ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ NHIỄM SẮC THỂ
ÔN THI HỌC SINH GIỎI SINH 9
A. Bài tập có lời giải
Câu 1: Thế nào là nhiễm sắc thể kép và cặp nhiễm sắc thể tương đồng? Phân biệt sự khác nhau giữa nhiễm sắc thể kép và cặp nhiễm sắc thể tương đồng?
- NST kép: gồm 2 crômatit giống hệt nhau và dính với nhau ở tâm động, hoặc có nguồn gốc từ bố hoặc có nguồn gốc từ mẹ.
- Cặp NST tương đồng: gồm 2 NST giống nhau về hình dạng và kích thước, 1 chiếc có nguồn gốc từ bố, 1 chiếc có nguồn gốc từ mẹ.
- Sự khác nhau:
NST kép | Cặp NST tương đồng |
- Chỉ là gồm 2 crômatit dính với nhau ở tâm động | - Gồm 2 NST tương đồng |
- Chỉ có 1 nguồn gốc: hoặc từ bố hoặc từ mẹ. | - Có 2 nguồn gốc: 1 từ bố, 1 từ mẹ |
- 2 crômatit hoạt động như 1 thể thống nhất | - 2 NST của cặp tương đồng hoạt động độc lập với nhau |
Câu 2: Cấu trúc nào là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào? Cơ chế ổn định vật chất đó qua các thế hệ khác nhau của tế bào và cơ thể?
Cấu trúc nào là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào? Cơ chế ổn định vật chất đó qua các thế hệ khác nhau của tế bào và cơ thể?
* Vật chất di truyền ở cấp độ tế bào là nhiễm sắc thể.
* Cơ chế ổn định vật chất đó qua các thế hệ khác nhau của tế bào và cơ thể
- Đối với loài sinh sản hữu tính:
+ Qua các thế hệ khác nhau của tế bào trong cùng một cơ thể, bộ nhiễm sắc thể được duy trì ổn định nhờ cơ chế nguyên phân.
Sự kiện chính là là sự nhân đôi nhiễm sắc thể ở kì trung gian và sự phân li đồng đều nhiễm sắc thể ở kì sau đảm bảo hai tế bào con sinh ra có bộ nhiễm sắc thể giống hệt mẹ.
+ Qua các thế hệ khác nhau của cơ thể bộ nhiễm sắc thể được duy trì ổn định nhờ sự kết hợp của ba cơ chế nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
Các sự kiện quan trọng nhất là sự nhân đôi, phân li và tổ hợp nhiễm sắc thể trong nguyên phân và giảm phân, sự tổ hợp các nhiễm sắc thể tương đồng có nguồn gốc từ bố và mẹ trong thụ tinh ( giảm phân tạo giao tử có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n), thụ tinh khôi phục lại bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n).
- Đối với loài sinh sản sinh dưỡng: bộ nhiễm sắc thể được duy trì ổn định qua các thế hệ khác nhau của tế bào và qua các thế hệ khác nhau của cơ thể đều nhờ cơ chế nguyên phân.
Sự kiện chính là là sự nhân đôi nhiễm sắc thể ở kì trung gian và sự phân li đồng đều nhiễm sắc thể ở kì sau đảm bảo hai tế bào con sinh ra có bộ nhiễm sắc thể giống hệt mẹ.
Câu 3: So sánh nguyên phân và giảm phân?
Giống nhau:
- Đều là quá trình phân bào gián phân.
- Đều có sự nhân đôi NST, NST tập trung ở mặt phẳng xích đạo và phân li về 2 cực của tế bào
- Sao chép DNA trước khi vào phân bào
- Đều phân thành 4 kỳ
- Sự phân đều mỗi loại NST về các tế bào con
- Màng nhân và nhân con biến mất cho đến gần cuối
- Hình thành thoi vô sắc.
- Đều là cơ chế duy trì sự ổn định đặc trưng bộ NST lưỡng bội qua các thế hệ cơ thể.
Khác nhau:
Nguyên phân | Giảm phân |
Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào mẹ giao tử | Xảy ra ở tế bào sinh dục (2n) thời kỳ chín |
Một lần phân bào NST nhân đôi 1 lần | Hai lần phân bào NST nhân đôi 1 lần |
Không có sự tiếp hợp NST | Có sự tiếp hợp NST |
Kỳ giữa NST xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo | Kỳ giữa NST xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo (GP I) |
Kỳ sau có sự phân chia đồng đều bộ NST về 2 TB con | Phân ly 2 NST kép cùng cặp tương đồng |
Kỳ cuối, mỗi TB con nhận được 2 NST đơn | Mỗi TB con nhận được n NST kép |
Kết quả: Từ 1 TB sinh dưỡng (2n) qua nguyên phân hình thành 2 TB con có bộ NST (2n) giống hệt mẹ | Từ 1 TB sinh dục (2n) qua giảm phân hình thành 4 TB con có bộ NST (n) đơn bội |
Câu 4: Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam : nữa lại xấp xỉ 1:1? Nói rằng, người mẹ quyết định giới tính của con là đúng hay sai? Tại sao?
a.- Cơ chế xác định giới tính ở người: Tính đực, cái được quy định bởi các cặp nhiễm sắc thể giới tính. Sự tự nhân đôi, phân li và tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể giới tính trong phát sinh giao tử là cơ chế xác định giới tính. Trong phát sinh giao tử, cặp nhiễm sắc thể XY phân li tạo ra 2 loại tinh trùng X và Y có số lượng ngang nhau. Qua thụ tinh hai loại tinh trùng này với trứng X tạo ra 2 loại tổ hợp XX và XY có số lượng ngang nhau. Do đó tỉ lệ nam nữ xấp xỉ 1:1.
-->Trên qui mô lớn, tỉ lệ nam/nữ xấp xỉ 1:1
- Nói người mẹ quyết định giới tính của con là sai, vì giao tử mang NST Y để tạo hợp tử XY (phát triển thành con trai) được hình thành từ người bố.
Câu 5: Một bạn học sinh nói rằng: bố mẹ truyền cho con mình các tính trạng đã hình thành sẵn. Bằng kiến thức đã học, hãy cho biết ý kiến trên có đúng hay không? Giải thích?
- Nói bố mẹ truyền cho con tính trạng đã hình thành sẵn là sai.
- Vì: Bố mẹ chỉ truyền cho con kiểu gen qui định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường. Kiểu gen tương tác với môi trường để hình thành kiểu hình (tính trạng).
Câu 6: Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật. Trình bày cơ chế của tính đặc trưng và ổn định của bộ NST ở các loài sinh sản hữu tính?
- Tính đặc trưng: Bộ NST trong TB của mỗi loài SV được đặc trưng bởi số lượng, hình dạng, cấu trúc.
Cho ví dụ về: Số lượng, hình dạng, cấu trúc.
- Cơ chế: Bộ NST đặc trưng của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ sự kết hợp giữa 3 cơ chế: NP- GP- Thụ tinh:
+ Qua GP : Bộ NST phân li dẫn đến hình thành các giao tử đơn bội.
+ Trong thụ tinh: Sự kết hợp giữa các giao tử 2n trong các hợp tử.
+ Qua NP: Hợp tử phát triển thành cơ thể trưởng thành. Trong NP có sự kết hợp giữa nhân đôi và phân đôi NST về 2 cực TB bộ NST 2n được duy trì ổn định từ thế hệ TB này sang thế hệ TB khác của cơ thể.
Câu 7: Hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa quá trình phát sinh giao tử đực và phát sinh giao tử cái ở động vật?
Giống nhau:
- Các TB mầm đều thực hiện NP.
Noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc1 đều thực hiện GP để cho giao tử.
Khác nhau:
Phát sinh giao tử cái.
| Phát sinh giao tử đực.
|
Câu 8: Nêu tóm tắt các cơ chế của hiện tượng di truyền bằng cách hoàn thành bảng sau:
CƠ SỞ VẬT CHẤT | CƠ CHẾ | HIỆN TƯỢNG |
CẤP PHÂN TỬ: AND | AND => ARN => Pr | Tính đặc thù của Pr |
CẤP TẾ BÀO: NST | Nhân đôi => Phân li => Tổ hợp NP => GP => Thụ tinh | Bộ NST đặc trưng của loài Con giống hệt mẹ |
Câu 9: Thế nào là hiện tượng di truyền liên kết? Ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống?
Hiện tượng di truyền liên kết: Di truyền liên kết là: hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào.
Ý nghĩa của liên kết hoàn toàn:
- Nhiều nhóm gen quý cùng nằm trên NST thì di truyền cùng nhau tạo nên nhóm tính trạng tốt giúp cho sự ổn định loài.
- Trong công nghiệp chọn giống, chuyển các gen có lợi cùng trên 1 NST để tạo được các giống như mong muốn nhằm tăng nang suất và hiệu quả kinh tế.
...
-(Nội dung đầy đủ phần bài tập có lời giải chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
B. Bài tập tự giải
I/ Nguyên phân
- Bảng khái quát về số NST, số crômatit và số tâm động trong mỗi tế bào trong dựa trên lí thuyết về biến đổi và hoạt động của NST trong nguyên phân:
Kì
Cấu trúc |
Trung gian |
Đầu |
Giữa |
Sau | Cuối | |
TB chưa tách | TB đã tách | |||||
Số NST Trạng thái NST | 2n kép | 2n kép | 2n kép | 4n đơn | 4n đơn | 2n đơn |
Số crômatit | 4n | 4n | 4n | 0 | 0 | 0 |
Số tâm động | 2n | 2n | 2n | 4n | 4n | 2n |
2. Tính số lần nguyên phân, số TB con được tạo ra, số NST môi trường cung cấp cho các TB nguyên phân và số NST có trong các TB con được tạo ra sau nguyên phân.
a. Nếu có 1 tế bào mẹ (2n) tiến hành nguyên phân x lần, thì:
- Số TB con được tạo ra sau nguyên phân = 2x
- Số NST có trong các TB con = 2x. 2n
- Số NST môi trường cung cấp cho TB nguyên phân = ( 2x -1).2n
b. Nếu có a tế bào mẹ (2n) tiến hành nguyên phân x lần bằng nhau, thì:
- Số TB con được tạo ra sau nguyên phân = a.2x
- Số NST có trong các TB con = a .2x. 2n
- Số NST môi trường cung cấp cho TB nguyên phân = ( 2x -1).a.2n
3. Số tế bào con từng xuất hiện trong quá trình nguyên phân:
- Tổng số tế bào từng xuất hiện trong quá trình nguyên phân: a. (2x+1 -1)
- Tổng số tế bào con từng xuất hiện trong quá trình nguyên phân: a. (2x+1 - 2)
4. Số thoi vô sắc hình thành trong nguyên phân: (2x – 1) . a
II/ Giảm phân
1. Tính số TB con và số NST trong các TB con được tạo ra sau giảm phân.
Qua giảm phân:
- Mỗi tinh bào bậc I qua giảm phân tạo ra 4 giao tử đực ( tinh trùng) đều có chứa n NST.
- Mỗi noãn bào bậc I qua giảm phân tạo ra 1 giao tử cái ( trứng) và 3 thể định hướng ( thể cực) đều có chứa n NST.
- Số tinh trùng được tạo ra = số tế bào sinh tinh x 4
- Số trứng được tạo ra = số tế bào sinh trứng
- Số thể định hướng = số tế bào sinh trứng x 3
- Số NST trong mỗi loại giao tử ( hoặc trong các thể định hướng) được tạo ra = số lượng mỗi loại TB trên nhân với n NST.
2. Tính số hợp tử được tạo thành và hiệu suất thụ tinh của giao tử:
- Số hợp tử = Số trứng thụ tinh = Số tinh trùng thụ tinh.
- Hiệu suất thụ tinh( HSTT) của giao tử một giới nào đó là tỉ lệ giữa số giao tử giới đó được thụ tinh so với tổng số giao tử của giới đó tham gia vào quá trình thụ tinh.
+ HSTT của trứng = (Số trứng được thụ tinh : tổng số trứng tham gia thụ tinh) x 100%.
+ HSTT của tinh trùng = (Số tinh trùng được thụ tinh : tổng số tinh trùng tham gia thụ tinh) x 100%.
3. Tính số NST cùng trạng thái trong 2 giai đoạn của giảm phân:
Kì
Lần phân bào |
Trung gian |
Đầu |
Giữa |
Sau | Cuối |
TB đã tách | |||||
Lần phân bào 1 | 2n kép | 2n kép | 2n kép | 2n kép | n kép |
Lần phân bào 2 | n kép | n kép | n kép | 2n đơn | n đơn |
Bài 1: Ở ruồi giấm: Cặp NST số 1 và số 3 mỗi cặp chứa 1 cặp gen dị hợp, cặp NST số 2 chứa 2 cặp gen dị hợp, cặp NST số 4 là cặp NST giới tính.
- Hãy viết kí hiệu bộ NST ruồi giấm cái.
- Khi có giảm phân bình thường, không có hiện tượng trao đổi đoạn sẽ tạo ra bao nhiêu loại giao tử? Viết ký hiệu?
-(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Ôn tập chuyên đề nhiễm sắc thể ôn thi học sinh giỏi Sinh học 9 năm 2020. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây: