Cách làm bài văn nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống ôn tập Ngữ Văn 9 - Trường THCS Phong Hoà

         CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC HIỆN TƯỢNG TRONG ĐỜI SỐNG

 

TÓM TẮT KIẾN THỨC.

  • Văn nghị luận là đưa ra các lý lẽ dẫn chứng để bảo vệ hoặc làm sáng tỏ một quan điểm, tư tưởng (luận điểm) nào đó.
  • Một bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận. Trong một văn có thể có một luận điểm chính và các luận điểm phụ.
    • Luận điểm: Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.
    • Luận cứ: là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục.
    • Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục.

Các dạng nghị luận ở lớp 9.

  • Nghị luận xã hội:
    • Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
    • Nghị luận về một tư tưởng đạo lý.
  • Nghị luận văn học:
    •  Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
    • Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
  • Văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen hay đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.

Yêu cầu chung của bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.

  • Bài nghị luận phải nêu được sự việc, hiện tượng có vấn đề. Phân tích mặt đúng, mặt sai, nguyên nhân và bày tỏ thái độ của người viết.
  • Hình thức phải có bố cục mạch lạc, rõ ràng, luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, lập luận phù hợp.

Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.

  • Muốn làm tốt bài văn phải tuân theo các bước sau:
  •  Đọc kĩ đề (tìm hiểu đề).
  • Phân tích sự việc, hiện tượng đó để tìm ý.
  •  Lập dàn ý.
  •  Đọc bài và sửa chữa.

 

DÀN Ý CHUNG

Đối với loại đề nghị luận về một hiện tượng đời sống.

a. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng cần nghị luận.

b. Thân bài

Bước 1: Miêu tả hiện tượng được đề cập đến trong bài.

Giải thích ( nếu trong đề bài có khái niệm, thuật ngữ hoặc các ẩn dụ, hoán dụ, so sánh…)cần làm rõ để đưa ra vấn đề bàn luận.

Ví dụ :

Giải thích thế nào là ô nhiễm môi trường? thế nào là bệnh vô cảm?…

Chỉ ra thực trạng ( biểu hiện của thực trạng)

Bước 2: Phân tích tác hại, các mặt đúng – sai, lợi – hại của vấn đề.

Phân tích tác dụng của vấn đề nếu là hiện tượng tích cực. Phân tích tác hại của vấn đề nếu là hiện tượng tiêu cực. Phân tích cả hai mặt tích cực và hạn chế nếu đề có cả hai mặt. Tác hại : Đối với mỗi cá nhân ( ảnh hưởng sức khoẻ, kinh tế, danh dự, hạnh phúc gia đình, ảnh hưởng tâm lí….) Đối với cộng đồng, xã hội Đối với môi trường …

Bước 3: Chỉ ra nguyên nhân ( khách quan và chủ quan)

Khách quan : Do môi trường xung quanh, do trào lưu, do gia đình, nhà trường, do các nhân tố bên ngoài tác động,…

Chủ quan: Do ý thức , tâm lí, tính cách, ….của mỗi người

 

       -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung Cách làm bài văn nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống ôn tập Ngữ Văn 9 - Trường THCS Phong Hoà. Để xem được đầy đủ nội dung, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em học tập tốt.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm

     ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?