Nội dung ôn tập nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống HK2 môn Ngữ Văn 9 năm 2020 - Trường THCS TT Cái Nhum

ÔN TẬP NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

A.Lí thuyết

1. Khái niệm

Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.

2. Đặc điểm:

  • Đề bài thường xuất phát từ một sự việc, hiện tượng có thật trong đời sống, xã hội; những vấn đề thời sự, đòi hỏi sự cập nhật của người viết.
  • Đó có thể là một hiện tượng tích cực nhưng cũng có thể là một hiện tượng tiêu cực không chỉ có ý nghĩa xã hội mà còn tác động tích cực trong việc giáo dục tư tưởng, nhận thức, nhân cách của học sinh.

3. Yêu cầu

  • Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống:
  • Là xác định được vấn đề được nêu lên qua sự việc, hiện tượng ; trên cơ sở đó người làm bái tiến hành phân tích, đánh giá nhằm làm rõ mặt đúng, mặt sai, mặt lợi, mặt hại của nó, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ ý kiến, thái độ đối với vấn đề ấy.
  • Yêu cầu về hình thức thì bài viết phải có bố cục mạch lạc, có luận điểm rõ rang, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp, lời văn chính xác, sống động.
  • Muốn làm tốt một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, phải tìm hiểu kĩ đề bài, phân tích sự việc, hiện tượng đó để tìm ý, lập ý. Trên cơ sở đó, lần lượt triển khai các ý thành đoạn văn và liện kết các đoạn, phần thành bài làm hoàn chỉnh.

4. Dàn bài chung của bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: (Đoạn văn cũng tương tự)

a. Mở bài:

Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận (sự việc, hiện tượng cần bàn luận)

b. Thân bài:

  • Miêu tả một cách cụ thể vấn đề, hiện tượng cần nghị luận.
  • Giải thích nếu như trong bài có khái niệm, thuật ngữ cần phải làm rõ.
  • Chỉ ra những biểu hiện (thực trạng): Hiện tượng đó đã và đang diễn ra như thế nào?
  • Phân tích các nguyên nhân về sự việc, hiện tượng cần nghị luận.
    • Nguyên nhân chủ quan: do cá nhân
    • Nguyên nhân khách quan: do gia đình, nhà trường, xã hội,…
  • Chỉ ra hậu quả hoặc kết quả về vấn đề, hiện tượng cần nghị luận.
    • Đối với cá nhân
    • Đối với cộng đồng, xã hội.
  • Đề xuất những giải pháp khắc phục, ngăn chặn sự việc, hiện tượng tiêu cực.
  • Bài học nhận thức và hành động (Liên hệ bản thân)

c. Khẳng định lại tầm quan trọng của vấn đề.

            ------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy-------

 ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?