MỘT SỐ NĂNG LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
1. Khái niệm
Nghị luận văn học là dạng văn bản dùng để bày tỏ sự cảm thụ tác phẩm văn học theo suy nghĩ của cá nhân, là những lý lẽ để đánh giá, phân tích, bàn bạc về vấn đề thuộc lĩnh vực văn học để khám phá thế giới nội tâm của tác giả, đồng thời tìm ra những giá trị thuyết phục người khác nghe theo quan điểm, ý kiến cá nhân của mình.
2. Một số yêu cầu chung cần nắm khi viết một bài văn nghị luận văn học
- Tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh sáng tác, năm tháng tác phẩm ra đời.
- Tìm hiểu tâm tư tình cảm tác giả.
- Các vấn đề bàn luận là các vấn đề bàn bạc về văn học, có thể là tác giả, tác phẩm, ý kiến nhận định về tác phẩm, nhân vật trong tác phẩm.
- Đối với thơ thì cần chú ý đến hình thức như nhịp điệu, cách gieo vần, cấu trúc, nghệ thuật sử dụng ngôn từ… Lưu ý nhiều đến tính thẩm mỹ trong tác phẩm.
- Đối với tác phẩm văn xuôi thì chú ý đến cốt truyện, nhân vật, tình tiết, hình tượng điển hình, tình huống truyện. Cần khai thác nội dung hiện thực và nội dung tư tưởng của tác phẩm, thông điệp của tác giả. Các dẫn chứng cần chính xác, chọn lọc.
3. Tìm hiểu đề
- Tìm hiểu đề bao gồm tìm ý và lập dàn ý. Đây là khâu quan trọng để xác định
- Muốn làm tốt bài văn nghị luận cần phải nắm vững những kĩ năng phân tích theo trình tự: bước định hướng, lập dàn ý, tạo văn bản và kiểm tra.
II. CÁC BƯỚC XÂY DỰNG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
1. Bước định hướng
Trước khi làm bài, cần tìm hiểu về nội dung, yêu cầu của đề bài, định hướng xây dựng văn bản.Bước định hướng là khâu rất quan trọng trong bài văn nghị luận văn học. Định hướng đúng sẽ tránh viết sai thể loại, lạc đề. Vì thế cần phải đọc kỹ để và xác định:
- Thể loại
- Nội dung
- Giới hạn đề
- Yêu cầu phụ
Thông thường thì sẽ có hai dạng đề bài: với dạng đề nổi thì chúng ta sẽ dễ dàng nhận biết được trên câu chữ, cần gạch chân các từ khóa để dễ thực hiện bài viết. Đối với đề chìm thì các cần nghiên cứu kỹ nội dung ẩn ý của tác phẩm, dụng ý nghệ thuật của tác giả, chủ đề của tác phẩm mà xác định mục tiêu đề bài.
2. Bước lập đề cương
- Cần xác định và tái hiện lại kiến thức những giá trị về nội dung của tác phẩm.
- Nội dung cơ bản (tìm ý): Ở bước này chúng ta cần tái hiện lại kiến thức những giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó.
- Bố cục của bài văn (lập dàn ý): Sắp xếp các ý theo trình tự hợp lý (từ ý lớn đến ý nhỏ, nghệ thuật, nội dung).
- Sau khi tìm được ý, cần phác họa ra dàn ý sơ lược và sau đó triển khai thành dàn ý chi tiết.
3. Bước tạo văn bản
Trên cơ sở đề cương đã được lập, bắt đầu thực hiện việc tạo văn bản. Đây là khâu quan trọng nhất. Cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Đây là một văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ văn bản chính luận nên cần lưu ý về đặc điểm chung và đặc điểm về cách thức diễn đạt;
- Thực hiện theo bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài (khái quát – phân tích – tổng hợp);
- Cần lưu ý về thể loại của tác phẩm để chọn trình tự hợp lý:
- Đối với loại tự sự cần chú ý phân tích nhiều đến nội dung, cốt truyện, nhân vật, tình huống truyện. Khi phân tích cần tách nội dung và nghệ thuật riêng (nội dung trước rồi đến nghệ thuật sau).
- Đối vơí loại trữ tình cần lưu ý các phép biểu hiện tình cảm cảm xúc, hình ảnh nhịp điệu. Phân tích nghệ thuật gắn liền với nội dung.
- Cần liên kết các câu, đoạn mạch lạc hợp lý.
4. Bước kiểm tra
Viết xong đoạn văn nào, ý nào nên kiểm tra lại. Cần dành 5 phút cuối đọc lại toàn bộ bài viết, sữa lỗi chính tả, dấu câu.
-----Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy-------
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---