BỘ 200 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN HÓA HỌC 9 NĂM 2020 TRƯỜNG THCS CHƠN THÀNH
1. Chỉ ra các chất có thể cùng tồn tại trong một dung dịch:
a. NaCl, AgNO3 b. CaCl2, Na2CO3 c. K2SO4, BaCl2 d. MgSO4, NaNO3
2. Có thể làm sạch N2 từ hỗn hợp N2, CO2, SO2 bằng cách cho hỗn hợp này đi qua một lượng dư dung dịch:
a. H2SO4 đặc b. NaOH đặc c. CaCl2 d. CuSO4
3. Chỉ dùng dung dịch NaOH có thể phân biệt được cặp kim loại nào trong mỗi cặp kim loại sau:
a. Fe, Cu b. Mg, Fe c. Al, Fe d. Fe, Ag
4. Nung 6,4g Cu ngoài không khí được 6,4g CuO. Hiệu suất của phản ứng là:
a. 100% b. 0% c. 80% d. 60%
5. Chỉ ra điều sai:
a. Na2O là một oxit bazơ c. P2O5 là một oxit axit
b. SO2 là một oxit trung tính d. CH3COOH là một axit yếu
6. Điều khẳng định nào sau đây luôn đúng:
a. Oxit kim loại đều là oxit bazơ.
b. Oxit phi kim luôn là oxit axit.
c. Các oxit bazo đều tan được trong nước tạo thành dung dịch bazơ.
d. Nước vôi trong làm quỳ tím hóa xanh.
7. Pha dung dịch chứa 1g NaOH với dung dịch chứa 1g HCl. Sau phản ứng thu được dung dịch có môi trường:
a. Axit c. Trung tính
b. Bazơ d. Không xác định được vì chưa rõ phản ứng có xảy ra hoàn toàn không.
8. Cho 1g natri tác dụng với 1g clo. Sau phản ứng thu được:
a. 2g NaCl b. 1g NaCl c. 1,5g NaCl d. (2.58,5) : 71 NaCl
9. Đất sét có thành phần hóa học là Al2O3.2SiO2.2H2O. Phần trăm theo khối lượng của nhôm trong đất sét là:
a. 20,93% b. 10,46% c. 24,32% d. 39,53%
10. Pha loãng 4 lít rượu bằng 16 lít nước được một dung dịch có độ rượu:
a. 10o b. 20o c. 25o d. 80o
11. Khối lượng Clo trong 2 tấn nước biển (chứa 5% NaCl) là:
a. 0,06 tấn b. 0,03 tấn c. 0,12 tấn d. 0,1 tấn
12. Đơn chất tác dụng với H2SO4 loãng giải phóng khí là:
a. Cu b. S c. Zn d. Hg
13. Một oxit sắt chứa 30% oxi (về khối lượng), đó là:
a. FeO b. Fe2O3 c. Fe3O4 d. Không xác định được
14. Cặp chất nào dưới đây cho được phản ứng với axit clohidric:
a. Zn, Cu b. Al, Hg c. Na2CO3, AgNO3 d. CaO, NO
15. Thể tích dung dịch HCl 1M cần để trung hòa 80ml dung dịch NaOH 0,5M là:
a. 320ml b. 160ml c. 80ml d. 40ml
16. Phản ứng giữa dung dịch Ba(OH)2 và dung dịch H2SO4 phải xảy ra hoàn toàn, vì:
a. Đây là phản ứng trung hòa c. H2SO4 là axit mạnh
b. Có sự kết tủa của BaSO4 d. Ba(OH)2 là bazo mạnh
17. Chỉ ra dãy gồm toàn oxit axit:
a. CaO, SO2, SO3 c. NO, NO2, CO2
b. P2O5, CO2, SiO2 d. CuO, CO2, CO
18. Mỗi ngày cơ thể người cần trung bình 0,2mg Iốt. Khối lượng dung dịch KI 5% cần để đáp ứng nhu cầu trên là:
a. 0,26mg b. 2,6mg c. 5,2mg d. 13mg
19. Để hòa tan hết 3,6g một oxit sắt FexOy cần 50ml dung dịch HCl 2M. Oxit sắt có công thức là:
a. FeO c. Fe3O4
b. Fe2O3 d. Không xác định được vì thiếu dữ kiện
20. Dãy oxit nào dưới đây tác dụng được với dung dịch HCl:
a. CuO, ZnO, Na2O c. NO, CaO, Al2O3
b. MgO, CO2, FeO d. Fe2O3, CO, CO2
21. Cách sắp xếp nào dưới đây biểu diễn độ hoạt động hóa học giảm dần:
a. K, Al, Mg, Cu, Fe c. K, Mg, Al, Fe, Cu
b. Cu, Fe, Mg, Al, K d. K, Cu, Al, Mg, Fe
22. Có các kim loại sau: Ag, Na, Cu, Al, Fe. Hai kim loại dẫn điện tốt nhất trong số đó lần lượt là:
a. Ag, Al b. Ag, Fe c. Cu, Na d. Ag, Cu
23. Một loại thủy tinh có hàm lượng gồm 75% SiO2, 12% CaO, còn lại là Na2O. Công thức hóa học của thủy tinh này là:
a. Na2O.CaO.6SiO2 c. 6Na2O.CaO.SiO2
b. 10Na2O.3CaO.25SiO2 d. Na2O.3CaO.2SiO2
24. Có một mẫu dung dịch MgSO4 bị lẫn tạp chất là ZnSO4. Có thể làm sạch mẫu dung dịch MgSO4 này bằng kim loại:
a. Zn b. Mg c. Fe d. Cu
25. Khối lượng dung dịch NaOH 10% cần để trung hòa hết 200ml dung dịch HCl 1M là:
a. 40g b. 80g c. 160g d. 200g
26. Chỉ ra các chất tác dụng được với CaCO3:
a. Dung dịch NaCl b. Dung dịch K2SO4 c. Fe(OH)2 d. Dung dịch HCl
27. Để làm sạch mẫu kim loại đồng có lẫn kim loại sắt và kẽm, có thể ngâm mẫu đồng này vào dung dịch:
a. FeCl2 dư b. ZnCl2 dư c. CuCl2 dư d. AlCl3 dư
28. Dung dịch ZnCl2 bị lẫn tạp chất là CuCl2. Có thể làm sạch dung dịch ZnCl2 này bằng kim loại:
a. Zn b. Mg c. Na d. Cu
29. Hiện tượng quan sát được khi thả một cây định sắt vào dung dịch CuSO4 loãng:
a. Cây đinh sắt hóa đỏ, màu xanh của dung dịch đậm dần.
b. Cây đinh sắt hóa đỏ, màu xanh của dung dịch nhạt dần.
c. Cây đinh sắt hóa đỏ, màu xanh của dung dịch không đổi.
d. Cây đinh sắt hóa xanh, dung dịch từ không màu hóa đỏ.
30. Kim loại nào dưới đây có thể tác dụng được với dung dịch Cu(NO3)2 tạo thành Cu kim loại:
a. Al, Zn, Fe b. Zn, Pb, Au c. Mg, Fe, Ag d. Na, Mg, Al
31. Để làm sạch mẫu chì có lẫn kẽm, có thể ngâm mẫu chì này vào lượng dư dung dịch:
a. ZnSO4 b. CuCl2 c. Pb(NO3)2 d. Na2CO3
32. Dữ kiện nào dưới đây cho thấy nhôm hoạt động hóa học mạnh hơn sắt:
a. Al, Fe đều không phản ứng với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.
b. Al có phản ứng với dung dịch kiềm
c. Nhôm đẩy được sắt ra khỏi dung dịch muối sắt
d. Chỉ có sắt bị nam châm hút
33. Hòa tan hoàn toàn 3,25g một kim loại M (hóa trị II) bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). M là:
a. Zn b. Fe c. Mg d. Ca
35. Nguyên tố phổ biến thứ hai trong tự nhiên là:
a. Oxi b. Silic c. Natri d. Clo
36. Trật tự tăng dần tính phi kim nào dưới đây là đúng:
a. P, S, F, Cl b. S, P, Cl, F c. F, Cl, S, P d. P, S, Cl, F
37. Cặp chất nào dưới đây không thể đồng thời tồn tại trong một dung dịch:
a. NaOH, MgSO4 b. KCl, Na2SO4 c. CuCl2, NaNO3 d. ZnSO4, H2SO4
38. Dung dịch axit nào dưới đây không nên chứa trong bình thủy tinh:
a. HCl b. H2SO4 c. HF d. HNO3
39. Nung 200kg CaCO3 được 89,6kg CaO. Hiệu suất của phản ứng đạt:
a. 80% b. 44,8% c. 55,2% d. 20%
40. Khử hoàn toàn 14,4g oxit sắt FexOy bằng CO ở nhiệt độ cao được 11,2g sắt. Công thức oxit sắt trên là:
a. FeO c. Fe3O4
b. Fe2O3 d. Không xác định được.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề cương vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
180. Chất được dùng trong công nghiệp sản xuất xà phòng là:
a. Tinh bột b. Protein c. Chất béo d. Saccarozo
181. Miếng chuối xanh khi gặp dung dịch iot sẽ chuyển sang màu xanh là do:
a. Chuối xanh có chứa xenlulozo c. Chuối xanh có chứa Protein
b. Chuối xanh có chứa tinh bột d. Chuối xanh có chứa glucozo
182. Đốt cháy 6g chất hữu cơ A chỉ thu được 8,8g CO2 và 3,6g H2O. A chứa các nguyên tố:
a. C, H b. C, H, O c. C, H, N d. C, H, O, N
183. Nhai cơm chậm trong miệng thấy có vị ngọt vì:
a. Trong cơm có đường saccarozo
b. Cơm là tinh bột, do xúc tác của enzim trong nước bọt tinh bột bị thủy phân thành glucozo
c. Trong cơm có đường glucozo
d. Trong cơm có tinh bột, tinh bột có vị ngọt.
184. Chỉ ra điều sai khi nói về axit axetic:
a. Có phân tử khối là 60 đ.v.C
b. Tác dụng được với Na, NaOH, Na2CO3, ZnO, C2H5OH
c. Có tính axit mạnh hơn axit cacbonic
d. Đẩy được H2SO4 ra khỏi dung dịch Na2SO4
185. Chất khi bị oxi hóa cung cấp nhiều năng lượng nhất cho cơ thể:
a. Chất béo b. Protein c. Tinh bột d. Đường
186. Các vật dụng bằng sắt trong đời sống đều không phải hoàn toàn là sắt, mà còn lẫn một số kim loại khác. Đó là nguyên nhân khiến các vật dụng này:
a. Bị ăn mòn b. Kém bền c. Dẫn điện tốt d. Dẫn nhiệt tốt
187. Sản phẩm phải có ở một phản ứng trung hòa là:
a. CO2 b. CH4 c. H2O d. NaCl
188. X là hỗn hợp khí gồm metan và etylen. Dẫn 5,6 lít (đktc) hỗn hợp X qua bình brom dư thấy có 3,36 lít khí thoát ra khỏi bình. Phần trăm thể tích etylen trong X là:
a. 40% b. 46,3% c. 60% d. 53,97%
189. Khối lượng Brom phản ứng vừa đủ với 3,36 lít khí etylen (đktc) là:
a. 12g b. 24g c. 36g d. 48g
190. Hiện tượng mái tôn bị gỉ sét là:
a. Sự ăn mòn kim loại c. Phản ứng thủy phân
b. Phản ứng trung hòa d. Phản ứng este hóa
191. Không được dùng nồi nhôm để nấu xà phòng vì:
a. Phản ứng không xảy ra c. Nhôm tác dụng được với dung dịch kiềm
b. Nhôm là kim loại có tính khử mạnh d. Chất béo phản ứng được với nhôm
192. Có thể nhận ra tinh bột bằng thuốc thử:
a. Quỳ tím b. Phenolphtalein c. AgNO3/NH3 d. Dung dịch iot
193. Người ta dùng 50 gam dung dịch NaOH 40% để hấp thụ hoàn toàn 11,2lít khí CO2 (đktc). Muối nào được tạo thành sau phản ứng?
a. Na2CO3 c. NaHCO3
b. Na2CO3 và NaHCO3 d. Na2HCO3
194. Sản phẩm nhiệt phân các muối cacbonat là:
a. CO2 b. CO c. H2O d. CaO
195. Chất có tính tẩy màu mạnh là:
a. Nước vôi trong b. Giấm ăn c. Nước Giaven d. Dầu hỏa
196. Cần phải điều chế một lượng muối đồng sunfat. Phương pháp nào sau đây gây tốn kém axit nhất:
a. Cho H2SO4 loãng tác dụng với CuO
c. Cho H2SO4 loãng tác dụng với Cu(OH)2
b. Cho H2SO4 đặc tác dụng với Cu
d. Cho H2SO4 loãng tác dụng với CuCO3
197. Nguyên tố mà nguyên tử có 6 proton, 6 electron, 2 lớp e, 4e lớp ngoài cùng là:
a. Li b. N c. Si d. C
198. Những nguyên tố mà nguyên tử có 7e lớp ngoài cùng là:
a. F, I b. O, S c. N, P d. Mg, Ca
199. Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 19, thuộc chu kì 4, nhóm I. Điều đúng khi nói về A:
a. A có 19 proton, 19 electron, 1 lớp electron, 4 electron lớp ngoài cùng
b. A có 19 proton, 19 electron, 4 lớp electron, 1 electron lớp ngoài cùng
c. A có 19 notron, 1 lớp electron, 4 electron lớp ngoài cùng
d. A có 19 notron, 4 lớp electron, 1 electron lớp ngoài cùng
200. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo nguyên tắc:
a. Theo chiều tăng dần của nguyên tử khối
b. Theo chiều tăng dần của số lớp electron
c. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử
d. Theo chiều tăng dần của số electron lớp ngoài cùng
...
Trên đây là nội dung trích dẫn Bộ 200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập môn Hóa học 9 năm 2020 Trường THCS Chơn Thành, để theo dõi nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Ngoài ra các em học sinh có thể thử sức mình với hình thức thi trắc nghiệm online tại đây:
Chúc các em học tập thật tốt!