TRƯỜNG THCS NGUYỄN CƯỜNG | ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 9 NĂM HỌC 2019 - 2020 |
Câu 1: Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần:
A. Na , Mg , Zn
B. Al , Zn , Na
C. Mg , Al , Na
D. Pb , Al , Mg
Câu 2: Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần:
A. K , Al , Mg , Cu , Fe
B. Cu , Fe , Mg , Al , K
C. Cu , Fe , Al , Mg , K
D. K , Cu , Al , Mg , Fe
Câu 3: Từ Cu và hoá chất nào dưới đây để điều chế được CuSO4 ?
A. MgSO4
B. Al2(SO4)3
C. H2SO4 loãng
D. H2SO4 đặc , nóng
Câu 4: Có một mẫu dung dịch MgSO4 bị lẫn tạp chất là ZnSO4 , có thể làm sạch mẫu dung dịch này bằng kim loại
A.Zn B.Mg C.Fe D.Cu
Câu 5: Để làm sạch một mẫu đồng kim loại có lẫn sắt kim loại và kẽm kim loại có thể ngâm mẫu đồng vào dung dịch
A. FeCl2 dư B.ZnCl2 dư C.CuCl2 dư D. AlCl3 dư
Câu 6: Dung dịch ZnCl2 có lẫn tạp chất CuCl2, kim loại làm sạch dung dịch ZnCl2 là:
A.Na B.Mg C.Zn D.Cu
Câu 7: Dãy kim loại tác dụng được với dung dịch Cu(NO3)2 tạo thành Cu kim loại:
A. Al , Zn , Fe
B. Zn , Pb , Au
C. Mg , Fe , Ag
D. Na , Mg , Al
Câu 8: Có một mẫu Fe bị lẫn tạp chất là nhôm, để làm sạch mẫu sắt này bằng cách ngâm nó với
A. Dung dịch NaOH dư
B. Dung dịch H2SO4 loãng
C. Dung dịch HCl dư
D. Dung dịch HNO3 loãng .
Câu 9: Kim loại nào dưới đây làm sạch được một mẫu dung dịch Zn(NO3)2 lẫn Cu(NO3)2 và AgNO3 ?
A.Zn B.Cu C.Fe D.Pb
Câu 10: Có 4 kim loại X, Y, Z, T đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học. Biết Z và T tan trong dung dịch HCl, X và Y không tan trong dung dịch HCl , Z đẩy được T trong dung dịch muối T, X đẩy được Y trong dung dịch muối Y. Thứ tự hoạt động hóa học của kim loại tăng dần như sau:
A. T, Z, X, Y
B. Z, T, X, Y
C. Y, X, T, Z
D. Z, T, Y, X
Câu 11: Cho 4,8 gam kim loại M có hóa trị II vào dung dịch HCl dư , thấy thoát ra 4,48 lít khí hidro (ở đktc). Vậy kim loại M là
A.Ca B.Mg C.Fe D.Ba
Câu 12: Hiện tượng gì xảy ra khi cho 1 thanh đồng vào dung dịch H2SO4 loãng?
A. Thanh đồng tan dần , khí không màu thoát ra
B. Thanh đồng tan dần , dung dịch chuyển thành màu xanh lam
C. Không hiện tượng
D. Có kết tủa trắng .
Câu 13: Hiện tượng xảy ra khi cho 1 lá nhôm vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội:
A. Khí mùi hắc thoát ra
B. Khí không màu và không mùi thoát ra
C. Lá nhôm tan dần
D. Không có hiện tượng
Câu 14: Hiện tượng xảy ra khi cho 1 thanh sắt vào dung dịch H2SO4 đặc nguội:
A. Không có hiện tượng
B. Thanh sắt tan dần
C. Khí không màu và không mùi thoát ra
D. Khí có mùi hắc thoát ra
Câu 15: Cho 5,4 gam nhôm vào dung dịch HCl dư , thể tích khí thoát ra (ở đktc) là:
A.4,48 lít B.6,72 lít C.13,44 lít D.8,96 lít
Câu 16 : Cho 1 lá nhôm vào dung dịch NaOH. Có hiện tượng:
A. Lá nhôm tan dần, có kết tủa trắng
B. Không có hiện tượng
C. Lá nhôm tan dần, có khí không màu thoát ra
D. Lá nhôm tan dần, dung dịch chuyển thành màu xanh lam
Câu 17: Cho 1 thanh đồng vào dung dịch HCl có hiện tượng gì xảy ra?
A. Thanh đồng tan dần, có khí không màu thoát ra
B. Không có hiện tượng
C. Thanh đồng tan dần , dung dịch chuyển thành màu xanh lam
D. Thanh đồng tan dần , dung dịch trong suốt không màu
Câu 18: Có 3 lọ đựng 3 chất riêng biệt Mg , Al , Al2O3 để nhận biết chất rắn trong từng lọ chỉ dùng 1 thuốc thử là
A. Nước
B. Dung dịch HCl
C. Dung dịch KOH
D. Dung dịch H2SO4 loãng .
Câu 19: Cho 10 gam hỗn hợp gồm Al và Cu vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 6,72 lít khí hidrô ( ở đktc ). Phần trăm của nhôm trong hỗn hợp là :
A.81 % B.54 % C.27 % D.40 %
Câu 20: Cùng một khối lượng Al và Zn, nếu được hoà tan hết bởi dung dịch HCl thì
A. Al giải phóng hiđro nhiều hơn Zn
B. Zn giải phóng hiđro nhiều hơn Al
C. Al và Zn giải phóng cùng một lượng hiđro
D. Lượng hiđro do Al sinh ra bằng 2,5 lần do Zn sinh ra .
Câu 21: Hoà tan hoàn toàn 32,5 gam một kim loại M ( hoá trị II ) bằng dung dịch H2SO4 loãng được 11,2 lít khí hiđro (ở đktc). M là
A.Zn B.Fe C.Mg D.Cu
Câu 22: Cho lá đồng vào dung dịch AgNO3 , sau một thời gian lấy lá đồng ra cân lại khối lượng lá đồng thay đổi như thế nào ?
A. Tăng so với ban đầu
B. Giảm so với ban đầu
C. Không tăng, không giảm so với ban đầu
D. Giảm một nửa so với ban đầu
Câu 23: Cho một lá Fe vào dung dịch CuSO4 , sau một thời gian lấy lá sắt ra, khối lượng dung dịch thay đổi như thế nào?
A. Tăng so với ban đầu
B. Giảm so với ban đầu
C. Không tăng, không giảm so với ban đầu
D. Tăng gấp đôi so với ban đầu
Câu 24: Chỉ dùng nước nhận biết được ba chất rắn riêng biệt:
A. Al , Fe , Cu
B. Al , Na , Fe
C. Fe , Cu , Zn
D. Ag , Cu , Fe
Câu 25: Ngâm lá sắt có khối lượng 56gam vào dung dịch AgNO3 , sau một thời gian lấy lá sắt ra rửa nhẹ cân được 57,6 gam . Vậy khối lượng Ag sinh ra là
A.10,8 g B.21,6 g C.1,08 g D.2,16 g
Câu 26: Ngâm 1 lá Zn vào dung dịch CuSO4 sau 1 thời gian lấy lá Zn ra thấy khối lượng dung dịch tăng 0,2 g. Vậy khối lượng Zn phản ứng là
A.0,2 g B.13 g C.6,5 g D.0,4 g
Câu 27: Cho 1 viên Natri vào dung dịch CuSO4, hiện tượng xảy ra:
A. Viên Natri tan dần, sủi bọt khí, dung dịch không đổi màu
B. Viên Natri tan dần,không có khí thoát ra, có kết tủa màu xanh lam
C. Viên Natri tan, có khí không màu thoát ra, xuất hiện kết tủa màu xanh lam
D. Không có hiện tượng .
Câu 28: Nhôm là kim loại
A .dẫn điện và nhiệt tốt nhất trong số tất cả kim loại .
B. dẫn điện và nhiệt đều kém
C. dẫn điện tốt nhưng dẫn nhiệt kèm.
D. dẫn điện và nhiệt tốt nhưng kém hơn đồng .
Câu 29: Người ta có thể dát mỏng được nhôm thành thìa, xoong, chậu, giấy gói bánh kẹo là do nhôm có tính :
A. dẻo B. dẫn điện . C . dẫn nhiệt . D . ánh kim .
Câu 30: Một kim loại có khối lượng riêng là 2,7 g/cm3,nóng chảy ở 660 0C. Kim loại đó là :
A. sắt B . nhôm C. đồng . D . bạc .
Câu 31: Nhôm bền trong không khí là do
A. nhôm nhẹ, có nhiệt độ nóng chảy cao
B. nhôm không tác dụng với nước .
C. nhôm không tác dụng với oxi .
D. có lớp nhôm oxit mỏng bảo vệ .
Câu 32: Kim loại nhôm có độ dẫn điện tốt hơn kim loại:
A. Cu, Ag B. Ag C. Fe, Cu D. Fe
Câu 33: Hợp chất nào của nhôm dưới đây tan nhiều được trong nước ?
A. Al2O3 B. Al(OH)3 C. AlCl3 D. AlPO4
Câu 34: Thả một mảnh nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4 . Xảy ra hiện tượng:
A. Không có dấu hiệu phản ứng.
B. Có chất rắn màu trắng bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần.
C. Có chất rắn màu đỏ bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần.
D. Có chất khí bay ra, dung dịch không đổi màu
Câu 35: Không được dùng chậu nhôm để chứa nước vôi trong, do
A. nhôm tác dụng được với dung dịch axit.
B. nhôm tác dụng được với dung dịch bazơ.
C. nhôm đẩy được kim loại yếu hơn nó ra khỏi dung dịch muối.
D. nhôm là kim loại hoạt động hóa học mạnh
...
Trên đây là nội dung trích dẫn Đề ôn tập HK2 năm 2020 môn Hóa học 9 có đáp án Trường THCS Nguyễn Cường, để theo dõi nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Ngoài ra các em học sinh có thể thử sức mình với hình thức thi trắc nghiệm online tại đây:
Chúc các em học tập thật tốt!