Đề cương ôn tập môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Trường THPT Bến Tre

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN HÓA HỌC 10 NĂM HỌC 2019-2020

TRƯỜNG THPT BẾN TRE

 

Lý thuyết:

Chương I: NGUYÊN TỬ

Trong nguyên tử gồm có những hạt cơ bản nào? Những hạt đó có điện tích và khối lượng là bao nhiêu?Cách viết ký hiệu hoá học của 1 nguyên tử?.

Nguyên tố hóa học và những đặc trưng của nguyên tố hóa học(điện tích hạt nhân, số khối, đồng vị, nguyên tử khối trung bình)?

Cấu trúc của vỏ nguyên tử ( lớp electron, phân lớp electron, sự phân bố electron, viết cấu hình electron, đặc điểm electron lớp ngoài cùng)?

Chương II: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN

Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong BTH

Cấu tạo BTH (ô nguyên tố, chu kì, nhóm)

Những đại lượng và tính chất biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân (độ âm điện, tính kim loại-phi kim, tính bazơ và axit của oxit và hiđroxit, hóa trị cao nhất của nguyên tố với oxi và hoá trị của nguyên tố phi kim trong hợp chất khí với hiđro)

Định luật tuần hoàn

Chương III: LIÊN KẾT HÓA HỌC

So sánh liên kết ion và liên kết cộng hóa trị (nguyên nhân, bản chất và điều kiện)

Hóa trị và số oxi hóa

Hiệu độ âm điện và liên kết hóa học

Chương IV: PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ

Khái niệm về phản ứng oxi hóa khử, chất oxi hóa, chất khử, quá trình oxi hóa quá trình khử.

Lập phương trình hóa học cho các phản ứng oxi hóa khử.

Phân loại phản ứng hóa học

BÀI TẬP

TRẮC NGHIỆM

1. Hạt nhân nguyên tử \({}_{29}^{65}Cu\) có số nơtron  là    

A. 94                           B. 36                           C. 65                           D. 29

2. Đồng có hai đồng vị, chúng khác nhau về

A. Số electron             B. Số p                                    C. Cấu hình electron nguyên tử                  D. Số khối

3. Dãy nào dưới đây gồm các đồng vị?

A. \({}_6^{14}X,{}_7^{14}Y\)               

B. \({}_9^{19}X,{}_{10}^{20}Y\)               

C. \({}_{14}^{28}X,{}_{14}^{29}Y\)               

D. \({}_{18}^{40}X,{}_{19}^{40}Y\)

4. Đồng có 2 đồng vị 63Cu (69,1%) và 65Cu. Nguyên tử khối trung bình của đồng là

A. 64, 000(u)               B. 63,542(u)                C. 64,382(u)                D. 63,618(u)

5. Ngtố Bo có 2 đồng vị 11B (x1%) và 10B (x2%), ngtử khối trung bình của Bo là 10,8. Giá trị của x1

A. 80%                         B. 20%                        C. 10,8%                     D. 89,2%

6. Trong thiên nhiên Ag có hai đồng vị Ag (56%). Tính số khối của đồng vị thứ hai. Biết nguyên tử khối trung bình của Ag là 107,88u.                     

A. 109                         B. 107                         C. 106                         D. 108

7. Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Những electron ở lớp K có mức năng lượng thấp nhất.

B. Những electron ở gần hạt nhân có mức năng lượng cao nhất.

C. Electron ở phân lớp 4p có mức năng lượng thấp hơn electron ở phân lớp 4s.

D. Các electron trong cùng một lớp có năng lượng bằng nhau.

8. Nguyên tử \(_{19}^{39}K\) có tổng số proton, electron và nơtron lần l­ượt là

A. 19, 20, 39. 

B. 19, 20, 19.             

C.  20, 19, 39.            

D.  19, 19, 20.

9. Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X (Z=24)?

A. [Ar] 3d54s1

B. [Ar] 3d44s2            

C. [Ar] 4s24p6             

D. [Ar] 4s14p5

10. Cấu hình electron nguyên tử  nào dưới đây viết không đúng?

A. 1s22s22p63s23p5      B. 1s2 2s22p5                     C. 1s2 2s22p63s1                              D. 1s22s2 2p6 3s23p64s23d6

11. Trong bảng hệ thống tuần hoàn, các nguyên tố được xếp lần lượt theo thứ tự nào?

A. Số khối tăng dần                                        B. Điện tích hạt nhân tăng dần

C. Số lớp electron tăng dần                            D. Số electron ở lớp ngoài cùng tăng dần

12. Nguyên tố X ở nhóm VIIA, chu kỳ 4. Điện tích hạt nhân của X là

A. 35                           B. 25                           C. 33                           D. 35+

13. Cặp nguyên tố hoá học nào sau đây có tính chất hóa học giống nhau nhất?

A. Ca, Mg                   B. P, S                         C. Ag, Ni                    D. N, O

14. Hợp chất oxit cao nhất của nguyên tố thuộc chu kỳ 3 có tính bazơ mạnh nhất là:

A. Al2O3                             B. MgO                       C. NaO2                                  D. SiO2

15. Các nguyên tố  nhóm A trong bảng hệ thống tuần hoàn là:

A. các nguyên tố s                                                     B. các nguyên tố p

C. các nguyên tố s và p                                               D. các nguyên tố d và f

16. Một nguyên tố M thuộc nhóm A. Trong phản ứng oxi hóa khử M tạo ion M3+ có 37 hạt proton, nơtron, electron. Vị trí của nguyên tố M  trong BTH

A. chu kỳ 3, phân nhóm IIIA                         B. chu kỳ 4, phân nhóm IIIA

C. chu kỳ 3, phân nhóm IVA                         D. chu kỳ 3, phân nhóm IIA

17. Nguyên tố X có hình electron là: 1s22s22p63s1. Vị  trí của nguyên tố X trong bảng hệ thống tuần hoàn là:

A. ô số 11, chu kỳ 3, nhóm VIIA.                  B. ô số 9, chu kỳ 3, nhóm IA

C. ô số 11, chu kỳ 3, nhóm IA                       D. ô số 9, chu kỳ 3, nhóm VIIA

18. Cho các nguyên tố X1, X2, X3,X4, X5, X6, X7 lần lượt có cấu hình electron nguyên tử là

X1: 1s22s22p3                                                                   

X2: 1s22s22p63s2

X3: 1s22s22p63s23p63d104s1                                      

X4: 1s22s22p63s23p3

X5: 1s22s22p63s23p63d104s24p3                                               

X6: 1s22s22p63s23p63d54s1

X7: 1s22s22p63s23p63d24s2

Các nguyên tố thuộc cùng một  nhóm  là

A. X1, X2, X4                    B. X1, X4, X5                C. X3, X5, X6                D. X3, X6, X7

19. Cho cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau:

K: [Ar] 3d24s2                

N: [Ar] 3d104s24p4        

L: [Ar] 3d54s1                 

O: [Xe] 6s2                       

M: [Ar] 3d104s24p5       

P: [Kr] 4d105s25p5

Các nguyên tố  phi kim là

A. K, L, O                   B. M, N, P                   C. K, L, O                   D. tất cả đều sai

20. Nguyên tử X, cation Y2+, anion Z- đều có cấu hình electron: 1s22s22p6. Tính chất của X, Y, Z là

A. X là kim loại, Y là khí hiếm, Z là kim loại B. X là khí hiếm, Y là phi kim, Z là kim loại

C. X là khí hiếm, Y là kim loại, Z là phi kim  D. X là kim loại, Y là khí hiếm, Z là phi kim

21. Nguyên tố R thuộc phân nhóm IIA, nó tạo với clo một hợp chất trong đó nguyên tố R chiếm 36,036% theo khối lượng. Tên của nguyên tố R là

A. Be                           B. Mg                          C. Ba                           D. Ca

22. Nguyên tố A có thể tạo với oxi một oxit có công thức AO2, trong đó % khối lượng của A và O bằng nhau. Nguyên tố A là

A. C                            B. N                            C. S                             D. P

23. Nguyên tử nguyên tố R có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p4. Công thức hợp chất khí với hiđro và công thức oxit cao nhất của R là

A. RH3, R2O3              B. RH4, RO2               C. RH5, R2O5                   D. RH2, RO3

24. Các nguyên tố nhóm B trong bảng hệ thống tuần hoàn là:

A. các nguyên tố s và p                                               B. các nguyên tố d và f

C. các nguyên tố s và d                                               D. các nguyên tố p và f

25. Dãy nguyên tố nào sau đây được xếp theo thứ tự tăng dần bán kính nguyên tử?

A. Li < Na < K < Rb < Cs                              B. Cs < Rb < K < Na < Li

C. K < Na < Li < Rb < Cs                              D. Cs < Rb < Na < Li < K

26. Cho dãy các nguyên tố O, S, Se, Te. Độ âm điện của các nguyên tố trên biến đổi như thế nào?

A. tăng                                    B. giảm                                    C. tăng rồi giảm                      D. giảm rồi tăng

27. Cho dãy các nguyên tố nhóm IIA: Mg, Ca, Sr, Ba. Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân (từ Mg ® Ba), tính kim loại thay đổi theo chiều:

A. tăng dần                 B. giảm dần                 C. tăng rồi giảm                      D. giảm rồi tăng

28. Cấu hình e nguyên tử nào là của nguyên tố d?

A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2                                              B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d4 4s2

C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3                                        D. 1s2 2s2 2p1

29. Cho cấu hình e ngtử của các ngtố sau

(X) : 1s2 2s2 2p6 3s2                 

(Y) : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1           

(Z): 1s2 2s2 2p3                             

(T) : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2

Các nguyên tố cùng thuộc 1 nhóm là

A.   Y, Z                      B.   X, Y                     C.   Y, T                      D.   X, T

30. Nguyên tố R thuộc  nhóm IIA, R tạo với clo một hợp chất trong đó nguyên tố R chiếm 36,036% theo khối lượng. Tên của nguyên tố R là

A. Be                           B. Mg                          C. Ba                         D. Ca

31. Nguyên tố Z tạo hợp chất khí với hiđro có công thức chứa ZH2. Trong oxit  cao nhất của Z thì nguyên tố Z chiếm 40% về khối lượng. Tên nguyên tố Z là

A. photpho                  B. lưu huỳnh               C. Oxi                          D. nitơ

32. Ngtố R có công thức hợp chất khí với hiđro RH4. Công thức  oxit cao nhất của R là

A. R4O                        B. RO4                        C. R2O                          D. RO2

33. Trong phản ứng  Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4 , Fe là

A. Chất oxi hóa.          B. Chất bị khử.                       C. Chất khử.               D. Vừa là chất khử, vừa là chất oxi

34. Số oxi hoá của S trong H2S , SO2 , SO32–, SO42– lần lược là

A. 0 , +4, +3 , +8.           

B. –2 , +4 , +6 , +8.           

C. –2 , +4 , +4 , +6.   

D. +2 , +4 , +8 , +10.

35. Số oxi hóa của nitơ trong NH4+, NO2, HNO3 lần lượt là

A. +5 , –3 , +3.            B. –3 , +3 , +5.             C. +3 , –3 , +5.           D. +3 , +5 , –3.

36. Phân tử KF có kiểu liên kết :

A. CHT                       B. CHT phân cực        C. ion                          D. cho–nhận.

37. Cho các hợp chất LiCl, NaF, CCl4, KBr. Hợp chất có liên kết CHT là

A. LiCl                        B. NaF                         C. CCl4                         D. KBr.

38. Cho X(Z=9),Y(Z= 19). Kiểu liên kết hóa học giữa X và Y là  

A. ion.                        B. CHT có cực.           C. CHT không cực.        D. cho–nhận.

39. Liên kết được tạo thành giữa hai ngtử bằng một hay nhiều cặp electron chung , gọi là 

A. Liên kết ion.                                  

B. Liên kết CHT.

C. Liên kết kin loại.               

D. Liên kết hiđro.

40. Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi 

A. Sự góp chung các electron độc thân.

B. Sự cho – nhận cặp electron hóa trị.

C. Lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.

D. Lực hút tĩnh điện giữa các ion dương và electron tự do. 

41. Cho các phản ứng sau; phản ứng nào là phản ứng oxi hoá khử.

1.  2H2S  +   O2  →   2S   +  2H2O

2.  NH3  + 3Cl2  →  N2  +  6HCl

3.  HNO3  +  KOH →  KNO3  +  H­2O

4.  4Fe(OH)2 + O2  +  2H2O →  4Fe(OH)3

5.  P2O5  +  3H2O  →  2H3PO4

A. 1,2,3,4.                   B. 2,3,5                       C. 3,4,5.                      D. 1,2,4.

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Trường THPT Bến Tre. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án tài liệu các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong các kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?