Bài tập về phản ứng oxi hóa khử môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Hà Huy Giáp

BÀI TẬP VỀ PHẢN ỨNG OXI HOA KHỬ MÔN HÓA HỌC 10 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT HÀ HUY GIÁP

 

I. BÀI TẬP TỰ LUẬN

Bài 1. CÂN BẰNG CÁC PHẢN ỨNG OXIHOA KHỬ SAU BẰNG PHƯƠNG PHÁP THĂNG BẰNG ELECTRON, NÊU RÕ CHẤT KHỬ CHẤT OXIHOA, SỰ KHỬ, SỰ OXIHOA.

1. Mg +  H2SO4  → MgSO4 + S + H2O.

2. Cl2 + KOH  → KCl + KClO3 + H2O.

3. C2H5OH  +  O2 →  CO2  + H2O.

4. FeSO4 +  H2SO4 + KMnO4  → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O.

5. Zn+  H2SO4  → ZnSO4 + H2S + H2O.

6. Al +  H2SO4  → Al2(SO4)3 + S + H2O.

7. SO2 +  H2O + KMnO4  → H2SO4 + K2SO4 + MnSO4

8. Cl2 +  KOH  → KCl + KClO + H2O.

9. C + H2SO4  → CO2 + SO2 + H2O.

10. NaCl + H2O → NaOH + H2 + Cl2.

11. Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + H2

12. KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O.

13. SO2 + H2S  → S +  H2O

14. H2SO4 + KBr  → Br2  + K2SO4   + SO2 + H2O.

15. CuS+  HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + S +H2O.

16. FexOy + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O.

17. M + HNO3  → M(NO3)n + NO + H2O.

18. FeS2  +  O2   → Fe2O3  +  SO2

Bài 2. ĐẶT HỆ SỐ NGUYÊN VÀ TỐI GIẢN VÀO CÁC CHẤT TRONG CÁC PHƯƠNG TRÌNH SAU

1. P + KClO3  → P2O5 + KCl.

2. P + H2 SO4  → H3PO4 + SO2 +H2O.

3. C3H8 +  HNO3   → CO2 + NO + H2O.

4. Al  + HNO3  → Al(NO3)3 + NH4NO3 + H2O.

5. K2Cr2O7 + HCl → KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O.

6. Fe3O4 + HNO3  → Fe(NO3)3 + N2O + H2O.

7. Al  + HNO3  → Al(NO3)3 + N2O + H2O.

8. NO2 +NaOH→  NaNO2 + NaNO3 + H2O.

9. As2S3 + HNO3 + H2O  → H3AsO4 + H2SO4 + NO.

10. MxOy + HNO3  →  M(NO3)n  +NO + H2O.

11. Zn + HNO3  →  Zn(NO3)2 + NO + NO2 +H2O. ( nNO: nNO2= 1:2­)

12. CH3-CH= CH2 + KMnO+ H2O → CH3-CHOH-CH2OH + KOH +MnO2 .

Bài 3: Cho 6,32 gam KMnO4 tác dụng với 250 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch chứa m gam MnCl2, V lit khí Cl2 (đktc)

a. Viết phương trình phản ứng xảy ra.

b. Xác định giá trị của m và V.

c. Lượng clo thu được ở trên có đủ để phản ứng với 5,6 gam sắt không.

Bài 4: Cho 16,8 gam kim loại M tác dụng với khí clo dư thu được 48,75 gam muối.

a. Xác định kim loại M 

b. Hoà tan hoàn toàn 6,4 gam hỗn hợp M và MxOy trong dung dịch HCl dư thu được 2,24 lit H2 (đkc). Nếu đem hỗn hợp trên phản ứng với H2 dư thì thu được 0,27 gam H2O. Xác định công thức MxOy .

Bài 5: Cho 2,7 gam Al  tác dụng với 250 ml dung dịch HNO3 2M thu được dung dịch X chứa m gam Al(NO3)3, V lit khí NO (đktc)

a. Viết phương trình phản ứng xảy ra.

b. Xác định giá trị của m và V.

c. Cho dung dịch X tác dụng với 160 ml dung dịch NaOH 2M, tính khối lượng kết tủa thu được.

Bài 6: Cho 16,8 gam kim loại M tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 20% thu được 6,72 lít khí ở đktc và m gam dung dịch chứa muối của kim loại M hoá trị II.

a. Xác định kim loại M và giá trị của m 

b. Cho 32 gam  MxOy phản ứng với 10,08 lít H2 (đktc) thì thu được a gam kim loại M và nước. Xác định giá trị của a biết phân tử khối của MxOy là 160 và hiệu suất của phản ứng là 75%.

II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cho phản ứng:  KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 →  Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O

Hệ số của chất oxi hóa và chất khử trong phản ứng trên lần lượt là

A. 5 và 2.                              B. 1 và 5.                         C. 2 và 10.                       D. 5 và 1

Câu 2: Trong phản ứng: 2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + S + 2HCl. Cho biết vai trò của H2S

A. chất oxi hóa .                   B. chất khử.                     C. Axit.                           D. vừa axit vừa khử.

Câu 3: Trong phản ứng MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O, vai trò của HCl là

A. oxi hóa.                            B. khử.                             C. tạo môi trường.           D. khử và môi trường.

Câu 4: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.  Trong phản ứng trên xảy ra

A. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.                                    B. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu.

C. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.                                 D. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu

Câu 5: Trong phản ứng : Cl2 (k) + 2KBr (dd)  → Br2(l) + 2KCl(dd). Vai trò của clo là

A. bị khử.                                                                    B. bị oxi hóa.

C. không bị oxi hóa và không bị khử.                          D. bị oxi hóa và bị khử.

Câu 6: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào HCl đóng vai trò là chất oxi hóa?

A. 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

B. 2HCl + Fe → FeCl2 + H2

C. 2HCl + CuO → H2O + CuCl2

D. 16HCl + 2KMnO4 → 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O + 2KCl

Câu 7: Tổng hệ số của các chất trong phản ứng: Fe3O4 + HNO3 →Fe(NO3)+ NO + H2O là

A. 55                                    B. 20                                C. 25                                D. 50

Câu 8: Số mol electron dùng để khử 0,75 mol Al2O3 thành Al là

A. 0,75                                 B. 1,5                               C. 2,25                             D. 4,5

Câu 9: Trong phản ứng oxi hóa – khử

A. chất bị oxi hóa nhận e và chất bị khử cho e.                                 

B. quá trình oxi hóa và khử xảy ra đồng thời.

C. chất chứa nguyên tố số oxi hóa cực đại luôn là chất khử.

D. quá trình nhận e gọi là q trình oxi hóa.

Câu 10: Chất khử là chất

A. cho e, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.

B. cho e, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.

C. nhận e, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.

D. nhận e, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.

Câu 11: Chất oxi hoá là chất

A. cho điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.

B. cho điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.

C. nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.

D. nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.

Câu 12: Chọn phát biểu không hoàn toàn đúng.

A. Sự oxi hóa là quá trình chất khử cho e.                

B. Trong các hợp chất số oxi hóa H luôn là +1.

C. Cacbon có nhiều mức oxi hóa (âm hoặc dương) khác nhau.

D. Chất oxi hóa gặp chất khử chưa chắc đã xảy ra phản ứng.

Câu 13: Phản ứng giữa các loại chất nào sau đây luôn luôn là phản ứng oxi hóa – khử ?

A. oxit phi kim và bazơ.                                               B. oxit kim loại và axit.

C. kim loại và phi kim.                                                 D. oxit kim loại và oxit phi kim.

Câu 14: Số oxi hóa của oxi trong các hợp chất HNO3, H2O2, F2O, KO2 theo thứ tự là

A. -2, -1, -2, -0,5.                 B. -2, -1, +2, -0,5.            C. -2, +1, +2, +0,5.          D. -2, +1, -2, +0,5.

Câu 15: Cho quá trình NO3- + 3e + 4H+ →  NO + 2H2O, đây là quá trình

A. oxi hóa.                            B. khử.                             C. nhận proton.               D. tự oxi hóa – khử.

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bài tập về phản ứng oxi hóa khử môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Hà Huy Giáp. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?