Bộ đề ôn tập Chương 2 môn Hóa học 9 năm 2020 Trường THCS Hòn Đất

TRƯỜNG THCS HÒN ĐẤT

BỘ ĐỀ ÔN TẬP CHƯƠNG 2

MÔN HÓA HỌC 9

NĂM HỌC 2019 - 2020

 

Câu 1. Một người thợ bạc đã làm lẫn Zn và Fe vào Ag. Để thu được Ag tinh khiết thì người ta dùng dung dịch nào sau đằv?

A. Dung dịch AgNO3   

B. Dung dịch Fe(N03)2 

C. Dung dịch H2SO4 loãng   

D. Cả A, C đều đúng

Câu 2. Cho sơ đồ phản ứng. Hỏi A có thể là chất nào sau đây? A+HCl⟶MgCl2+…

A. Mg             

B. MgO          

C. MgCO3      

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 3. Kim loại nào sau đây có tính dẻo lớn nhất?

A. Al              

B. Cu             

C. Ag              

D. Au

Câu 4. Hòa tan lượng dư bột nhôm vào 180 ml dung dịch HCl 1M đến khi phản ứng kết thúc, thu được 1,512 lít hiđro (đktc). Hiệu suất phản ứng là:

A. 70%   

B. 75% 

C. 80%   

D. 85%

Câu 5. Lấy hỗn hợp gồm Al và Fe đem tác dụng với dung dịch CuSO4, thu được dung dịch A và chất rắn B gồm 2 kim loại. Cho B tác dụng với dung dịch H2SO4(loãng) thấy có khí bay lên. Trong B chứa: 

A. Fe, Cu   

B. Al, Cu 

C. Al, Fe   

D. Al, Fe, Cu

Câu 6. Cho đinh sắt có khối lượng 2,3 gam vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian lấy đinh ra, rửa nhẹ, làm khô, cân thấy khối lượng là 3,5 gam. Khối lượng muối sắt tạo ra là:

A. 152 gam   

B. 6,24 gam 

C. 1,2 gam   

D. 22,8 gam

Câu 7. Cho một mẫu sắt vào dung dịch chứa đồng thời 2 muối Cu(NO3)2 và AgNO3. Nếu chỉ thu được một kim loại thì số muối tạo thành là bao nhiêu (trong các giá trị sau)?

A. 1   

B. 2 

C. 3   

D. 4

Câu 8. Ngâm một lá kẽm trong 20 gam dung dịch muối CuSO4 10% cho đến khi kẽm không tan được nữa thì dừng phản ứng. Khối lượng đồng tạo thành và nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng là:

A. 2 gam và 10,06%   

B. 0,8 gam và 10,06% 

C. 10,68 gam và 9,8%   

D. Một kết quả khác

Câu 9. A là quặng hematit chứa 60% Fe2O3, B là quặng manhetit chứa 69,6% Fe3O4. Cần trộn A, B theo tỉ lệ khối lượng như thế nào để thu được quặng C mà từ 1 tấn quặng C có thể điều chế được 0,5 tấn gang chứa 4% cacbon?

A. mA/mB=5/2            

B. mA/mB=2/5            

C. mA/mB=2/3            

D. mA/mB=3/2

Câu 10. Cho đinh sắt sạch vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4. Hiện tượng quan sát được là:

 A. Có khí bay lên, tạo kết của đỏ gạch.   

B. Đinh sắt bị mòn, có kết tủa đỏ gạch bám trên đinh sắt. 

C. Màu xanh nhạt dần, đinh sắt mòn, có kết tủa đỏ gạch.   

D. Không có hiện tượng gì.

Câu 11. Kim loại nào sau đây không tác dụng được với oxi?

 A. Al ; Cu   

B. Zn ; Fe 

C. Au ; Ag   

D. Mg ; Pb

Câu 12. Cho ba ống nghiệm: Fe2O3 và Al (1); Fe và Fe2O3 (2); Al2O3 (3). Dùng hóa chất nào sau đây để phân biệt được ba ống nghiệm trên?

A. dung dịch HCl 25%   

B. Dung dịch HCl 75% 

C. dung dịch NaOH   

D. dung dịch K2SO4

Câu 13. Nung 4,545 gam một muối nitrat của kim loại R, thu được 3,825 gam muối nitrit của R. Tên kim loại R là:

A. Natri   

B. Kali 

C. Magie   

D. Canxi

Câu 14. Nếu lấy cùng số mol hai kim loại nhôm và sắt, lần lượt cho tác dụng với dung dịch axit HCl dư thì thể tích H2 (đktc) thu được từ kim loại nào lớn hơn?

A. Al              

B. Fe 

C. Không xác định được        

D. Cả A, B đều bằng nhau

Câu 15. Dung dịch ZnSO4 có lẫn CuSO4 và Fe2(SO4)3. Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch ZnSO4?  

A. Zn   

B. Fe và Cu 

C. Na   

D. Zn và Cu

Câu 16. Cho 5,6 gam Fe tác dụng 100 ml dưng dịch HCl 1M. Thể tích khí H2 thu được (đktc) là:

A. 1,12 lít   

B. 2,24 lít 

C. 22,4 lít   

D. 1 lít

Câu 17. Khi nung nóng 36 gam Fe(NO3)2 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,64 gam chất rắn. 2Fe(NO3)2→2FeO+O2+4NO2 Hiệu suất của phản ứng phân hủy là:

 A. 60%                      

B. 50%                       

C. 40%                       

D. 30%

Câu 18. Đốt cháy 1 mol sắt trong oxi, thu được 1 moi sắt oxit. Công thức oxit sắt này là:

A. FeO                       

B. Fe2O3                     

C. Fe3O4                    

D. Fe4O3

Câu 19. Cho một hỗn hợp dung dịch chứa ZnCl2, CuCl2 và HCl. Dùng kim loại nào để khi cho vào hỗn hợp này, ta thu được một dung dịch chỉ chứa duy nhất 1 chất?

A. Zn                          

B. Fe              

C. Cu                          

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 20. Cho 3,25 gam sắt clorua (chưa biết hóa trị) tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được 8,61 gam kết tủa. Công thức của muối sắt clorua nào sau đây là đúng?

A. FeCl2                     

B. FeCl3                     

C. FeCl4                     

D. Fe2Cl3

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Câu 145. Trong lò luyện gang người ta dùng CO để khử Fe2O3. Để điều chế được 11,2 tấn sắt ta phải cần bao nhiêu tấn Fe2O3. Biết hiệu suất chỉ đạt 85%.

 A. 13,75 tấn              

B. 24,7 tấn                 

C. 18,7 tấn                 

D. 18,824 tấn

Câu 146. Ngâm một thanh nhôm vào dung dịch (X) chứa 10,2 gam AgNO3. Sau khi tất cả bạc bị đẩy ra và bám hết vào thanh nhôm thì thanh nhôm tăng 9,9%. Khối lượng thanh nhôm ban đầu là:

A. 30 gam      

B. 40 gam                   

C. 50 gam                               

D. 60 gam

Câu 147. Cho 2,25 gam kim loại R phản ứng hết với dung dịch axit sunfuric dư, thu được 2,8 lít H2 (đktc). Biết H = 100%. Tên kim loại R là:

A. Canxi   

B. Sắt      

C. Nhôm        

D. Kẽm

Câu 148. Cho các cặp chất sau:

1. Al+S        

2. Al2O3+H2   

3. Al+CuSO4

4. Al+KOH                

5. Al+H2SO4(đặc,nguội)                                

6. Al2O3+HCl

Trường hợp nào không xảy ra phản ứng?

A. 5, 4       

B. 2, 1            

C. 1, 6            

D. 2, 5

Câu 149. Hòa tan 23,75 gam hỗn hợp (X) gồm Fe và Zn trong dung dịch H2SO4 dư, thu được 8,96 lít H2 (đktc). Khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp (X) là:

A. 15,7 gam Fe và 8,05 gam Zn.                   

B. 14 gam Fe và 9,75 gam Zn. 

C. 8,4 gam Fe và 15,35 gam Zn.                   

D. 20 gam Fe và 3,75 gam Zn.

Câu 150. Hòa tan hoàn toàn 7,8 gam một kim loại hóa trị I vào nước được một dung dịch bazơ (X) và 2,24 lít H2 (đktc). Tên kim loại hóa trị I là:

A. Natri             

B. Bạc            

C. Đồng          

D. Kali

Câu 151. Cho kim loại X tác dụng với dung dịch axit HCl dư. Dẫn toàn bộ khí hiđro sinh ra đi qua bột oxit của kim loại Y nung nóng thì thu được kim loại Y. Hỏi X, Y lần lượt là chất nào sau đây?

A. Cu và ZnO                        

B. Fe và CuO             

C. Ag và Fe2O3                      

D. Zn và Al2O3

Câu 152. Cho 26 gam FeCl3 tác dụng với dung dịch NaOH 10%. Khối lượng dung dịch NaOH đem dùng là:

A. 192 gam    

B. 19,2 gam    

C. 30,2 gam                

D. 20 gam

Câu 153. Cho các chất rắn sau: Al2O3, Fe, Zn. Dùng hoá chất nào sau đây để nhận biết chúng?

A. Dùng dung dịch H2SO4(loãng)                 

B. Dùng dung dịch KOH 

C. Dùng dung dịch HCl                                 

D. Dùng dung dịch CuSO4

Câu 154. Ngâm một lá sắt (đã dược làm sạch) vào dung dịch CuSO4. Câu trả lời đúng là:

 A. Màu xanh nhạt dần.                     

B. Có kim loại màu đỏ gạch bám trên lá sắt. 

C. Lá sắt bị tan ra.                              

D. Kết hợp A, B, C.

Câu 155. Để oxi hóa hoàn toàn một kim loại R thành oxit phải dùng một lượng oxi bằng 40% khối lượng kim loại đã dùng. Tên kim loại R đem dùng là:

A. Bari (Ba)                           

B. Kali (K)                 

C. Magie (Mg)                       

D. Canxi (Ca)

Câu 156. Cho kim loại X tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo ra chất khí. X là kim loại nào?

A. Fe                                                  

B. Cu              

C. Ag                                      

D. Cả A, B, C đúng

Câu 157. Hòa tan 16,2 gam nhôm vào dung dịch H2SO4 dư. Khối lượng muối khan thu được là:

A. 102,6 gam                                     

B. 150 gam                 

C. 145 gam                 

D. 130,5 gam

Câu 158. Cho m gam bột sắt tác dụng với 7,3 gam dung dịch HCl 25%, thu được 2,54 gam muối sắt (II) clorua và khí H2. Giá trị m và thể tích H2 (đktc) là:

A. 1,12 gam và 448 lít           

B. 1,12 gam và 4,48 lít 

C. 1,12 gam và 448cm3   

D. 1,12 gam và448dm3.

Câu 159. Khối lượng giữa 1,999 mol Cu và 1,999 mol Fe là:

A. Bằng nhau.                                                            

B. Khối lượng Cu lớn hơn khối lượng Fe. 

C. Khối lượng Cu nhỏ hơn khối lượng Fe.   

D. Hiệu mCu−mFe = 8 gam.

Câu 160. Kim loại nào dưới đây không bị oxi hóa trong mọi điều kiện?

A. Au                                     

B. Al                          

C. Ag                                      

D. Cu

Câu 161. Để phân biệt nhôm và đồng, người ta dùng dung dịch nào sau đây:

A. Dung dịch HCl   

B. Dung dịch H2SO4 loãng 

C. Dung dịch HNO3   

D. Cả A, B, C đều được

...

Trên đây là phần trích dẫn Bộ đề ôn tập Chương 2 môn Hóa học 9 năm 2020 Trường THCS Hòn Đất, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?