TRƯỜNG THPT THĂNG LONG | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ MÔN HÓA HỌC 10 NĂM HỌC 2019-2020 |
I- Lí thuyết
Cấu tạo nguyên tử:
- Thành phần cấu tạo nguyên tử.
- Các khái niệm nguyên tố hoá học, đồng vị.
- Cấu hình electron, đặc điểm của lớp electron ngoài cùng .
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, định luật tuần hoàn
- Nguyên tắc sắp xếp, cấu tạo bảng tuần hoàn.
- Những tính chất biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
- Ý nghĩa của bảng tuần hoàn.
Liên kết hoá học
- Liên kết ion.
- Liên kết cộng hóa trị.
Phản ứng oxi hoá - khử
- Khái niệm chất khử, chất OXH, sự khử, sự OXH, phản ứng OXH-K
- Cân bằng phản ứng OXH-K bằng phương pháp thăng bằng e.
II- Bài tập
Bài 1: Cho các nguyên tố: A(Z=19); B(Z=12); D(Z=13); E(Z=17); G(Z=9)
- Viết cấu hình e nguyên tử, dự đoán tính chất hóa học cơ bản, xác định vị trí của các nguyên tố trong BTH.
- Viết công thức oxit cao nhất, công thức hợp chất khí với hidro(nếu có), công thức hidroxit của các nguyên tố trên.
- Sắp xếp các nguyên tố đó theo chiều tính kim loại tăng dần.
Bài 2: Cho các hợp chất: CaF2, K2O, CO2, NH3
- Xác định kiểu liên kết và viết sơ đồ biểu diễn sự hình thành liên kết trong mỗi phân tử.
- Xác định hoá trị của các nguyên tố trong mỗi hợp chất.
Bài 3: Lập phương trình các phản ứng OXH-K sau, chỉ rõ vai trò của từng chất trong phản ứng.
a) NH3 + O2 → N2 + H2O b) KClO3 + HCl → KCl + Cl2 + H2O
c) Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O d) Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O
Bài 4: Hoà tan hoàn toàn 6,9 gam kim loại M thuộc nhóm IA trong bảng tuần trong 200ml nước cất thu được dung dịch A và thấy thoát ra V lít khí (đktc). Để trung hoà hoàn toàn dung dịch A cần 150 ml dung dịch H2SO4 1M.
Xác định tên kim loại M?Tính V?
Tính nồng độ mol/l của dung dịch A?
Bài 5: Cho 62(g) hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 hoà tan vừa vặn trong m(g) dung dịch HCl 36,5% thu được 15,68(lit) khí B (đktc).
Xác định khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
Tính m.
Tính C% các chất trong dung dịch sau phản ứng.
Dẫn toàn bộ lượng khí B trên vào 500(ml) dd Ba(OH)2 1M. Tính khối lượng muối thu được.
Bài 6: Cho 11,25g hỗn hợp 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp trong BTH tác dụng với 300ml nước được dd A và V lít khí (ĐKTC). Để trung hoà dd A cần dùng 51,1g dung dịch HCl 25%.
Xác định 2 kim loại và tính % khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp.
Tính C% các chất trong dd A? Tính V?
Bài 7: Cho phản ứng sau:
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O (1)
Cl2 + Ca(OH)2 đặc →CaOCl2 + H2O (2)
Trong 2 phản ứng trên, Cl2 đóng vai trò:
A. (1): Cl2 vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử.
(2): Cl2 không phải là chất khử hoặc chất oxi hoá.
B. vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử.
C. đều là chất oxi hoá mạnh.
D. đều là chất khử mạnh.
Bài 8: Trong phòng thí nghiệm có một lượng khí Cl2 dư thoát ra. Cần dùng chất nào trong số các chất sau đây để loại bỏ khí Cl2?
A. Khí NH3 B. Dung dịch AgNO3 dư
C. Bột Cu D. Dung dịch Ca(OH)2 dư.
Bài 9: Cho 31,6 gam KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư thấy thoát ra V lít khí ở (đktc). Giá trị của V là:
A. 22,4 lít B. 1,12 lít
C. 11,2 lít D. 120ml.
Bài 10*: Sục 6,72 lít khí Cl2 ở (đktc) vào 500ml dung dịch NaOH đặc, nóng, dư, phản ứng xảy ra hoàn toàn, nồng độ CM của các muối NaCl và NaClO3 thu được lần lượt là:
A. 1M và 0,2M B. 0,2M và 1M
C. 1,5M và 1M D. 2M và 1M.
Bài 11: Sục khí Cl2 dư vào dung dịch chứa 80,6 gam hỗn hợp A gồm hai muối tan NaBr và NaI, sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được 35,1 gam chất rắn. Thành phần % về khối lượng của NaBr và NaI trong hỗn hợp A lần lượt là:
A. 52,56% và 47,44% B. 74,44% và 25,56%
C. 50% và 50% D. 25,56% và 74,44%.
Bài 12: Dung dịch axit nào có thể ăn mòn thuỷ tinh, biết thành phần chính của thủy tinh là SiO2?
A. HCl B. HBr C. HI D. HF.
Bài 13: Một trong số các chất có thể làm thủng tầng ozon do tác dụng hoá học của nó với môi trường là freon (CFC). Trong thành phần của freon có chứa nguyên tố nào sau đây?
A. Flo, cacbon B. Clo, cacbon
C. Brom, cacbon D. Iot, cacbon.
Bài 14: Lựa chọn các sản phẩm phù hợp với các phản ứng hoá học sau:
1. Cl2 + 2NaOH loãng → 2. 3Cl2 + 6NaOH đặc. nóng → 3. Cl2 + 2NaBr (dung dịch) → 4. Br2 + 2NaI → | a. NaCl + O2 + H2. b. NaCl + NaClO + H2O. c. 2NaCl + Br2. d. NaClO3 + 5NaCl + 3H2O. e. 2NaI +Br2. |
A. 1 – a, 2 – d, 3 – c, 4 – e. B. 1 – b, 2 – d, 3 – c, 4 – e.
C. 1 – b, 2 – a, 3 – c, 4 – e. D. 1 – b, 2 – d, 3 – a, 4 – e.
Bài 15: Thể tích dung dịch NaOH 1M cần để trung hòa vừa đủ 100ml dung dịch HCl 2M là:
A. 20ml B. 120ml C. 200ml D. 100ml.
Bài 16: Phản ứng sau:
aK2Cr2O7 + bHCl → cKCl + dCrCl3 + eCl2 + f H2O
có hệ số cân bằng lần lượt là:
A. 1; 7; 2; 2; 3; 7 B. 1; 14; 4; 4; 3; 7
C. 1; 14; 2; 4; 3; 7 D. 1; 14; 2; 2; 3; 7.
...
Trên đây là trích dẫn nội dung Đề cương ôn tập học kì năm 2020 môn Hóa học 10 Trường THPT Thăng Long, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Đề cương ôn tập Chương Oxi có đáp án môn Hóa học 10 HK2 năm 2019-2020
- Bộ câu hỏi ôn tập HK2 có đáp án môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Kỳ Sơn
- Bộ 40 câu hỏi ôn tập HK2 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Trường THPT Tiên Lãng
Chúc các em học tập thật tốt!