Cách làm các dạng đề tập làm văn ôn thi vào lớp 10 - Trường THCS An Thới Đông

                     CÁCH LÀM MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP LÀM VĂN ÔN THI VÀO LỚP 10

 

I. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ SỰ VIỆC ĐỜI SỐNG

1. Thế nào là bài nghị luận xã hội về sự việc, hiện tượng đời sống?

  • Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.
  • Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận này là phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề; phân tích mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết.
  • Yêu cầu về hình thức, bài viết phải có bố cục mạch lạc; có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp; lời văn chính xác, sinh động.

2. Cách làm bài nghị luận xã hội về sự việc, đời sống

a. Mở bài

Dẫn dắt vấn đề (về tác giả, xuất xứ, vấn đề nghị luận...). Nêu vấn đề (Trích dẫn vấn đề nghị luận: câu nói, hiện tượng...). Chuyển ý.      

b. Thân bài (Giải thích vấn đề, bàn bạc mở rộng)

  • Giải thích – Nêu biểu hiện - Thực trạng.
  • Nguyên nhân
  • Hậu quả
  • Giải pháp

c. Kết bài

Khẳng định ý nghĩa của vấn đề nghị luận (đúng hay sai, tốt hay xấu). Rút ra bài học và liên hệ bản thân.

II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ (NGHỊ LUẬN VỀ CÂU CHUYỆN)

1. Thế nào là bài nghị luận xã hội về tư tưởng, đạo lí?

  • Nghị luận về một vấn để tư tưởng, đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống,... của con người.
  • Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận này là phải làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích,... để chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.
  • Yêu cầu về hình thức, bài viết phải có bố cục ba phần; có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ; lời văn chính xác, sinh động.

2. Cách làm bài nghị luận xã hội về tư tưởng, đạo lí

a. Mở bài

Dẫn dắt vấn đề (về tác giả, xuất xứ, vấn đề nghị luận...). Nêu vấn đề (Trích dẫn vấn đề nghị luận: câu nói, câu chuyện,...). Chuyển ý.     

b. Thân bài (Giải thích vấn đề, bàn bạc mở rộng)

  • Giải thích vấn đề (hoăc tóm tắt truyện và nêu ý nghĩa câu chuyện).
  • Chứng minh sự đúng đắn (hoặc sai trái của vấn đề).
  • Nhận định, đánh giá vấn đề (Biểu dương thái độ đúng hoặc lên án phế phán thái độ sai trái).

c. Kết bài

Khẳng định ý nghĩa của vấn đề nghị luận (đúng hay sai, tốt hay xấu). Rút ra bài học và liên hệ bản thân.

III. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

1. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Thường có các nội dung sau: Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ. Bàn về giá trị nội dung và nghệ thuật cảu bài thơ, đoạn thơ. Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.

a. Mở bài: Giới thiệu tác giả, giới thiệu bài thơ, đoạn thơ (hoàn cảnh sáng tác, vị trí,…). Dẫn bài thơ, đoạn thơ.

        -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần tài liệu Cách làm các dạng đề tập làm văn ôn thi vào lớp 10 - Trường THCS An Thới Đông. Để xem được đầy đủ nội dung, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập và ra đề thi thử cho các em. Chúc các em đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

                                                                   ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?