ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN HÓA HỌC 10 NĂM HỌC 2019-2020 TRƯỜNG THPT TÔN THẤT TÙNG
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
I. CHƯƠNG V (NHÓM HALOGEN).
Câu 1: Có các đặc điểm nhận xét về các đơn chất halogen:
1. Ở điều kiện thường là chất khí.
2. Có tính oxi hóa mạnh.
3. Vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
4. Tác dụng mạnh với nước.
5. Nhận thêm 1e trong phản ứng hóa học.
6. Có cấu hình electron lớp ngoài cùng ns2np5 .
số đặc điểm chung là
A. 2 B. 3 D. 4 C.5
Câu 2: Khi nói về sự biến đổi tính chất vật lí của các đơn chất halogen (từ flo đến iot), tính chất nào không đúng?
A. Trạng thái tập hợp: từ thể khí sang thể lỏng và rắn.
B. Màu sắc đậm dần: lục nhạt-vàng lục-nâu đỏ-đen tím.
C. Nhiệt độ nóng chảy tăng dần.
D. Nhiệt độ sôi giảm dần .
Câu 3: Điều nào không đúng khi nói về nguyên tố clo ?
A. có độ âm điện lớn nhất .
B.tác dụng hầu hết các kim loại tạo muối MCln.
C.tồn tại trong vỏ trái đất (dạng hợp chất) với trữ lượng lớn.
D.chất khí, màu vàng, độc, nhưng dùng làm chất diệt trùng nước sịnh hoạt.
Câu 4: Trong phòng thí nghiệm, khí Clo được điều chế bằng cách khử hợp chất nào sau đây?
A. MnO2 B. HCl C. KClO3 D. KMnO4
Câu 5: Khi hòa tan clo vào nước ta thu được nước clo có màu vàng nhạt . Khi đó một phần clo tác dụng với nước. Vậy nước clo có chứa những chất gì ?
A. HCl, HClO B. Cl2, HCl, HClO. C. H2O, Cl2, HCl, HClO. D. Cl2, HCl, H2O.
Câu 6: Clo tác dụng được với tất cả các chất ở dãy nào sau đây:
A. H2, H2O, NaBr, Na. B. H2, Na, O2, Cu. C. H2, Cu, H2O, O2. D. H2O, Fe, N2, Al.
Câu 7: Trong dãy axit HF- HCl- HBr- HI. Theo chiều từ trái sang phải tính chất axit biến đổi như sau?
A. Tăng B. Giảm C. Không thay đổi D. Vừa tăng vừa giảm
Câu 8: Trong các dãy chất dưới đây, dãy nào gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl?
A. Fe2O3, KMnO4, Cu ;
B. Fe, CuO, Ba(OH)2 ;
C. CaCO3, H2SO4, Mg(OH)2;
D. AgNO3(dd), MgCO3, BaSO4.
Câu 9: Phản ứng nào sau đây chúng tỏ HCl có tính khử ?
A. 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O.
B. 2HCl + Mg(OH)2 → MgCl2 + 2H2O.
C. 2HCl + CuO → CuCl2 + H2O.
D. 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2.
Câu 10:Chất nào sau đây không thể dùng làm khô chất khí Hidro clorua?
A. P2O5 B. NaOH rắn. C. dd H2SO4 đặc D. CaCl2 khan
Câu 11:Kim loại nào sau đây, khi tác dụng với clo và axit HCl đều tạo ra cùng một loại muối?
A. Fe. B. Cu. C. Mg. D. Ag.
Câu 12:Muối clorua có rất nhiều ứng dụng, muối NaCl có thể sát trùng, bảo quản thực phẩm. Hoa quả tươi, rau sống được ngâm trong dd NaCl từ 10-15 phút trước khi ăn. Khả năng diệt khuẩn của dd NaCl là do:
A. Dung dịch NaCl có thể tạo ra Cl- có tính khử.
B. Vi khuẩn bị mất nước do thẩm thấu.
C. Dung dịch NaCl độc.
D. Một lí do khác.
Câu 13:Nước gia-ven là hỗn hợp của các chất nào sau đây?
A. HCl, HClO, H2O B. NaCl, NaClO, H2O C. NaCl, NaClO3, H2O D. NaCl, NaClO4, H2O
Câu 14:Nước gia-ven có tính oxi hóa cao, nên có nhiều ứng dụng, ứng dụng nào sau không phải của nước gia-ven?
A. Tẩy trắng quần áo, vải, sợi, giấy.
B. Là chất khử trùng, khử mùi.
C.Tẩy uế chuồng trại chăn nuôi, nhà vệ sinh.
D. Ngâm rau sống, hoa quả tươi khử trùng trước khi ăn.
Câu 15:Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm MgCO3 và Fe3O4 trong dd HCl, dung dịch thu được cho tác dụng với dd NaOH dư có mặt không khí thu được kết tủa. Lọc lấy kết tủa rồi nung đến khối lượng không đổi thu được rắn Z. Z gồm những chất nào?
A. Mg(OH)2, Fe(OH)3.
B. MgO, Fe2O3.
C. MgO, FeO,Fe2O3.
D. Mg(OH)2, Fe(OH)2 Fe(OH)3.
Câu 16:Có bao nhiêu kết luận đúng trong các kết luận sau:
1) CaCO3 tan trong dd HCl.
2) hỗn hợp gồm CuO, Al, Fe tan hết trong dd HCl dư.
3) Trong phản ứng Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O, clo vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa.
4) F2, Cl2, Br2 oxi hóa được H2O.
5) dd HF không thể chứa trong bình thủy tinh.
6) khi ta thêm dần dần nước clo vào dung dịch KI có chứa sẵn một ít hồ tinh bột thì dung dịch có màu xanh đặc trưng
A. 3 B.4 C.5 D.6
Câu 17:Nếu cho 1 mol mỗi chất: CaOCl2, KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 lần lượt phản ứng với lượng dư dung dịch HCl đặc, chất tạo ra lượng khí Cl2 nhiều nhất là
A. KMnO4. B. MnO2 C. CaOCl2. D. K2Cr2O7.
Câu 18:Trong phản ứng: K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O. Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. Giá trị của k là
A. 3/14. B. 4/7. C. 1/7. D. 3/7.
Câu 19:Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Iot có bán kính nguyên tử lớn hơn brom.
B. Dung dịch NaF phản ứng với dung dịch AgNO3 sinh ra AgF kết tủa.
C. Flo có tính oxi hoá yếu hơn clo.
D. Axit HBr có tính axit yếu hơn axit HCl.
Câu 20:Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong các hợp chất, ngoài số oxi hoá -1, flo và clo còn có các số oxi hoá +1, +3, +5, +7.
B. Muối AgI không tan trong nước, muối AgF tan trong nước.
C. Flo có tính oxi hóa mạnh hơn clo.
D. Dung dịch HF hòa tan được SiO2.
Câu 21:Bao nhiêu gam Clo đủ để tác dụng với kim loại Nhôm tạo thành 26,7g muối nhôm clorua?
A. 23,1g B. 21,3g C. 12,3g D. 13,2g
Câu 22:Khi clo hóa 30g hỗn hợp bột đồng và sắt cần 14 lít khí Cl2 (đktc). Thành phần % khối lượng của Cu trong hỗn hợp ban đầu?
A. 46,6% B. 53,3% C. 55,6% D. 44,5%
Câu 23:Thu được bao nhiêu mol Cl2 khi cho 0,2 mol KClO3 tác dụng với dd HCl đặc dư?
A. 0,3mol B. 0,4 mol C. 0,5mol D. 0,6mol
Câu 24:Cho 20g hỗn hợp bột Mg, Zn và Fe tác dụng với dd HCl dư thấy có 1g khí bay ra. Hỏi có bao nhiêu gam muối Clorua tạo ra trong dung dịch?
A. 40,5g B. 45,5g C. 55,5g D. 60,5g
Câu 25:Dùng 150ml dd HCl để kết tủa hoàn toàn 200g dd AgNO3 8,5%. Nồng độ của dd HCl là:
A. 0,67M B. 0,1 M C. 1M D. kết quả khác
Câu 26:Cho 22g hỗn hợp Fe và Al tác dụng với dd HCl dư thu được 17,92 lít khí (đktc). Thành phần % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu là
A. 50,9% và 49,1%
B. 25,45% và 74,54%
C. 76,36% và 23,64%
D. kết quả khác
Câu 27:Cho 0,54g kim loại R (hóa trị không đổi) tác dụng với dd HCl dư thu được 672cm3 khí H2 (đktc). Xác định R.
A. Zn B. Ca C. Al D. Mg
Câu 28:Cho 1,2 g kim loại M tác dụng với dd HCl dư tạo thành 4,75g muối clorua. Xác định tên kim loại.
A. Zn B. Ca C. Al D. Mg
Câu 29:Cho 1,44g hỗn hợp (Mg, Fe, Cu) tác dụng vừa đủ với clo thu được 3,925g hỗn hợp muối X, hòa tan X vào nước rồi cho dd NaOH đến dư vào, lọc thu được m gam kết tủa. Giá trị m là
A. 2,63g B. 2,36g C. 3,26g D. 3,39g
Câu 30:Hòa tan hoàn toàn 30,6g hỗn hợp gồm Na2CO3 và CaCO3 trong dd HCl vừa đủ thu được 6,72 lít khí (đktc) và dd muối X. Cô cạn X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 40,5g B. 45,5g C. 39,3g D. 33,9g
CHƯƠNG VI: OXI- LƯU HUỲNH
Câu 31:Có các kết luận sau:
1. Cấu hình electron của nguyên tử oxi là 1s22s22p4.
2. Khí oxi không phản ứng được với Cl2.
3. Ozon có thể được dùng để tẩy trắng tinh bột, chữa sâu răng, sát trùng nước sinh hoạt.
4. Sắt khi tác dụng với HCl và H2SO4 loãng đều thu được muối sắt (II).
5. Sắt khi tác dụng với Cl2 và H2SO4 đặc nóng đều thu được muối sắt (III).
6. Có thể phân biệt khí SO2 và CO2 bằng dung dịch nước brom.
Số kết luận đúng:
A. 6 B. 3 C. 5 D. 4
Câu 32:Trong các câu sau, câu nào sai:
A. oxi tan nhiều trong nước. B. Oxi nặng hơn không khí
C. oxi chiếm 1/5 thể tích không khí D. Oxi là chất khi không màu, không mùi, không vị
Câu 33:Phản ứng điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là
A. 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2
B. 2KClO3 → 2KCl + 3O2
C. KNO3 → KNO2 + O2
D. A, B, C đều được
Câu 34:Có các kết luận sau:
1. S là chất rắn vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.
2. S có thể phản ứng được với Al, O2, F2, H2, H2SO4 đặc.
3. Lưu huỳnh là chất rắn có màu vàng, tác dụng với thủy ngân ngay nhiệt độ thường.
4. Một lượng lớn S dùng để sản xuất axit sunfuric.
5. Trong tự nhiên S chỉ tồn tại ở dạng đơn chất.
6. S tà phương (Sα) và S đơn tà (Sp) là hai dạng thù hình.
Số phát biểu đúng:
A. 6 B. 3 C. 5 D. 4
Câu 35: Trong phản ứng: 3S + 6KOH → 2K2S + K2SO3 + 3H2O. Lưu huỳnh đóng vai trò là
B. không là chất oxi hóa cũng không là chất khử A. chất khử
C. là chất oxi hóa nhưng đồng thời cũng là chất khử D. chất oxi hóa
Câu 36: Tính chất hóa học đặc trưng của H2S là:
A. Vừa oxi hóa vừa khử
B. Tính axit yếu, tính khử mạnh
C. tính oxi hóa
D. tính khử
Câu 37: Có các kết luận sau:
1. Sục khí H2S vào dd CuSO4 thấy xuất hiện kết tủa đen.
2. Dung dịch H2S để lâu ngày trong không khí có màu vàng.
3. H2S là chất khí, không màu mùi trứng thối rất độc.
4. Trong tự nhiên H2S có trong khí núi lửa và xác động vật thối rửa.
5. Trong phòng thí nghiêm H2S được điều chế bằng cách cho FeS tác dụng với dd H+(HCl).
6. Khi dẫn H2S vào dd NaOH (tỉ lệ mol 1:1) thu được muối NaHS.
Số kết luận đúng:
A. 6 B. 3 C. 5 D. 4
Câu 38: Phản ứng nào sau không thể xảy ra ?
Câu 39: Có các kết luận sau:
1. Khí SO2 không màu, mùi hắc, độc, tan trong nước tạo dd axit sunfurơ.
2. Sục khí SO2 vào dung dịch brom thì dd mất màu. 3. SO2 vừa có tính chất khử vừa có tính ôxi hoá.
4. SO2 làm chất tảy màu, chống nấm môc.
5. Trong phòng thí nghiệm SO2 được điều chế bằng cách cho muối sunfit (SO32-) tác dụng với dd axit HCl.
6. Khi dẫn SO2 vào dd NaOH (tỉ lệ mol 1:2) thu được muối Na2SO3.
Số kết luận đúng:
A. 6 B. 3 C. 5 D. 4
Câu 40: Cho các phản ứng sau:
(1) SO2 + H2O → H2SO3 ;
(2) SO2 + NaOH → NaHSO3 ;
(3) SO2 + CaO →CaSO3;
(4) SO2 + 2H2S→ 3S +2H2O.
Có bao nhiêu phản ứng mà SO2 là một oxit axit?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
...
Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Trường THPT Tôn Thất Tùng. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Chúc các em học tập tốt !