Gợi ý ôn tập HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 9 - Phần Nghị luận xã hội

GỢI Ý ÔN TẬP PHẦN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI HKII

DẠNG BÀI HÌNH ẢNH; CÂU CHUYỆN - MẨU TIN

 

     Đề 1: Nghị luận về 1 vấn đề được gợi ra từ một hình ảnh (ý chí nghị lực )

Gợi ý làm bài

     I. Xác định đề

1. Kiểu bài: nghị luận xã hội

2. Dạng đề: Nghị luận về 1 vấn đề được gợi ra từ một hình ảnh

3. Vấn đề nghị luận: ý chí nghị lực (sống mạnh mẽ…)

Phạm vi dẫn chứng:

  • Dẫn chứng từ đề: hình ảnh Nick Vujicic (HS phải có kiến thức về dẫn chứng này)
  • Dẫn chứng thực tế: Lê Thanh Thúy- Đóa hướng dương không đợi mặt trời; Nguyễn Sơn Lâm; Nguyễn Công Hùng- Hiệp sỹ công nghệ…

II. Dàn ý chung

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề nghị luận: từ hình ảnh đề cho

  • Nêu nội dung chính của hình ảnh: vẽ chân dung Nick Vujicic- chàng trai không tay không chân- với nụ cười rang rỡ và những câu nói nổi tiếng thể hiện một thái độ sống tích cực, một tinh thần mạnh mẽ…
  • Nêu VĐNL: sống mạnh mẽ hoặc ý chí nghị lực

2. Thân bài

a. Giải thích vấn đề.

  • Nêu khái niệm ý chí nghị lực: Ý chí nghị lực là sự dũng cảm để vượt qua mọi khó khăn, là sức mạnh tinh thần phi thường, là bản lĩnh vững vàng để con người  vượt qua thử thách, vươn đến thành công . Đó còn là cố gắng quyết tâm vượt qua chông gai  dù  có khó khăn, gian khổ đến đâu.

b. Trình bày biểu hiện của vấn đề

  • DC lấy từ hình ảnh đề cho: ý chí của Nick thể hiện ở những chi tiết nào trong hình ảnh?
  • DC lấy từ thực tế đời sống: trong thực tế còn có những tấm gương ý chí nào khác?

c. Phân tích ý nghĩa của vấn đề

  • Đối với nhân vật trong hình ảnh đề cho: ý chí có ý nghĩa như thế nào với Nick?
  • Đối với bản thân/ gia đình/xã hội.

d. Lật ngược vấn đề: nêu những biểu hiện trái ngược với VĐNL.

e. Phân biệt mở rộng: phân biệt ý chí với liều lĩnh, cố chấp…

3. Kết bài

  • Khẳng định ý nghĩa của vấn đề.
  • Nhận thức và hành động: liên hệ bản thân.

Đề 2: Nghị luận về 1 vấn đề được gợi ra từ một câu chuyện mẩu tin (Sáng tạo…)

 Gợi ý làm bài

I. Xác định đề

1. Kiểu bài: nghị luận XH

2. Dạng đề: Nghị luận về 1 vấn đề được gợi ra từ một câu chuyện mẩu tin

3. Vấn đề nghị luận: sáng tạo ( nếu học sinh chọn là yêu thương, chia sẻ, đồng cảm …cũng được )

4. Phạm vi dẫn chứng:

  • Dẫn chứng từ câu chuyện mẩu tin đề cho: ý tưởng mới mẻ từ một điều đã cũ à sáng chế máy ATM nhưng ko phải để rút tiền mà là “rút gạo” ( nếu học sinh chọn vấn đề yêu thương thì phải nói được: máy ATM gạo - lan tỏa yêu thương)
  • Dẫn chứng thực tế: tùy theo cách chọn vấn đề mà đưa dẫn chứng
  • Sáng tạo: câu chuyện Phạm Huy; câu chuyện Nguyễn Dương Kim Hảo…
  • Yêu thương: quán cơm 2000, hiến máu nhân đạo, quyên góp cho đồng bào hạn mặn, những chủ nhà trọ miễn tiền thuê nhà cho khách thuê trong mùa dịch covid, siêu thị 0 đồng…

II. Dàn ý chung

1. Mở bài

 Giới thiệu vấn đề nghị luận: từ câu chuyện mẩu tin đề cho

  • Nêu nội dung chính của từ câu chuyện mẩu tin: ý tưởng mới mẻ từ một điều đã cũ à sáng chế máy ATM nhưng ko phải để rút tiền mà là “rút gạo” ( nếu học sinh chọn vấn đề yêu thương thì phải nói được: máy ATM gạo - lan tỏa yêu thương)
  • Nêu VĐNL: Sáng tạo (hoặc yêu thương…)

2. Thân bài

a. Giải thích vấn đề.

  • Nêu khái niệm sáng tạo: Sáng tạo là một năng lực vô cùng quan trọng trong đời sống.  Đó là khả năng tạo ra những điều gì khác biệt, mới mẻ về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra hướng đi mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những lối mòn sẵn có.
  • Hoặc là khái niệm yêu thương, chia sẻ…

b. Trình bày biểu hiện của vấn đề

  • DC lấy từ câu chuyện mẩu tin đề cho: sự sáng tạo/ hay yêu thương thể hiện ở những chi tiết nào trong câu chuyện mẫu tin?
  • DC lấy từ thực tế đời sống: trong thực tế còn có những tấm gương sáng tạo/ hay yêu thương  nào khác?

c. Phân tích ý nghĩa của vấn đề

  • Đối với nhân vật trong câu chuyện mẩu tin đề cho: sáng tạo/ hay yêu thương có ý nghĩa như thế nào với người đã sáng tạo ra máy ATM gạo?
  • Đối với bản thân/ gia đình/xã hội.

d. Lật ngược vấn đề: nêu những biểu hiện trái ngược với VĐNL.

e. Phân biệt mở rộng: phân biệt sáng tạo với liều lĩnh, cố chấp,…/ hay tình yêu thương phải được đặt đúng chỗ, đúng người để không bị lợi dụng…

3. Kết bài

  • Khẳng định ý nghĩa của vấn đề.
  • Nhận thức và hành động: liên hệ bản thân.

Trên đây là trích dẫn một phần Gợi ý ôn tập HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 9 - Phần Nghị luận xã hội. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi và luyện đề thật tốt để có một kết quả cao trong bài kiểm tra của mình.

---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?