Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch sử 9 năm 2020 Trường THCS Hồng Thạnh

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SỬ 9 GIỮA KÌ 1 NĂM 2020 TRƯỜNG THCS HỒNG THẠNH

 

Câu 1. Công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh ở Liên Xô đã đạt được kết quả gì?

Tình hình LX sau chiến tranh (hoàn cảnh):

- Khó khăn:

+ Chịu tổn thất nặng nề do chiến tranh thế giới 2 gây ra.

+ Bên ngoài, các nước đế quốc phát động “Chiến tranh lạnh” bao vây về kinh tế, cô lập về chính trị.... chống LX và các nước XHCN khác.

- Thuận lợi: Dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước LX, nhân dân đã hoàn toàn tin tưởng vào Đảng, cùng lao động quên mình để xây dựng lại đất nước.

Thành tựu:

Ngay từ đầu những năm 1946, Đảng và nhà nước Xô Viết đã đề ra kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế đất nước với kế hoạch 5 năm lần thứ 4 (1946-1950)

- Kết quả là kế hoạch 5 năm lần 4 hoàn thành thắng lợi vượt mức trước thời hạn 9 tháng

- Năm 1950, sản xuất công nghiệp tăng 73% một số nghành sản xuất nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh.

- Đời sống nhân dân được cải thiện

- Năm 1949, Liện Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền hạt nhân của Mĩ

Câu 2. Trình bày những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô từ 1950 đến những năm 70 của TK XX.

a. Hoàn cảnh:

- LX luôn bị các nước tư bản phương Tây chống phá về kinh tế, chính trị, quân sự.

Phải chịu chi phí lớn cho quốc phòng để bảo vệ an ninh và thành quả của CNXH.

- Biện pháp:  Thực hiện các kế hoạch dài hạn, phương hướng là tiếp tục ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, đẩy mạnh tiến bộ KH-KT, tăng cường sức mạnh quốc phòng

b. Thành tựu cơ bản:

-  Kinh tế: Công nghiệp: sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm tăng 9,6%, là cường quốc đứng thứ 2 trên TG. Giữa thập niên 70 chiếm gần 20% tổng sản lượng công nghiệp thế giới.

- Thành tựu KH-KT

+ Là nước mở đầu kỉ nguyêan chinh phục vũ trụ của con người.

+ 1957 phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào khoảng không của vũ trụ, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người

+ 1961, phóng con tàu  “phương Đông” đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin bay vòng quanh trái đất, cũng là nước dẫn đầu thế giới về những chuyến bay dài ngày trong vũ trụ…

- Đối ngoại: Chủ trương duy trì hòa bình thế giới, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước. Tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập tự do cho các dân tộc bị áp bức. LX trở thành chỗ dựa vững chắc của hòa bình và cách mạng thế giới

c. Ý nghĩa

- Đối với LX: Đời sống vật chất và tinh thần nhân dân được ổn định và dần đc nâng cao. Vị thế của LX thời kì này là vị thế của một cường quốc, có vị trí quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế.

- Đối với quốc tế:

+ Tác động đến phong trào chống chủ nghĩa thực dân của các nước khác trên thế giới.

+ LX trở thành đối trọng với Mĩ, làm đảo lộn chiến lược toàn cấu của Mĩ....

+ LX có điều kiện giúp đỡ các nước XHCN và các nước nhược tiểu khác xây dựng đất nước....

Câu 3.Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu

- Hoàn cảnh lịch sử và quá trình ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu: Những năm 1944-1945, lợi dụng thời cơ Hồng quân Liên Xô tiến quân truy kích quân đội phát xít Đức qua lãnh thổ Đông Âu, nhân dân và các lực lượng vũ trang các nước Đông Âu đã nổi dậy phối hợp với Hồng quân tiêu diệt bọn phát xít, giành chính quyền, thành lập các nước dân chủ nhân dân (từ cuối năm 1944 đến năm 1946).

- Trong thời kì 1945-1949, các nước Đông Âu hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân mà ngày nay thường gọi là cách mạng dân tộc dân chủ:

+ Xây dựng bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân.                

+ Tiến hành cải cách ruộng đất.

+ Quốc hữu hoá các xí nghiệp lớn của chủ tư bàn                    

+ Ban hành các quyền tự do dân chủ.

→ Lịch sử các nước Đông Âu đã sang một trang mới.

Câu 4. Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa

- Những cơ sở để hình thành sự hợp tác về chính trị và kinh tế giữa Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

+ Đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo, lấy chủ nghĩa Mác- Lê-nin làm nền tảng tư tưởng.

+ Đều có mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

- Với sự ra đời của Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) năm 1949 và Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va (1955) đã hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa.

Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) ra đời nhằm đẩy mạnh sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa và đánh dấu sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa.

- Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va: là liên minh mang tính chất phòng thủ về quân sự và chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, nhằm bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, góp phần to lớn trong việc duy trì nền hòa bình, an ninh của châu Âu và thế giới.

Câu 5. Sự khủng hoảng và tan rã của Liên Bang Xô Viết

- Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ đã mở đầu cho cuộc khủng hoảng về nhiều mặt của thế giới, đòi hỏi các nước phải có những cải cách về kinh tế và chính trị - xã hội. Tuy nhiên, ban lãnh đạo Liên Xô không tiến hành các cải cách cần thiết về kinh tế - xã hội; không khắc phục những khuyết điểm làm trở ngại sự phát triển của đất nước.

- Đầu những năm 80, Liên Xô lâm vào khủng hoảng toàn diện:

+ Kinh tế:

- Công nghiệp trì trệ, nông nghiệp sa sút.

- Hàng hoá, lương thực, thực phẩm khan hiếm.

+ Chính trị - xã hội: Những vi phạm về pháp chế, thiếu dân chủ, các tệ nạn quan liêu, tham nhũng ngày càng trầm trọng.

→ Đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện.

→ Goóc-ba-chốp đề ra đường lối cải cách năm 1985.

- Nội dung công cuộc cải tổ của Goóc-ba-chốp:

+ Về chính trị: Thực hiện chế độ tổng thống, đa nguyên về chính trị, xoá bỏ chế độ một Đảng.

+ Về kinh tế: Thực hiện nền kinh tế thị trường nhưng trong thục tế chưa thực hiện được.

- Thực chất:

+ Từ bỏ, phá vỡ chủ nghĩa xã hội.

+ Làm cho nền kinh tế thêm suy sụp, kéo theo sự rối loạn về chính trị và xã hội.

- Cuộc đảo chính ngày 19-8-1991 thất bại, đưa lại hậu quả nghiêm trọng cho đất nước Xô Viết, Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động.

- 11 nước cộng hoà tách khỏi Liên bang, Liên bang Xô Viết tan rã.
(Đó là Liên bang Nga và các nước cộng hoà U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a, Ca-dắc- xtan, Môn-đô-va, Ác-mê-ni-a, A-déc-bai-gian, Tuốc-mê-ni-xtan, U-dơ-bê-ki-xtan và Tát-gi-ki-xtan)

- Ngày 25-12-1991, Tổng thống Goóc-ba-chốp từ chức, chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sau 74 năm tồn tại.

Câu 6. Cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu

- Từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX, các nước Đông Âu lâm vào khủng hoảng toàn diện về kinh tế và chính trị; bắt đầu từ Ba Lan rồi lan sang các nước Đông Âu và lên đến đỉnh cao vào năm 1988.

- Những nhà lãnh đạo đất nước quan liêu, bảo thủ, tham nhũng.

 Bị các nước đế quốc bên ngoài kích động, quần chúng biểu tình, đòi thi hành cải cách kinh tế chính trị, thực hiện chế độ đa nguyên về chính trị, tổng tuyển cử tự do. Đảng và nhà nước các nước Đông Âu phải chấp nhận những yêu cầu trên.

- Kết quả: Các thế lực chống Chủ nghĩa xã hội thắng cử lên nắm chính quyền. Cuối năm 1989 chế độ Xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ hầu hết ở Đông Âu.

Nhận xét:

- Sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã kết thúc sự tồn tại của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới.

- Đây là một tổn thất nặng nề đối với phong trào cách mạng thế giới cũng như đối với các lực lượng tiến bộ và các dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lập, chủ quyền dân tộc, hòa bình ổn định và tiến bộ xã hội.

BÀI 3. Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã diễn ra sôi nổi ở châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh làm cho hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tan rã từng mảng lớn và đi tới sụp đổ hoàn toàn. Có thể phân chia thành ba giai đoạn lớn:

Câu 1. Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX

- Cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc nhằm đập tan hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, nhấn mạnh nơi, khởi đầu là Đông Nam Á, tiêu biểu là các nước Inđônêxia, Việt Nam, Lào thành lập chính quyền cách mạng, tuyên bố độc lập trong năm 1945.

- Phong trào đã lan rộng sang Nam Á và Bắc Phi, nhiều nước đã giành được độc lập.

-  Năm 1960 được gọi là “Năm Châu Phi”: 17 nước tuyên bố độc lập, sau đó nhiều nước được trao trả độc lập.

- Ở Mĩ Latinh, ngày 1-1-1959, cách mạng Cu Ba thành công, chế độ độc tài thân Mĩ bị lật đổ.

- Tới giữa những năm 60, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc thực dân về cơ bản đã bị sụp đổ. Lúc này, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc chỉ còn tồn tại ở các nước thuộc địa của Bồ Đào Nha và ở miền Nam Châu Phi.

Câu 2. Giai đoạn từ những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX

- Tiêu biểu là phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích, Ghi-nê Bít-xao đấu tranh nhằm lật đổ ách thống trị của Bồ Đào Nha.

- Sự tan rã các thuộc địa của Bồ Đào Nha là một thắng lợi quan trọng của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.

Câu 3. Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX

- Nội dung chủ yếu của giai đoạn này là đấu tranh nhằm xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (hay còn gọi là chế độ A-pác-thai). Cộng hoà Nam Phi, Dim-ba-bu-ê và Na-mi-bi-a là những nơi mà chế độ phân biệt chủng tộc đã từng tồn tại, nhân dân các nước Nam Phi đã đứng lên đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc.

- Sau nhiều năm đấu tranh bền bỉ và gian khổ, người da đen đã giành được thắng lợi thông qua các cuộc bầu cử với việc thành lập chính quyền của người da đen. Đó là một thắng lợi có ý nghĩa lịch sử.

- Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc bị sụp đổ hoàn toàn. Lịch sử các dân tộc Á, Phi, Mĩ Latinh đã bước sang chương mới với nhiệm vụ to lớn là củng cố nền độc lập, xây dựng và phát triển đất nước nhằm khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu kéo dài từ bao đời nay

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch sử 9 năm 2020 Trường THCS Hồng Thạnh. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh lớp ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?