CHUYÊN ĐỀ SỬ DỤNG CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN
TRONG BÀI VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Đề 1 : Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến: “Cuộc hành trình ngàn dặm nào cũng phải bắt đầu bằng một bước đi nhỏ bé đầu tiên.” (Trích châm ngôn của Lão Tử)
Gợi ý làm bài
Giải thích:
- Nghĩa đen: con đường dù dài đến đâu thì cũng có bước chân đầu tiên và nếu bạn đủ quyết tâm, bạn sẽ đi hết con đường…
- Nghĩa bóng: dù làm bất cứ việc gì cũng có giai đoạn khởi đầu từ những cái đơn giản.
=> Câu nói này nêu lên một đạo lí đơn giản, một con đường chỉ có thể từng bước từng bước đi tới mới có thể đến đích. Khó khăn có to lớn hơn đi chăng nữa, chỉ cần cẩn thận làm từng chút một đều có thể giải quyết ổn thỏa.
Phân tích, bàn luận:
- Đường có gần nhưng không đi thì sẽ không đến đích. Việc dù nhỏ nếu không làm thì cũng không thành (HS tìm dẫn chứng minh hoạ).
- Tất cả mọi việc khi bắt đầu cũng có những khó khăn nhất định, đó là thử thách mà ta cần phải vượt qua(HS tìm dẫn chứng minh hoạ).
- Đừng chờ đợi mọi thứ hoàn hảo rồi mới bắt đầu mà cần biết nỗ lực tích lũy kinh nghiệm từ cả thất bại và thành công trong cuộc sống để đặt nền móng cho thành công sau này(HS tìm dẫn chứng minh hoạ).
Bài học và liên hệ bản thân:
- Có rất nhiều đạo lý ở đời mà ai ai cũng biết, nhưng cũng có những bài học lớn chỉ được rút ra từ những va vấp nhỏ nhặt trong đời sống thường ngày, có nhỏ mới thành lớn, phải biết gom góp để từ đó có thể thu được thành công thật sự.
- Liên hệ bản thân.
Đề 2 : Euripides đã từng tâm niệm :“Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận”.
Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
Gợi ý làm bài
1. Giải thích nhận định:
- Gia đình là tập hợp những người cùng sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. Gia đình thường gồm có : vợ chồng, cha mẹ, con cái…
- Chốn nương thân là nơi ở nhờ để tìm sự che chở.
- Tai ương: điều không may mắn, mang lại nhiều đau khổ, tổn thất lớn cho con người.
=> Ý kiến trên đề cao vai trò, giá trị to lớn của gia đình đối với cuộc sống của mỗi con người.
2. Luận bàn về ý kiến :
- Đây là một ý kiến đúng vì đã nhìn thấy vai trò của gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của con người.
- Gia đình có giá trị bền vững và vô cùng to lớn không có bất cứ thứ gì trên cõi đời này sánh được, cũng như không có vật chất hay tinh thần nào thay thế nổi.
- Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng, che chở cho ta khôn lớn, là cái nôi hạnh phúc của con người từ bao thế hệ, đùm bọc, cưu mang, nâng đỡ, giúp ta vượt qua những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống.
- Mỗi con người khi sinh ra, lớn lên và trưởng thành đều có sự ảnh hưởng giáo dục từ truyền thống gia đình, là nền tảng để con người vươn lên trong cuộc sống.
- Tuy nhiên, câu nói trên chưa hoàn toàn chính xác. Bởi trong thực tế cuộc sống có rất nhiều người ngay từ khi sinh ra đã không được sự che chở, đùm bọc, giáo dục, nâng đỡ của gia đình nhưng vẫn thành đạt, trở thành người có ích cho xã hội.
- Phê phán những hành vi bạo lực gia đình, thói gia trưởng trong gia đình, những người không biết trân trọng, yêu thương gia đình của mình...
3. Bài học nhận thức và hành động
- Câu nói trên đã đặt ra vấn đề cho mỗi con người và xã hội cần phải nhận thức được tầm quan trọng của gia đình đối với mỗi người và sự phát triển của xã hội.
- Mọi người cần có trách nhiệm bảo vệ, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, hạnh phúc. Muốn làm được điều đó, mọi thành viên trong gia đình phải biết yêu thương, đùm bọc, che chở lẫn nhau.
Bàn luận về một hiện tượng đời sống
a. Phân loại :
- Các hiện tượng tích cực trong đời sống: tương thân tương ái, tự học thành tài…
- Các hiện tượng tiêu cực trong đời sống: ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn, tai nạn giao thông, gian lận trong thi cử, bệnh thành tích trong ngành giáo dục…
- Các hiện tượng hai mặt: đam mê thần tượng, du học rồi ở lại nước ngoài, mạng xã hội…
b. Dàn ý chung:
Mở đoạn:
- Dẫn dắt vào hiện tượng.
- Nêu thái độ đánh giá về hiện tượng.
Thân đoạn:
- Bước 1: Nêu rõ thực trạng, các biểu hiện cụ thể của hiện tượng trong đời sống (Nó như thế nào?)
- Bước 2: Nêu nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên (Nguyên nhân khách quan và chủ quan; Nguyên nhân sâu xa và trực tiếp).
- Bước 3: Nêu thái độ đánh giá, nhận định về mặt đúng – sai, lợi – hại, kết quả – hậu quả, biểu dương – phê phán.
- Bước 4: Biện pháp khắc phục hậu quả hoặc phát huy kết quả. (Cần phải làm gì?)
- Bước 5: Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động cho mình.
Kết đoạn:
Đưa ra thông điệp hay lời khuyên cho mọi người.
Ví dụ minh hoạ:
Nhiều chuyên gia cho rằng sự phát triển của công nghệ thông tin và mạng xã hội đang làm lo ngại về sự bùng phát của “đại dịch ái kỉ” (bệnh tự yêu mình) mà việc tự chụp ảnh và đếm “like” cho những thông tin của mình trên những trang mạng xã hội chỉ là một biểu hiện.
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về hiện tượng được nêu trong ý kiến trên.
Gợi ý làm bài:
Mở đoạn:
Sử dụng mạng xã hội là một nhu cầu không thể thiếu trong thời đại công nghệ nhưng sự bùng phát của “đại dịch ích kỉ” do nó mang lại cũng là vấn đề được dư luận đặt ra.
Thân đoạn:
Giải thích, thực trạng:
- Khái niệm “ái kỉ” : là chỉ căn bệnh tự yêu bản thân mình. Đó được xem là một dạng rối loạn nhân cách khi một người có biểu hiện tự cao, ảo tưởng, thiếu đồng cảm với người khác.
- Cùng với sự phát triển của internet là hàng loạt các trang mạng xã hội ra đời như twitter, zalo, vaber, facebook… kéo theo trào lưu sống ảo, đăng các thông tin, dòng trạng thái hay ảnh cá nhân để “khoe” với cộng đồng mạng.
Nguyên nhân:
- Chứng bệnh này là nguyên nhân của lối sống xa hoa, chú trọng hình ảnh, danh tiếng. Nó là một trong những biểu hiện của lối sống “tôi là trung tâm”.
- Nó cũng xuất phát từ việc người sử dụng mạng xã hội chưa có những nhận thức đúng đắn, dẫn đến tình trạng lạm dụng.
- Ngoài ra, do cha mẹ ít có thời gian quan tâm, để ý đến con cái nên không quản lí được thời gian sử dụng mạng xã hội của con cái.
-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------
Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Chuyên đề sử dụng các thao tác lập luận khi viết đoạn văn nghị luận xã hội. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---