CÁCH PHÂN LOẠI, GỌI TÊN, VIẾT CÔNG THỨC HÓA HỌC HỢP CHẤT VÔ CƠ
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT, PHƯƠNG PHÁP GIẢI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG
1. Oxit
Oxit: là hợp chất của oxi với một nguyên tố khác.
- Oxit bazơ: Là những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
VD: FeO, Na2O, CaO…
- Oxit axit: là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
Tiền tố: 1-Mono, 2-đi, 3-tri, 4- tetra, 5-penta, 6-hexa, 7-hepta
VD: P2O5, CO2, SO2…
- Oxit lưỡng tính: là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
VD: Al2O3, ZnO…
- Oxit trung tính: còn được gọi là oxit không tạo muối là những oxit không tác dụng với axit, bazơ, nước.
VD: CO, NO…
- Gọi tên oxit:
- Oxit của oxi với một nguyên tố kim loại: Tên kim loại (kèm hoá trị nếu nhiều hoá trị) + Oxit
- Oxit của phi kim với một nguyên tố phi kim: Tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim + tên phi kim + tiền tố chỉ số nguyên tử oxi + Oxit
2. Bazơ
Bazơ: là hợp chất mà phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit.
CTTQ: M(OH)n
VD: Fe(OH)2, NaOH, Ca(OH)2….
- Gọi tên bazơ: Tên kim loại (kèm hoá trị nếu nhiều hoá trị) + Hidroxit
3. Axit
Axit: là hợp chất mà phân tử gồm có 1 hay nhiều nguyên tử hidro liên kết với gốc axit.
CTTQ: HnA
VD: H2SO4, H2SO3, HCl
- Gọi tên axit
- Axit nhiều oxi: Axit + tên phi kim + ic
VD: H2SO4 → Axit Sunfuric
- Axit không có oxi: Axit +tên phi kim + Hidric
VD: HCl Axit clohidric
- Axit ít oxi: Axit +tên phi kim + ơ
VD: H2SO3 → Axit Sufurơ
---(Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Bài 1: Oxit là:
A. Hợp chất của oxi với một nguyên tố hoá học khác.
B. Đơn chất của oxi với một nguyên tố hoá học khác.
C. Hợp chất của oxi với một kim loại.
D. Đơn chất của oxi với một phi kim.
Bài 2: Oxit bazơ là:
A. Hợp chất của oxi với một nguyên tố hoá học khác.
B. Đơn chất của oxi với một nguyên tố hoá học khác.
C. Hợp chất của oxi với một phi kim.
D. Là oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
Bài 3: Tiêu chí để xếp một oxit thuộc oxit axit, oxit bazơ, oxit trung tính là:
A. Loại nguyên tố (kim loại, phi kim) kết hợp với oxi.
B. Khả năng tác dụng với axit và kiềm.
C. Hoá trị của nguyên tố kết hợp với oxi.
D. Độ tan trong nước.
Bài 4: Thành phần chính của vôi sống có công thức hoá học là:
A. CaO B. Ca(OH)2 C. CaSO4 D. CaCO3
Bài 5: Chọn dãy chất đều là oxit axit:
A. CaO, K2O, Na2O, BaO B. CO2, SO3, P2O5, N2O5
C. CO, CaO, MgO, NO D. CO, SO3, P2O5, NO
Bài 6: Chọn dãy chất đều là oxit:
A. NaCl, CaCl2, MgCl2, FeCl2 B. NaOH, Ca(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)2
C. Na2O, CaO, MgO, FeO D. Na, Ca, Mg, Fe
Bài 7: Một hợp chất oxit của sắt có thành phần về khối lượng nguyên tố sắt so với oxi là 7:3. Vậy hợp chất đó có công thức hoá học là:
A. Fe2O3 B. FeO C. Fe3O4 D. Fe(OH)2
Bài 8: Cho 140kg vôi sống có thành phần chính là CaO tác dụng với nước thu được Ca(OH)2. Biết vôi sống có 20% tạp chất không tác dụng với nước. Vậy lượng Ca(OH)2 thu được là:
A. 144kg B. 147kg C. 148kg D. 140kg
Bài 9: Muối ăn hằng ngày có có công thức hoá học là:
A. NaCl B. KCl C. CaCl2 D. BaCl2
Bài 10: Dung dịch axit clohidric tác dụng với sắt tạo thành:
A. Sắt (II) clorua và khí hidro B. Sắt (III) clorua và khí hidro
C. Sắt (II) sunfua và khí hidro D. Sắt (II) clorua và nước
Đáp án và hướng dẫn giải
1. A | 2. D | 3. B | 4. A | 5. B |
6. C | 7. A | 8. C | 9. A | 10. A |
Bài 1. Oxit là hợp chất của oxi với một nguyên tố hóa học khác.
⇒ Chọn A
Bài 2. Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
Ví dụ: CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
⇒ Chọn D
Bài 3. Dựa vào khả năng tác dụng với axit và kiềm mà có thể chia oxit thành:
- oxit axit: là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo muối và nước.
- oxit bazơ: là những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo muối và nước.
- oxit trung tính: là những oxit không tác dụng với axit, bazơ và nước.
⇒ Chọn B
Bài 4. Thành phần chính của vôi sống: CaO
⇒ Chọn A
Bài 5: Oxit axit là hợp chất của oxi với một nguyên tố phi kim.
Oxit axit có những tính chất hóa học: tác dụng với nước, oxit bazơ, bazơ.
A và C sai do CaO, K2O, Na2O, BaO, MgO là oxit bazơ.
D sai do CO là oxit trung tính (oxit không tác dụng với axit, bazơ và nước).
⇒ Chọn B
Bài 6: Oxit là hợp chất của oxi với một nguyên tố khác.
⇒ Chọn C.
Bài 7:
Gọi công thức oxit sắt cần tìm là FexOy.
Theo bài ta có: mFe : mO = 7 : 3
Ta coi mFe = 7 gam; mO = 3 gam.
Khi đó:
nFe = 7 : 56 = 0,125 mol; nO = 3 : 16 = 0,1875 mol
⇒ mCa(OH)2 = 2.(40+17.2) = 148kg
⇒ nFe : nO = x : y = 0,125 : 0,1875 = 2 : 3
Vậy oxit sắt cần tìm là Fe2O3
⇒ Chọn A.
Bài 8:
Vôi sống có 20% tạp chất.
→ \( \to nCaO = \frac{{140.80}}{{100.(40 + 16)}} = 2\,\,kmol\)
Vì CaO + H2O → Ca(OH)2
Nên nCaO = nCa(OH)2 = 2 kmol
⇒ mCa(OH)2 = 2.(40+17.2) = 148kg
⇒ Chọn C.
Bài 9: Muối ăn hàng ngày có công thức hóa học là NaCl ⇒ Chọn A.
Bài 10:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
⇒ Chọn A.
...
Trên đây là nội dung trích dẫn Cách phân loại, gọi tên, viết công thức hóa học hợp chất vô cơ môn Hóa học 9 năm 2020-2021, để theo dõi nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Ngoài ra các em học sinh có thể thử sức mình với hình thức thi trắc nghiệm online tại đây:
- Đề thi HK1 môn Hóa học 9 năm 2019-2020 Trường THCS Văn Nhân
- Đề thi HK1 môn Hóa học 9 năm học 2018 - 2019 Trường THCS An Ngãi Trung (2 đề)
Chúc các em học tập thật tốt!