của KCl và NaCl trong hỗn hợp đầu là:

A. 56% và 44%.                                          B. 60% và 40%.

C. 70% và 30%.                                          D. 65% và 35%.

Ví dụ 19: Hoà tan hoàn toàn 24,4 gam hỗn hợp gồm FeCl2 và NaCl (có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2) vào một lượng nước (dư), thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 (dư) vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn sinh ra m gam chất rắn. Giá trị của m là:

A. 68,2.                     B.  28,7.                    C. 10,8.                     D. 57,4.

...

Trên đây là trích đoạn nội dung Phân dạng và bài tập minh họa chuyên đề Halogen môn Hóa học 10 năm 2020, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tập thật tốt!   

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?