80 BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ HALOGEN MÔN HÓA HỌC 10
Câu 1. Để loại bỏ hơi nước có lẫn trong khí Cl2, có thể dẫn hỗn hợp khí qua
A. dung dịch NaCl đặc B. dung dịch NaOH
C. CaO rắn khan D. H2SO4 đậm đặc
Câu 2. Cho phản ứng hóa học Cl2 + Ca(OH)2 → CaOCl2 + H2O. Phản ứng này thuộc loại phản ứng
A. oxi hóa – khử B. trao đổi C. trung hòa D. hóa hợp
Câu 3. Ứng dụng không phải của Clo là
A. sản xuất chất tẩy trắng, sát trùng và hóa chất vô cơ
B. diệt trùng và tẩy trắng
C. sản xuất các hóa chất hữu cơ
D. sản xuất nhựa Teflon làm nhựa chống dính
Câu 4. Hãy chỉ ra mệnh đề không đúng.
A. Trong tất cả các hợp chất, F chỉ có số oxi hóa là –1
B. Trong các hợp chất hiđro và kim loại, các halogen luôn có số oxi hóa –1.
C. Trong tất cả các hợp chất, các halogen chỉ có số oxi hóa –1
D. Tính oxi hóa của các halogen giảm dần từ F đến I.
Câu 5. Để điều chế F2 ta có thể sử dụng phương pháp nào trong các phương pháp sau
A. Dùng chất khử mạnh khử muối florua
B. Cho HF tác dụng với chất oxi hóa mạnh như H2SO4 đặc, KMnO4, O3.
C. Dùng dòng điện oxi hóa muối florua
D. Nhiệt phân muối florua
Câu 6. Nguồn chủ yếu dùng để điều chế iot trong công nghiệp là
A. nước biển B. muối mỏ C. rong biển D. dầu mỏ
Câu 7. Trong tự nhiên, Clo tồn tại chủ yếu dưới dạng
A. NaCl trong nước biển và muối mỏ. B. khoáng vật sinvinit (KCl.NaCl)
C. đơn chất Cl2 có trong khí thiên nhiên. D. khoáng vật cacnalit (KCl.MgCl2.6H2O)
Câu 8. Cho sơ đồ X → Y → nước Gia–ven. Thứ tự X, Y không thể là
A. NaCl và Cl2. B. MnO2 và Cl2. C. Na và NaOH. D. Cl2 và CaOCl2.
Câu 9. Để loại bỏ khí HCl có lẫn trong khí Cl2, dẫn hỗn hợp khí qua
A. dung dịch NaOH B. nước
C. dung dịch NaCl đặc D. H2SO4 đậm đặc
Câu 10. Khi đốt nóng lá đồng có thể cháy trong chất khí nào sau đây?
A. Khí amoniac. B. Khí cacbonic. C. Khí nitơ. D. Khí clo.
Câu 11. Trong muối NaCl có lẫn NaBr và NaI. Để thu được NaCl tinh khiết, có thể
A. sục từ từ khí Cl2 cho đến dư vào dung dịch
B. cho dung dịch tác dụng với dung dịch HCl
C. cho dung dịch tác dụng với dung dịch Br2 dư
D. cho hỗn hợp tác dụng với AgNO3 sau đó nhiệt phân kết tủa
Câu 12. Trong các chất dưới đây, dãy nào gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl?
A. Fe, CuO và Cu(OH)2. B. Fe2O3, KMnO4 và Cu.
C. AgNO3, NaHCO3 và BaSO4. D. CaCO3, H2SO4 và Mg(OH)2.
Câu 13. Muối NaClO có tên là
A. natri hipoclorơ B. natri hipoclorit C. natri peclorat D. natri hipoclorat
Câu 14. Phát biểu nào sau đây là đúng.
A. Axit HI là một axit mạnh nhất trong dãy HX.
B. Các axit trong dãy HF, HCl, HBr, HI có tính axit giảm dần.
C. Tất cả các muối bạc halogenua đều không tan
D. Trong tự nhiên, clo tồn tại cả ở dạng đơn chất và hợp chất
Câu 15. Khi cho Fe3O4 tác dụng với HI dư tạo ra
A. FeI2. B. FeI3. C. FeI2 và FeI3. D. Fe3I8.
Câu 16. Cho dãy các chất: MnO2, PbO2, SiO2, NH3, KMnO4, K2Cr2O7. Số chất trong dãy tác dụng được với HCl tạo ra Cl2 là
A. 5 B. 4 C. 3 D. 6
Câu 17. Nước Gia–ven dùng để tẩy trắng vải, sợi vì có
A. tính khử mạnh B. tính hấp thụ màu mạnh
C. tính axit mạnh D. tính oxi hóa mạnh
Câu 18. Hỗn hợp khí nào có thể cùng tồn tại trong bình kín?
A. khí H2S và Cl2. B. khí HI và Cl2. C. khí NH3 và HCl. D. khí O2 và Cl2.
Câu 19. Khí HCl có thể được điều chế bằng cách cho tinh thể muối ăn tác dụng với chất nào sau đây?
A. H2SO4 loãng B. HNO3. C. NaOH D. H2SO4 đậm đặc
Câu 20. Cho một ít bột CuO vào dung dịch HCl, hiện tượng quan sát được là
A. Đồng (II) oxit tan và có khí thoát ra. B. Đồng (II) oxit tan, dung dịch có màu xanh.
C. Đồng (II) oxit chuyển thành màu đỏ. D. Không có hiện tượng.
Câu 21. Tại sao người ta điều chế được nước clo mà không điều chế được nước flo.
A. Vì flo không tác dụng với nước. B. Vì flo có thể tan trong nước.
C. Vì flo bốc cháy khi tác dụng với nước. D. Vì flo không thể oxi hóa được nước.
Câu 22. Để tẩy uế trong bệnh viện người ta thường dùng hóa chất là
A. tia phóng xạ B. khí ozon C. nước Gia–ven D. clorua vôi
Câu 23. Hiện tượng quan sát được khi thêm dần nước clo vào dung dịch KI có chứa sẵn một ít hồ tinh bột là
A. có hơi màu tím bay lên B. dung dịch chuyển màu vàng
C. dung dịch chuyển màu xanh đặc trưng D. không có hiện tượng
Câu 24. Dung dịch nào sau đây không phản ứng với dung dịch AgNO3.
A. BaCl2. B. HF C. NaCl D. NaBr
Câu 25. Cho từ từ 0,25 mol khí HCl vào dung dịch A chứa 0,2 mol Na2CO3 và 0,1 mol NaHCO3. Thể tích khí CO2 thoát ra (đktc) là
A. 3,92 lít B. 1,12 lít C. 5,60 lít D. 3,36 lít
Câu 26. Cho 0,2 mol HCl tác dụng hoàn toàn với MnO2 thu được V1 lít khí X có màu vàng lục. Cũng cho 0,2 mol HCl tác dụng hoàn toàn với KMnO4, thu được V2 lít khí X. So sánh V1 và V2 trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.
A. V2 = 1,75V1. B. V1 = V2. C. V2 = 2V1. D. V2 < V1.
Câu 27. Trộn lẫn 200 ml dung dịch HCl 2M với 300ml dung dịch HCl 4M. Nồng độ mol/l của dung dịch thu được là
A. 2,1M B. 2,3M C. 1,2M D. 3,2M
Câu 28. Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm 3 kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là
A. 90 ml B. 57 ml C. 75 ml D. 50ml
Câu 29. Cho hỗn hợp A gồm 2 lít khí clo và khí hiđro. Đưa hỗn hợp A ra ngoài ánh sáng một thời gian thì thấy 30% thể tích clo tham gia phản ứng và thu được 1 lít hỗn hợp khí B. Các khí đều đo ở đktc. Phần trăm theo thể tích khí H2 trong B là
A. 13,33% B. 46,66% C. 40,00% D. 66,67%
Câu 30. Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na2CO3 đồng thời khuấy đều thu được V lít khí (đktc) và dung dịch X. Khi cho nước vôi vào dung dịch X thấy xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là
A. V = 22,4.(a – b) B. V = 11,2.(a – b) C. V = 22,4.(a + b) D. V = 11,2.(a + b)
Câu 31. Sục khí clo dư vào dung dịch hỗn hợp gồm NaBr và NaI cho đến khi phản ứng hoàn toàn thì thu được dung dịch chứa 1,17 gam muối khan. Vậy tổng số mol của 2 muối ban đầu là
A. 0,020 B. 0,011. C. 0,010. D. 0,0078
Câu 32. Cấu hình e lớp ngoài cùng của các nguyên tử các nguyên tố halogen là
A. ns² np4. B. ns² np5. C. ns² np³. D. ns² np6.
Câu 33. Trong phản ứng clo với nước, clo đóng vai trò là
A. chất oxi hóa. B. chất khử.
C. vừa oxi hóa, vừa khử. D. chất tạo môi trường.
Câu 34. Chất nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất so với các chất còn lại?
A. HClO. B. HClO2. C. HClO3. D. HClO4.
Câu 35. Hãy lựa chọn phương pháp điều chế khí hidroclorua trong phòng thí nghiệm.
A. Thủy phân AlCl3. B. Tổng hợp từ H2 và Cl2.
C. clo tác dụng với H2O. D. NaCl tinh thể và H2SO4 đặc.
Câu 36. Axit không thể đựng trong bình thủy tinh là
A. HNO3. B. HF C. H2SO4. D. HBr.
Câu 37. Cho phản ứng SO2 + Cl2 + 2H2O → 2HCl + H2SO4. Clo đóng vai trò là
A. chất oxi hóa. B. chất khử.
C. vừa oxi hóa, vừa khử. D. chất tạo môi trường
Câu 38. Trong phòng thí nghiệm clo được điều chế từ hóa chất nào sau đây?
A. KClO3. B. NaCl. C. MnO2. D. HClO3.
Câu 39. Theo chiều tăng điện tích hạt nhân thì khả năng oxi hóa của các halogen đơn chất.
A. tăng dần. B. giảm dần. C. không thay đổi. D. tăng rồi giảm.
Câu 40. Các halogen có tính chất hóa học gần giống nhau vì có cùng
A. cấu hình e ở lớp ngoài cùng. B. tính chất vật lý.
C. số oxi hóa thấp nhất. D. loại liên kết hóa học ở dạng đơn chất.
Câu 41. Khi mở vòi nước máy, nếu chú ý một chút sẽ phát hiện mùi lạ. Đó là do nước máy còn lưu giữ vết tích của thuốc sát trùng chính là clo và người ta giải thích khả năng diệt khuẩn là do
A. clo độc nên có tính sát trùng.
B. clo có thể phát ra tia cực tím.
C. clo tác dụng với nước tạo ra HClO chất này có tính oxi hóa mạnh.
D. clo tác dụng với nước tạo ra kháng thể diệt khuẩn.
Câu 42. Axit clohidric có thể tham gia phản ứng oxi hóa khử với vai trò
A. chất khử. B. chất oxi hóa.
C. chất tạo môi trường. D. chất khử, oxi hóa hoặc môi trường.
Câu 43. Dãy các chất nào sau đây đều tác dụng với HCl?
A. Fe2O3, KMnO4, Cu và AgNO3. B. Fe2O3, KMnO4, Fe, CuO và AgNO3.
C. Fe, CuO, H2SO4, Ag và CaCO3. D. KMnO4, Hg, Fe, H2SO4 và Mg(OH)2.
Câu 44. Trong chất clorua vôi có
A. một loại gốc axit. B. hai loại gốc axit. C. ba loại gốc axit. D. nhóm hiđroxit.
Câu 45. Phản ứng nào sau đây chứng tỏ HCl có thể là chất khử?
A. HCl + NaOH → NaCl + H2O
B. 2HCl + Mg → MgCl2 + H2↑
C. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2↑ + 2H2O
D. NH3 + HCl → NH4Cl
Câu 46. Cho 13,44 lít khí clo (ở đktc) đi qua 2,5 lít dung dịch KOH ở 100oC. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 37,25 gam KCl. Dung dịch KOH trên có nồng độ là
A. 0,24M. B. 0,48M. C. 0,4M. D. 0,2M.
Câu 47. Để hòa tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A. 0,16. B. 0,18. C. 0,08. D. 0,23.
Câu 48. Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II) tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại đó là
A. Be; Mg. B. Mg; Ca. C. Sr; Ba. D. Ca; Sr.
Câu 49. Cho 9,12 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, được dung dịch Y; cô cạn Y thu được 7,62 gam FeCl2 và m gam FeCl3. Giá trị của m là
A. 9,75. B. 8,75. C. 7,80. D. 6,50.
Câu 50. Cho m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 vào một lượng vừa đủ dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Y có tỉ lệ số mol Fe2+ và Fe3+ là 1 : 2. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Cô cạn phần một thu được m1 gam muối khan. Sục khí clo (dư) vào phần hai, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m2 gam muối khan. Biết m2 – m1 = 0,71. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là
A. 240 ml. B. 80 ml. C. 320 ml. D. 160 ml.
...
Trên đây là trích đoạn nội dung 80 Bài tập Chuyên đề Halogen môn Hóa học 10 năm 2019-2020. Để xem toàn nhiều tài liệu hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập. Chúc các em học tập tốt !