Nội dung ôn tập Chương VII môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

NỘI DUNG ÔN TẬP CHƯƠNG VII MÔN HÓA HỌC 10 TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ NĂM 2019-2020

 

§1. ClO

1. Viết các PTPU :

(1)  Fe + Cl2

(2) Cl2 + FeCl2                       

(3) Cl2 + FeSO4          

(4) Cl2 + H2O

2. Cho các chất: MnO2, KMnO4, KClO3  lần lượt pư với dd HCl đặc. So sánh V khí thoát ra (đkc) khi các chất oxi hóa có:
a. Số mol bằng nhau.                                      

b. khối lượng bằng nhau   

3. Cho 10,8 gam một kim loại hoá trị 3 tác dụng với khí clo thu được 53,4g muối. Xác định tên kim loại.    

4. Cho a gam halogen  tác dụng hết với Mg thu được 19g magie halogenua. Cũng cho a gam halogen đó tác dụng hết với nhôm tạo ra 17,8g nhôm halogenua. Xác định  halogen và a.   

5. Điện phân dung dịch muối ăn bão hoà, thu được 560 lit khí clo ở đktc. Tính khối lượng muối ăn chứa 98% NaCl đã dùng để điện phân.

6. Cho 11,2 lit hh khí A gồm O2 và Cl2  tác dụng vừa hết với 16,98g hh B gồm Mg và Al tạo ra 42,34g hh clorua và oxit của hai kim loại.

a. Tính % V của từng khí trong hh A

b. Tính % m của từng kim loại trong hh B

7. Đốt một kim loại trong bình kín đựng khí clo thu được 32,5 g muối clorua và nhận thấy thể tích khí clo trong bình giảm 6,72 lít (đktc). Gọi tên kim loại đã dùng.                          

8. Đốt 40,4g hỗn hợp hai kim loại kiềm A, B ở hai chu kì liên tiếp trong khí clo thu được 83 g hỗn hợp hai muối.

a. Xác định tên của hai kim loại

b. Tính % m mỗi kim loại trong hỗn hợp           

§2. HIĐROCLORUA – AXIT CLOHIĐRIC –MUỐI CLORUA

1. Nhận biết các lọ mất nhãn đựng các dung dịch sau:

a. KOH, NaCl, HCl                           

b. KOH, NaCl, HCl, NaNO

2. Hoàn thành các phản ứng:

a. KMnO4 → Cl2 → KCl → Cl2  → HCl → FeCl2 → FeCl3 → Fe(OH)3

b. HCl → Cl2 → FeCl3 → NaCl → HCl → CuCl2 → AgCl

3. Hoà tan hoàn toàn 6 gam CuO vào lượng vừa đủ 400ml dung dịch HCl.

a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

b. Tính nồng độ mol dd axit đã dùng và khối lượng muói tạo thành sau phản ứng.

4. Cho 500 ml dung dịch HCl 1,4 M  phản ứng với 16 gam CuO thu được dung dịch A. Xác định khối lượng và nồng độ mol/lit mỗi chất trong dung dịch A.

5. Hoà tan hoàn toàn 1,36 gam hỗn hợp CaO và CuO vào lượng vừa đủ 400ml dung dịch HCl  0,1M.

a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

b. Tính thành phần % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp.

c. Tính khối lượng các muói tạo thành sau phản ứng.

6. Hoà tan hoàn toàn 8 gam hỗn hợp Fe và Fe2O3 bằng dung dịch HCl 10% (d=1,1 g/ml). Sau phản ứng thu được 2,24 lit H2 (đktc).

a. Tính thành phần % khối lượng các chất trong hỗn hợp.

b. Tính nồng độ mol/l của các chất trong dung dịch sau phản ứng (coi thể tích dd thay đổi không đáng kể).

7. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp A gồm Zn, ZnO phải dùng hết 336 ml dd HCl 3,65 % thu được dung dịch B và 2,24 lít khí thoát ra ở đkc. Cho toàn bộ dd B tác dụng với dd AgNO3 dư được 57,4 gam kết tủa.

a. Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A.

b. Tính khối lượng riêng của dung dịch HCl đã dùng.

§3. HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA ClO

1. Viết các phương trình phản ứng sau:

a. Axit clohiđric → clo →  nước Javen

b. CaCO3  CaCl2  NaCl  NaOH   NaClO

2. Sục khí Cl2 qua dung dịch Na2CO3 thấy có khí CO2 thoát ra. Hãy viết PTHH của các phản ứng xảy ra.

3. Cho 69,6g MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư. Dẫn khí thoát ra đi vào 500ml dung dịch NaOH 4M (nhiệt độ thường).

a. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.

b. Xác định nồng độ mol của các chất trong dung dịch sau phản ứng (thể tích dd thay đổi không đáng kể).

§4. FLO - BROM – IOT

1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi lần lượt cho các cặp chất sau tác dụng với nhau:

a. NaCl + ZnBr2                             b. HBr + NaI               c. AgNO3 + ZnBr2      d. KF + AgNO3  

e. NaCl + I2                                      f. KBr + Cl2                   g. KI + Cl2                            h. HBr + NaOH                 

2. Hoàn thành các phản ứng:           

a. O2  → F2 →  CaF2 → HF → SiF4

b. KI → I2 → HI → HCl → KCl → Cl2 → HClO →  Cl2 → Br2 → I2  → AlI3

c. KBr → Br2 → HBr → NaBr → NaNO3          

3. Nhận biết các dung dịch sau bằng phương pháp hóa học:a.NaCl, NaBr, NaI. b. NaOH, NaCl, HCl, NaNO3, KI     

4. Cho 19,05g hỗn hợp KF, KCl tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc được 6,72 lit khí (đkc) . Xác định % m các muối trong hỗn hợp .

5. Xác định nồng độ % của dung dịch KBr biết rằng 4,48 lit khí clo (đkc) đủ để tác dụng hết với KBr có trong 88,81 ml dung dịch KBr đó (D =  1,34 g/ml)

6. Quặng florit có 65% CaF2. Từ 1 tấn quặng florit trên có thể điều chế được bao nhiêu lit hiđroflorua (đkc), biết hiệu suất phản ứng là 80%.

...

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Nội dung ôn tập Chương VII môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Trường THPT Nguyễn Văn Cừ, để xem nội dung đáp án đầy đủ, chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Chúc các em đạt điểm số thật cao!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?