BỘ CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3, 4 MÔN HÓA HỌC 10 NĂM 2019-2020
CHƯƠNG 3 LIÊN KẾT HÓA HỌC
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Hợp chất nào thể hiện đặc tính liên kết ion rõ nhất ?
A. CCl4 B. MgCl2 C. H2O D. CO2
Câu 2: Ion dương đơn nguyên tử điện tích 1+ trở thành nguyên tử là do :
A. Nhận thêm 2 electron B. Nhường đi 1 electron
C. Nhận thêm 1 electron D. Nhường đi 2 electron
Câu 3: Chọn phát biểu đúng nhất: Liên kết ion là liên kết
A. được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa cation kim loại và anion gốc axit.
B. giữa nguyên tử kim loại với nguyên tử phi kim.
C. được hình thành do nguyên tử phi kim nhận electron từ nguyên tử kim loại.
D. được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
Câu 4: Ion nào sau đây là ion đa nguyên tử
A. S2- B. Al3+ C. NH4+ D. Ca2+
Câu 5: Chọn câu sai
A. Các tinh thể ion rất bền vững, khá rắn, khó nóng chảy, khó bay hơi
B. Các hợp chất ion tan nhiều trong nước
C. Các hợp chất ion khi nóng chảy và khi hòa tan trong nước chúng dẫn điện
D. Các tinh thể ion rất bền vững, khá rắn, dễ nóng chảy, dễ bay hơi
Câu 6: Nguyên tử X có cấu hình electron: 1s2 2s2 2p5 thì ion tạo ra từ nguyên tử X sẽ có cấu hình electron nào sau đây?
A. 1s2 2s2 2p4 B. 1s2 2s2 2p6
C. 1s2 2s2 2p63s23p64s24p6 D. 1s2 2s2 2p63s2
Câu7: Cho biết nguyên tử Clo có Z=17, cấu hình electron của ion Cl- là:
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4
C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1
Câu 8: Cho biết nguyên tử Na, Mg, F lần lượt có số hiệu nguyên tử là 11, 12, 9. Các ion Na+, Mg2+, F- có đặc điểm chung là:
A.Có cùng số proton. B.Có cùng notron.
C.Có cùng số electron. D.Không có đặc điểm gì chung.
Câu 9: Cho các hợp chất: KCl (1), NH4Cl (2), Ca(OH)2 (3), Na2SO4 (4), H3PO4 (5). Chất chứa ion đa nguyên tử là:
A. (1), (2), (4), (5) B. (2), (3), (4) C. (2), (4), (5) D. (2), (3), (4), (5)
Câu 10: Chọn phương trình biểu diễn sự tạo thành cation magie (Mg2+) đúng nhất:
A. Mg → Mg+ + 1e
B. Mg - 2e → Mg2+
C. Mg2+ + 2e → Mg
D. Mg → Mg2+ + 2e
Câu 11: Chọn phát biểu đúng nhất: Liên kết cộng hoá trị là liên kết
A. giữa các nguyên tử phi kim với nhau.
B. được hình thành do sự dùng chung electron giữa hai nguyên tử khác nhau.
C. được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung.
D. trong đó cặp electron dùng chung bị lệch về phía một nguyên tử.
Câu 12: Chọn câu đúng nhất: Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho
A. khả năng nhường electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hoá học.
B. khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hoá học.
C. khả năng tham gia phản ứng mạnh hay yếu của nguyên tử đó.
D. khả năng tạo thành liên kết hoá học.
Câu13: Chọn câu đúng nhất trong các câu sau:
A. Liên kết cộng hoá trị không phân cực chỉ được tạo thành từ các nguyên tử giống nhau.
B. Trong liên kết cộng hoá trị, cặp electron dùng chung bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn.
C. Liên kết cộng hoá trị có cực được tạo thành giữa hai nguyên tử có hiệu độ âm điện lớn hơn 0,4.
D. Liên kết cộng hoá trị trong đó cặp electron chung bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn được gọi là liên kết cộng hoá trị phân cực.
Câu 14: Phân tử nào sau đây có liên kết cộng hóa trị không phân cực ?
A. HF B. H2O C. NH3 D. CH4
Câu 15: Phân tử chất nào sao đây có liên kết cộng hóa trị phân cực mạnh ?
A. H2 B. CH4 C. N2 D. HCl
Câu 16: Phân tử chất nào có liên kết cộng hóa trị không phân cực rõ nhất ?
A. SO2 B. F2 C. CS2 D. PCl3
Câu 17: Chọn câu sai
A. Các chất mà phân tử chỉ có liên kết cộng hóa trị có thể là chất rắn , lỏng, khí
B. Các chất phân cực như ancol etylic tan nhiều trong nước
C. Các chất không phân cực như iot, lưu huỳnh tan nhiều trong nước
D. Các chất chỉ có liên kết cộng hóa trị không cực, không dẫn điện
Câu 18: Trong phân tử HCl có bao nhiêu cặp electron chung?
A. 4 B. 2 C.3 D.1
Câu 19: Kim cương có kiểu cấu tạo mạng tinh thể nào ?
A. Mạng tinh thể ion B. Mạng tinh thể nguyên tử
C. Mạng ting thể kim loại D. Mạng tinh thể phân tử
Câu 20: Kiểu mạng tinh thể nào thường có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất ?
A. Mạng tinh thể phân tử B. Mạng tinh thể ion
C. Mạng tinh thể nguyên tử D. Mạng tinh thể kim loại
Câu 21: Chọn câu đúng
A. Tinh thể nguyên tử bền vững, rất cứng, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi khá cao
B. Kim cương có độ cứng lớn nhất so với các tinh thể đã biết nên được quy ước có độ cứng bằng 10
C. Tinh thể phân tử kém bền vững, rất cứng, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp
D. Tinh thể phân tử kém bền, dễ tan trong nước, nhiệt độ nóng chảy cao, nhiệt độ sôi thấp
Câu 22: Trong phản ứng : H2S + SO2 → S + H2O. Số oxi hóa của lưu huỳnh trong H2S và SO2 lần lượt là:
A. -2 và +6 B. -2 và +4 C. +4 và -2 D. +1 và +4
Câu 23: Trong hợp chất nhôm clorua, nhôm có điện hóa trị:
A. 3+ B. +3 C. +2 D. 2+
Câu 24: Trong hợp chất CH4, cacbon có cộng hóa trị
A. 1 B. 2 C. 3 D.4
Câu 25: Số oxi hóa của lưu huỳnh trong hợp chất H2S2O7 là
A. +4 B. +6 C. +8 D. Không xác định
Câu 26: Số oxi hóa của photpho trong ion HPO là
A. +3 B. +5 C. -3 D. +7
Câu 27: Những chất trong dãy nào có cùng số oxi hóa ?
A. Đồng trong Cu2O và CuO
B. Mangan trong MnO2 và KMnO4
C. Sắt trong FeO và Fe2O3
D. Lưu huỳnh trong SO3 và H2SO4
Câu 28: Dựa vào định nghĩa, xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong các phân tử và ion sau: NaCl, CaO, AlCl3, CH4, SO2, HNO3, CO32 – ClO4 – , MnO4 –, Cr2O72 – , NH4+, ClO3 – , SO32 –
Câu 29: Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trung tâm trong các chất sau:
a/Số oxi hóa của N trong:
N2, NO, NO2, N2O4, HNO3, Fe(NO3)3, NH4NO3, NxOy
b/Số oxi hóa của S trong:
H2S, S, SO2, SO3, H2SO4, Na2SO4, H2S2O7, FeS, FeS2
c/Số oxi hóa của Cr trong:
CrO, Cr2O3, K2Cr2O7, K2CrO4
d/Số oxi hóa của Fe trong:
FeO, Fe3O4, FexOy, FeCl2, FeCl3
Câu 30: Cho biết các ion dưới đây ion nào là chất khử, chất oxi hóa, là cả hai
Cl –, Br –, I –, S2 – , F2, Cl2, Br2, I2, MnO4 –, Cr2O7 2 –
H2SO4 đặc, HNO3, H2O2, C, S, SO2, SO32 – , NO2 –, Fe2+, Fe3+
CHƯƠNG 4 PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ
Câu 1: Phương trình hóa học nào sau đây là phản ứng oxi- hóa khử ?
A. 2O3 → 3O2
B. CaO + CO2 → CaCO3
C. 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
D. BaO + 2HCl → BaCl2 + H2O
Câu 2: Sự oxi hóa là :
A. Sự kết hợp của một chất với hidro
B. Sự làm giảm số oxi hóa của một chất
C. Sự nhận electron của một chất
D. Sự làm tăng số oxi hóa của một chất
Câu 3: Sự khử là :
A. Sự kết hợp của một chất với oxi
B. Sự nhận electron của một chất
C. Sự tách hidro của một hợp chất
D. Sự làm tăng số oxi hóa của một chất
Câu 4: Sự mô tả nào về tính chất của bạc trong phản ứng sau là đúng ?
AgNO3 (dd) + NaCl (dd) → AgCl (r) + NaNO3 (dd)
A. Nguyên tố bạc bị oxi hóa.
B. Nguyên tố bạc bị khử.
C. Nguyên tố bạc không bị oxi hóa cũng không bị khử.
D. Nguyên tố bạc vừa bị oxi hoá, vừa bị khử.
Câu 5: Trong phản ứng : Zn (r) + CuCl2 (dd) → ZnCl2 (dd) + Cu (r)
Cu2+ trong CuCl2 đã :
A. Bị oxi hóa
B. Không bị oxi hóa và không bị khử
C. Bị khử
D. Bị oxi hóa và bị khử
Câu 6: Trong phản ứng : Cl2 (r) + 2KBr (dd) → Br2 (l) + 2KCl (dd)
Clo đã :
A. Bị oxi hóa
B. Không bị oxi hóa và không bị khử
C. Bị khử
D. Bị oxi hóa và bị khử
Câu 7: Cho phản ứng : ….NH3 + …O2 → ….NO + ….H2O , sau khi phản ứng được cân bằng, hệ số các chất phản ứng và sản phẩm lần lượt là :
A. 1, 1, 1, 1 B. 2, 1, 2, 3 C. 2, 5, 2, 3 D. 4, 5, 4, 6
Câu 8: Cho biết số mol khí oxi tham gia phản ứng oxi – hóa khử ?
….H2S + ….O2 → ….SO2 + ….H2O
A. 2 B. 5 C. 4 D. 3
Câu 9: Cho phản ứng : ….2NH3 + …3Cl2 → ….N2 + ….HCl , sau khi phản ứng được cân bằng, hệ số các chất phản ứng và sản phẩm lần lượt là :
A. 2,3,2,6 B. 2, 3, 1, 6 C. 2, 6, 2, 6 D. 4, 5, 4, 6
Câu 10: Cho phản ứng: H2S + SO2 → S + H2O
Tổng hệ số khi cân bằng phản ứng trên là:
A. 6 B. 5 C. 7 D. 8
Câu 11: Cho phản ứng: NH3 + O2 → N2 + H2O
Tổng hệ số khi cân bằng phản ứng trên là:
A. 16 B. 15 C. 17 D. 18
Câu 12: Sau khi cân bằng đúng phản ứng oxi – hóa khử :
…Cu + ….HNO3 → ….Cu(NO3)2 + ….NO + ….H2O
Số phân tử Cu và HNO3 đã tham gia phản ứng lần lượt là
A. 3 và 8 B. 6 và 2 C. 8 và 6 D. 8 và 2
Câu 13: Sau khi cân bằng phản ứng oxi – hóa khử :
Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + H2O
Tổng số hệ số các chất phản ứng và tổng số hệ số các sản phẩm là :
A. 26 và 26 B. 19 và 19 C. 38 và 26 D. 19 và 13
Câu 14: Sau khi phản ứng đã được cân bằng :
Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + N2 + H2O
Tổng số hệ số các chất trong phương trình phản ứng là :
A. 29 B. 25 C. 28 D. 32
Câu 15: Cho sơ đồ phản ứng:
Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O. Sau khi cân bằng, hệ số của phân tử các chất là phương án nào sau đây?
A. 3, 14, 9, 1, 7.
B. 3, 28, 9, 1, 14.
C. 3, 26, 9, 2, 13.
D. 2, 28, 6, 1, 14.
---(Để xem nội dung phần còn lại của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập và chọn chức năng tải về máy)---
Trên đây là trích đoạn nội dung Bộ câu hỏi ôn tập Chương 3, 4 môn Hóa học 10 năm 2019-2020, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Ngoài ra các em có thêm tham khảo thêm một số tư liệu tại đây:
- Các dạng bài tập Chương Amino Axit môn Hóa học 12 năm 2019-2020
- Phương pháp giải bài toán về amin - amino axit
- Các dạng bài tập Chương Amino Axit môn Hóa học 12 năm 2019-2020
Chúc các em học tập thật tốt!