MỘT SỐ CÔNG THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP NGUYÊN PHÂN SINH HỌC LỚP 10
A. Một số kí hiệu và công thức:
- Bộ NST lưỡng bội của loài là 2n, số lần nguyên phân là k, số tế bào ban đầu là a
- Số tế bào con tạo thành sau k lần nguyên phân là: 2k
- Tổng số NST sau cùng ở tất cả các tế bào con là : 2k. 2n. a
- Tổng số NST đơn tương đương với số nguyên liệu được cung cấp cho 1 tế bào 2n trải qua k đợt nguyên phân là: (2k – 1) 2n.
- Số tế bào con có NST đơn nguyên liệu mới hoàn toàn: (2k – 2) 2n
B. Một số dạng bài tập:
Dạng 1: Xác định số lượng NST, cromatit, tâm động ở các kì của nguyên phân:
1/ Phương pháp: để giải được dạng bài tập này, yêu cầu học sinh phải nắm được sự biến đổi hình thái NST qua các kì của phân bào, trạng thái đơn kép của NST
Bảng tổng hợp:
Các kì Chỉ tiêu | Kì trung gian | Kì đầu | Kì giữa | Kì sau | Kì cuối |
Số NST | 2n kép | 2n kép | 2n kép | 4n đơn | 2n đơn |
Số crômatit | 4n | 4n | 4n | 0 | 0 |
Số tâm động | 2n | 2n | 2n | 4n | 2n |
2/ Bài tập mẫu:
Bài 1/ Một tế bào cà chua có 2n = 24 NST. Hãy xác định những thành phần sau có trong 1 tế bào:
- Số tâm động kì trước nguyên phân
- Số cromatit kì giữa nguyên phân
- Số NST đơn kì sau nguyên phân
Giải:
- Số tâm động kì trước nguyênp phân: 24
- Số cromatit kì giữa nguyên phân : 48
- Số NST đơn kì sau nguyên phân : 48
Bài 2/ Ở ruồi giấm 2n = 8. Hãy cho biết:
- Số tâm động ở kì sau của nguyên phân
- Số cromati ở kì giữa của nguyên phân
- Số cromatit ở kì sau của nguyên phân
- Số NST ở kì sau của nguyên phân
Giải :
- Số tâm động ở kì sau của nguyên phân: 16
- Số cromati ở kì giữa của nguyên phân: 16
- Số cromatit ở kì sau của nguyên phân: 0
- Số NST ở kì sau của nguyên phân :16 đơn
Dạng 2: Xác định số tế bào mới tạo thành, xác định số lần nguyên phân của tế bào:
1/ Phương pháp: áp dụng công thức
Số tế bào con tạo thành sau k lần nguyên phân là: 2k
Tổng số NST sau cùng ở tất cả các tế bào con là : 2k. 2n. a
Tổng số NST đơn tương đương với số nguyên liệu được cung cấp cho 1 tế bào 2n trải qua k đợt nguyên phân là: (2k – 1) 2n.
Số tê sbào con có NST đơn nguyên liệu mới hoàn toàn: (2k – 2) 2n
2/ Bài tập mẫu:
Bài 1: Một hợp tử của 1 loài nguyên phân liên tiếp 1 số lần tạo ra 32 tế bào ở thế hệ cuối cùng với 576 NST đơn ở trạng thái chưa nhân đổi. Xác định số lần nguyên phân. Bộ NST lưỡng bội của loài có bao nhiêu NST?
Giải:
Gọi k là số đợt nguyên phân của hợp tử, ta có:
2k = 32, k = 5
Vậy hợp tử đã nguyên phân liên tiếp 5 lần
Số NST trong 1 tế bào là:
576/ 32 = 18 NST
Vậy bộ NST lưỡng bội của loài là 2n = 18 NST
Bài 2: Ở chó 2n = 78 NST, sau thụ tinh có 3 hợp tử hình thành. Các hợp tử nguyên phân để tạo ra các tế bào con. Tổng số NST đơn trong các tế bào con sinh ra từ 3 hợp tử là 8112. Tỉ lệ số tế bào con sinh ra từ hợp tử 1 so với hợp tử 2 là 1/4 . Số tế bào con sinh ra từ hợp tử 3 gấp 1/6 lần số tế bào con sinh ra từ hợp tử 1 và 2.
a/ Tìm số lượng tế bào con sinh ra từ mỗi hợp tử
b/ Tính số lần nguyên phân liên tiếp của mỗi hợp tử
c/ Tính số NST môi trường cung cấp cho 3 hợp tử thực hiện các lần nguyên phân
Giải:
a/ Số lượng tế bào con trong hợp tử : 8112 : 78 = 104 tế bào
Gọi x,y, z số tế bào của các hợp tử lần lượt là 1, 2, 3
Theo giả thuyết số tế bào con sinh ra từ hợp tử 3 gấp 1/6 lần số tế bào con sinh ra từ hợp tử 1 và 2: nên có phương trình: z = 1.6(x + y)
Tổng số tế bào là 104 nên ta có phương trình: x + y + 1.6(x + y) = 104
từ đây ta có x = ¼ y
Vậy x= 8, y= 32, z= 64
b/ Từ số tế bào của từng hợp tử ta suy ra số lần nguyên phân của từng hợp tử như sau (nhờ áp dụng công thức: Số tế bào con tạo thành sau k lần nguyên phân là: 2k )
Hợp tử 1 :nguyên phân 3 lần
Hợp tử 2: nguyên phân 5 lần
Hợp tử 3: nguyên phân 6 lần
c/ Áp dụng công thức: tổng số NST đơn tương đương với số nguyên liệu được cung cấp cho 1 tế bào 2n trải qua k đợt nguyên phân là: (2k – 1) 2n.
(2k – 1) 2n = (23 – 1) 78 + (25 – 1) 78 + (26 – 1) 78 = 7878 NST
Bài 3: Ở cà chua 2n = 78, số lượng NST kép trong tế bào vào thời điểm tập trung trên mặt phẳng xích đạo ít hơn số lượng NST đơn của các tế bào đang có phân li về 2 cực là 1200. Tổng số NST trong 2 nhóm tế bào là: 2640. Hãy xác định:
a/ Số tế bào con của từng nhóm trong nguyên phân
b/ Số tế bào con của cả nhóm khi kết thúc nguyên phân
c/ Số NST môi trường cung cấp trong nguyên phân
Giải:
a/ Nhóm tế bào ở trạng thái có các NST kép tập trung trên mặt phẳng xích đạo: vậy nhóm tế bào này đang ở kì giữa của nguyên phân. Gọi sô NST kép trong nhóm tế bào này là x
Nhóm tế bào ở trạng thái có các NST đơn phân li về 2 cực tế bào: vậy nhóm tế bào này đang ở kì sau của nguyên phân. Gọi số NSTđơn trong nhóm tế bào là y
Theo đề bài cho: Tổng số NST trong 2 nhóm tế bào là: 2640, từ đây ta có phương trình :
x + y = 2640 (1)
Dựa vào số lượng NST kép trong tế bào vào thời điểm tập trung trên mặt phẳng xích đạo ít hơn số lượng NST đơn của các tế bào đang có phân li về 2 cực là 1200 ta có phương trình: x – y = 1200 (2)
Giải 1 và 2 được: x = 720 NST kép, y = 1920 NST đơn
b/ Số tế bào ở kì giữa của nguyên phân là: 720 : 24 = 30
Số tế bào ở kì sau của nguyên phân là: 1920 : 48 = 40
c/ Tổng số tế bào con khi kết thúc nguyên phân:
40 x 2 + 30 x 2 = 140 (tế bào)
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 4-7 Dạng 2: của tài liệu Một số công thức và phương pháp giải bài tập Nguyên phân Sinh học lớp 10 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !