Bài giảng dưới đây được Chúng tôi biên soạn kiến thức cụ thể và chi tiết, cùng các bài tập minh họa có hướng dẫn giải chi tiết, qua đó giúp các em nắm được kiến thức từ khái quát đến chi tiết để học tốt phần kiến thức này.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Kiến thức cần nhớ
a. Hình chữ nhật – Hình tứ giác
b. Đoạn thẳng, đường thẳng và ba điểm thẳng hàng
1.2. Các dạng toán
Dạng 1: Xác định tên gọi của hình cho trước hoặc tìm hình.
Đề bài thường yêu cầu tìm hình tứ giác, hình chữ nhật, đoạn thẳng, đường thẳng trong các hình cho trước.
Cách giải: Nhớ lại hình ảnh của hình cần tìm và chọn các hình có hình dạng tương tự.
Dạng 2: Đếm hình
Từ một hình cho trước yêu cầu tìm số lượng hình.
Cách giải:
- Đếm các hình đơn
- Ghép các hình đơn thành các hình lớn hơn thỏa mãn và đếm tiếp cho đến hết.
Dạng 3: Kẻ hoặc vẽ thêm hình để được hình thỏa mãn điều kiện bài toán.
Đề bài yêu cầu vẽ thêm một hoặc nhiều đoạn thẳng vào hình cho trước để hình đó có số lượng hình tam giác và tứ giác tùy ý.
Cách giải:
- Dùng thước thẳng, kẻ vẽ thêm các đoạn thẳng rồi đếm hình.
- Chọn cách vẽ thỏa mãn đúng yêu cầu của bài toán.
1.3. Giải bài tập Sách Giáo Khoa
Bài 1
Mỗi hình dưới đây là hình gì?
Phương pháp giải
Xác định tên gọi của các hình đã cho.
Hướng dẫn giải
a) Hình tam giác b) Hình tứ giác c) Hình tứ giác.
d) Hình vuông c) Hình chữ nhật g) Hình vuông.
Bài 2
a) Vẽ đoạn thẳng có độ dài 8cm.
b) Vẽ đoạn thẳng có độ dài 1dm.
Phương pháp giải
- Dùng bút chì và thước kẻ.
- Đánh dấu một điểm, đặt thước kẻ sao cho điểm đó trùng với vạch 0cm; đánh dấu điểm còn lại trùng với vạch của độ dài cần vẽ.
- Giữ nguyên thước, dùng bút chì nối hai điểm vừa đánh dấu dọc theo cạnh của thước.
- Đặt tên cho 2 điểm của mỗi đoạn thẳng. Từ đó em được đoạn thẳng cần vẽ.
Hướng dẫn giải
a) Dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét, một điểm ở vạch 0 và đánh dấu điểm ở vạch 8, sau đó nối hai điểm đó lại.
b) Dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét, một điểm ở vạch 0 và đánh dấu một điểm ở vạch 10, sau đó nối hai điểm đó lại.
Bài 3
Nêu tên ba điểm thẳng hàng (dùng thước thẳng để kiểm tra)
Phương pháp giải
- Vận dụng kiến thức : Nếu ba điểm cùng nằm trên một đường thẳng thì ba điểm đó thẳng hàng.
- Đặt thước kẻ vào ba điểm trong các điểm đã cho, nếu chúng cùng nằm trên một cạnh của thước thì đó là 3 điểm thẳng hàng.
Hướng dẫn giải
Ba điểm A, B, E thẳng hàng.
Ba điểm D, E, C thẳng hàng
Ba điểm D, B, I thằng hàng.
Bài tập minh họa
Câu 1: Vẽ đoạn thẳng có độ dài 8cm.
Hướng dẫn giải
Dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét, một điểm ở vạch 0 và đánh dấu điểm ở vạch 8, sau đó nối hai điểm đó lại.
Câu 2: Nêu tên ba điểm thẳng hàng (dùng thước thẳng để kiểm tra)
Hướng dẫn giải
Ba điểm A, B, E thẳng hàng.
Ba điểm D, B, I thằng hàng.
Lời kết
Qua nội dung bài học trên, giúp các em học sinh:
- Hệ thống lại kiến thức đã học một cách dễ dàng hơn
- Nhận biết và vận dụng vào làm bài tập
- Có thể tự đọc các kiến thức và tự làm các ví dụ minh họa để nâng cao các kỹ năng giải Toán lớp 2 của mình thêm hiệu quả