Một số bài tập về Khái Quát Cơ Thể Người môn Sinh học 8

MỘT SỐ BÀI TẬP KHÁI QUÁT CƠ THỂ NGƯỜI MÔN SINH HỌC 8

 

Bài tập 1 Trong chương trình Sinh học 7, em đã học các ngành động vật nào?

Trả lời:

Trong chương trình Sinh 7, em đã học các ngành động vật:

- Ngành động vật Nguyên Sinh.

- Ngành Ruột khoang.

- Ngành Giun dẹp.

- Ngành Giun tròn.

- Ngành Giun đốt.

- Ngành Thân mềm.

- Ngành Chân khớp.

- Ngành động vật có xương sống.

Bài tập 2 Lớp động vật có xương sống nào có vị trí tiến hóa cao nhất?

Trả lời:

Ngành động vật có xương sống thì lớp Thú có vị trí tiến hóa cao nhất.

Bài tập 3 Đánh dấu × vào ô chỉ câu trả lời đúng nhất trong các câu sau.

Trả lời:

 

a) 1, 2, 4, 6, 8;

 

b) 1, 3, 5, 7, 8;

x

c) 2, 3, 5, 7, 8;

 

d) 1, 2, 3, 4, 5;

 

Bài tập 4 Kiến thức về cơ thể người và vệ sinh có quan hệ mật thiết với những ngành nghề nào trong xã hội?

Trả lời:

Kiến thức về cơ thể người và vệ sinh có quan hệ mật thiết đến nhiều lĩnh vực trong xã hội như: y tế, giáo dục, thể dục – thể thao, thực phẩm…

Bài tập 5 Tìm các từ và cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện các câu sau:

1. Người là động vật bậc cao thuộc lớp Thú.

2. Đặc điểm cơ bản để phân biệt người với động vật là người biết chế tạovà sử dụng công cụ lao động vào những mục đích nhất định, có tư duy, tiếng nói, chữ viết.

3. Sinh học 8 cung cấp những kiến thức về đặc điểm cấu tạo, chức năngcủa cơ thể người trong mối quan hệ với môi trường, những hiểu biết về phòng chống bệnh tật và rèn luyện thân thể.

4. Kiến thức về cơ thể người có liên quan tới các ngành khoa học như Y học, Tâm lí giáo dục, Hội họa, Thể thao…

5. Phương pháp học tập phù hợp với đặc điểm môn học là kết hợp quan sát, thí nghiệmvà vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tế cuộc sống.

Bài tập 6 Những đặc điểm giống và khác nhau giữa người và động vật thuộc lớp Thú.

Trả lời:

- Giống nhau: Có lông mao, đẻ con, có tuyến sữa và nuôi con bằng sữa.

- Khác nhau: Người biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động vào những mục đích nhất định, có tư duy, tiếng nói, chữ viết.

Bài tập 7 Hãy cho biết những lợi ích của việc học tập môn học “Cơ thể người và vệ sinh”.

Trả lời:

Môn học giúp ta tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và chức năng của cơ thể (từ cấp độ tế bào đến cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể) trong mối quan hệ với môi trường và những cơ chế điều hòa các quá trình sống. Từ đó, đề ra các biện pháp rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khỏe, giúp ta có hiểu biết khoa học để có ý thức và hành vi bảo vệ môi trường.

Bài tập 8 Hãy đánh dấu × vào ô ở câu trả lời đúng nhất.

Trả lời:

Kiến thức về cơ thể người và vệ sinh có quan hệ mật thiết với những ngành nghề trong xã hội như:

 

a) Nghề giáo viên.

 

b) Nghề bác sĩ.

 

c) Ngành thể dục – thể thao.

x

d) Ngành môi trường.

 

e) Nghề bán hàng.

 

g) Tất cả a, b, c, d, e.

 

Bài tập 9 Quan sát hình 2-1, 2-2 SGK để trả lời các câu hỏi:

1. Cơ thể người có mấy phần? Kể tên các phần đó.

2. Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ quan nào? Những cơ quan nào nằm trong khoang ngực và khoang bụng?

Trả lời:

1. Cơ thể người gồm 3 phần: phần đầu, phần thân và phần chi (tay, chân).

2. Khoang ngực và khoang bụng ngăn cách nhau bởi cơ hoành.

+ Khoang ngực chứa tim, phổi.

+ Khoang bụng chứa gan, ruột, dạ dày, thận, bóng đái và cơ quan sinh sản.

Bài tập 10 Hãy ghi tên cơ quan có trong thành phần của mỗi hệ cơ quan và chức năng chính của mỗi hệ cơ quan vào bảng sau:

Trả lời:

Hệ cơ quan

Các cơ quan trong từng hệ cơ quan

Chức năng của hệ cơ quan

Hệ vận động

Cơ, xương

Nâng đỡ, vận động cơ thể di chuyển

Hệ tiêu hóa

Miệng, ống tiêu hóa, tuyến tiêu hóa

Biến đổi và hấp thụ thức ăn

Hệ tuần hoàn

Tim và hệ mạch

Vận chuyển chất dinh dưỡng, chất thải, O2 và CO2

Hệ hô hấp

Đường dẫn khí, phổi

Trao đổi khí

Hệ bài tiết

Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái

Bài tiết nước tiểu

Hệ thần kinh

Não, tủy sống, dây thần kinh

Điều khiển, điều hòa hoạt động của cơ thể

 

Bài tập 11 Quan sát hình 2 – 3 SGK, hãy cho biết các mũi tên từ hệ thần kinh và hệ nội tiết tới các hệ cơ quan nói lên điều gì?

Trả lời:

Sơ đồ hình 2 – 3 SGK thể hiện mối quan hệ của các hệ cơ quan trong cơ thể. Các mũi tên từ hệ thần kinh và hệ nội tiết tới các hệ cơ quan cho thấy các cơ quan trong cơ thể là một khối thống nhất, có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau, cùng thực hiện chức năng sống. Sự phối hợp đó được thực hiện nhờ cơ chế thần kinh (sự điều khiển của hệ thần kinh) và cơ chế thể dịch (hoocmôn do các tuyến nội tiết tiết ra).

Bài tập 12 Chọn các cụm từ: các cơ quan, thuộc lớp Thú, tạo thành một khối thống nhất, thể dịch, chức năng sống, thần kinh, điền vào chỗ trống để hoàn thiện các câu sau:

Trả lời:

Cơ thể người có cấu tạo và sự sắp xếp các cơ quan và hệ cơ quan giống với động vật thuộc lớp Thú. Các cơ quan trong cơ thể tạo thành một khối thống nhất, có sự phối hợp với nhau, cùng thực hiện chức năng sống. Sự phối hợp đó thực hiện nhờ cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch.

Bài tập 13 Bằng một ví dụ, em hãy phân tích vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể.

Trả lời:

- Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Cùng lúc đó các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động: nhịp tim tăng, mạch máu giãn, thở nhanh và sâu, mồ hôi tiết nhiều… Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.

Bài tập 14Hãy ghép các thông tin 1, 2, 3,… ở cột B vào thông tin tương ứng ở cột A.

Cột (A)

Cột (B)

a) Khoang ngực chứa:

………………………………………..

b) Khoang bụng chứa:

………………………………………..

1.Ruột non

2.Ruột già

3.Tim

4.Gan

5.Phổi

6.Dạ dày

7.Thận

8.Bóng đái

Cơ quan sinh sản

 

Trả lời:

a – 3, 5.

b – 1, 2, 4, 6, 7, 8, 9.

Bài tập 15: Quan sát hình 3 – 1 SGK, trình bày cấu tạo tế bào.

Trả lời:

Cấu tạo tế bào gồm:

- Màng sinh chất.

- Chất tế bào: Lưới nội chất, Ribôxôm, Ti thể, Bộ máy Gôngi, Trung thể.

- Nhân.

Bài tập 16 Dựa vào bảng 3 – 1 SGK, hãy giải thích mối quan hệ thống nhất về chức năng giữa màng sinh chất, chất tế bào và nhân tế bào.

Trả lời:

Màng sinh chất giúp tế bào trao đổi chất: Lấy các chất cần thiết (O2, chất dinh dưỡng…) và thải các chất không cần thiết (CO2, urê...).

Chất tế bào chứa các bào quan thực hiện các hoạt động sống của tế bào. Sử dụng các chất mà tế bào lấy vào qua màng sinh chất tổng hợp nên các chất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của tế bào dưới sự điều khiển của nhân tế bào.

Nhân tế bào chứa vật chất di truyền, điều khiển các hoạt động của các bào quan qua quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ ADN → ARN → Prôtêin; các chất được tổng hợp, lấy vào.

Bài tập 17: Qua sơ đồ hình 3 – 2 SGK, hãy cho biết chức năng của tế bào trong cơ thể là gì?

Trả lời:

Tế bào thực hiện trao đổi chất và năng lượng, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể sống. Mọi hoạt động sống của cơ thể là tổng hợp các hoạt động sống của tế bào.

- Sự phân chia của tế bào giúp cơ thể lớn lên và sinh sản.

- Cảm ứng giúp cơ thể phản ứng với kích thích từ môi trường bên ngoài.

Bài tập 18 Tìm những cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện các câu sau:

Trả lời:

Tế bào là đơn vị cấu trúc và đơn vị chức năng của cơ thể. Tế bào được bao bọc bằng lớp màng sinh chất có chức năng thực hiện trao đổi chất giữa tế bào với môi trường trong cơ thể. Trong màng là chất tế bào có các bào quan như lưới nội chất, ribôxôm, bộ máy Gôngi, ti thể…, ở đó diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào. Nhân điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào, trong nhân có nhiễm sắc thể.

Bài tập 19  Hãy sắp xếp các bào quan tương ứng với các chức năng bằng cách ghép chữ (a, b, c) với mỗi số (1, 2, 3) vào ô ở bảng sau sao cho phù hợp.

Trả lời:

1 - c

2 - a

3 - b

4 - X

5 - d

 

Bài tập 20 Hãy chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.

Trả lời:

- Mọi cơ thể đều được cấu tạo từ tế bào.

- Chức năng của tế bào là trao đổi chất và năng lượng giữa tế bào với môi trường cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp cơ thể lớn lên, phân chia và sinh sản. Như vậy, tế bào vừa là đơn vị cấu tạo và cũng là đơn vị chức năng của cơ thể.

Bài tập 21

1. Hãy nêu thành phần cấu tạo của mô thần kinh.

2. Hãy mô tả cấu tạo của một nơron điển hình.

Trả lời:

1. Mô thần kinh được cấu tạo từ các tế bào thần kinh (nơron) và các tế bào thần kinh đệm (thần kinh giao cảm).

2. Cấu tạo của một nơron điển hình gồm:

- Phần thân chứa nhân.

- Từ thân phát đi nhiều tua ngắn phân nhánh (sợi nhánh) và một sợi trục dài, có thể được bao bởi bao miêlin.

Có 3 loại nơron: nơron hướng tâm (nơron cảm giác), nơron li tâm (nơron vận động), nơron trung gian (nơron liên lạc).

Bài tập 22 Em có nhận xét gì về hướng dẫn truyền xung thần kinh ở nơron hướng tâm và nơron li tâm?

Trả lời:

- Nơron hướng tâm (nơron cảm giác) dẫn xung thần kinh về trung ương thần kinh.

- Nơron li tâm (nơron vận động) dẫn các xung li tâm từ bộ não và tủy sống đến các cơ quan phản ứng để gây ra sự vận động hoặc bài tiết.

⇒ Chiều dẫn truyền của 2 nơron này ngược nhau.

Bài tập 23

1. Phản xạ là gì?

2. Sự khác biệt giữa các phản xạ ở động vật và hiện tượng cảm ứng ở thực vật?

Trả lời:

1. Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh.

2. Sự khác biệt:

- Phản xạ là phản ứng của cơ thể có sự tham gia của hệ thần kinh.

- Cảm ứng ở thực vật: là những phản ứng lại kích thích của môi trường. Ví dụ: hiện tượng cụp lá ở cây xấu hổ chủ yếu là những thay đổi về trương nước ở các tế bào gốc lá, không phải do thần kinh điều khiển.

Bài tập 24

1. Hãy xác định các loại nơron tạo nên một cung phản xạ.

2. Các thành phần của một cung phản xạ là gì?

Trả lời:

1. Các loại nơron tạo nên một cung phản xạ: nơron hướng tâm (nơron cảm giác), nơron li tâm (nơron vận động), nơron trung gian (nơron liên lạc).

2. Các thành phần của một cung phản xạ:

- Cơ quan thụ cảm (da).

- Trung ương thần kinh (nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian).

- Cơ quan phản ứng (cơ, tuyến…).

Bài tập 25 Nêu một số ví dụ về phản xạ và phân tích đường dẫn truyền xung thần kinh trong phản xạ đó.

Trả lời:

- Khi ngứa, ta đưa tay lên gãi. Đường dẫn truyền gồm:

+ Cơ quan thụ cảm tiếp nhận kích thích (ngứa), phát sinh xung thần kinh.

+ Nơron hướng tâm: dẫn truyền xung thần kinh (từ cơ quan thụ cảm về trung ương thần kinh).

+ Trung ương thần kinh: Phân tích và xử lí các xung thần kinh cảm giác, làm phát sinh xung thần kinh vận động.

+ Nơron li tâm: Dẫn truyền xung thần kinh vận động (từ trung ương thần kinh tới cơ quan phản ứng).

+ Cơ quan phản ứng: Hoạt động để trả lời kích thích (biểu hiện đưa tay lên gãi).

- Có thể động tác gãi lần đầu chưa đúng chỗ ngứa. Thông tin ngược báo về trung ương tình trạng vẫn ngứa. Trung ương phát lệnh thành xung thần kinh theo dây li tâm tới các cơ tay để điều chỉnh (về cường độ, tần số co cơ...) giúp tay gãi đúng chỗ ngứa. Như vậy, các xung thần kinh ở phản xạ gãi đúng chỗ ngứa đã dẫn truyển theo các nơron tạo nên một vòng khép kín là vòng phản xạ.

Bài tập 26 Chọn các cụm từ: đường phản hồi, điều chỉnh phản ứng, dẫn truyền, trả lời các kích thích, cảm ứng, nơron li tâm, trung ưng thần kinh, cung phản xạ, phản ứng, phản xạ, nơron hướng tâm, thông tin ngược, điền vào chỗ trống để hoàn thiện các câu sau:

Trả lời:

Chức năng cơ bản của nơron là cảm ứng và dẫn truyền. Phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh gọi là phản xạ. Một cung phản xạ gồm có 5 yếu tố là: cơ quan thụ cảm, nơron hướng tâm, nơron trung gian, nơron li tâm và cơ quan phản ứng. Trong phản xạ luôn có luồng thông tin ngược báo về trung ương thần kinh để trung ương điều chỉnh phản ứng cho thích hợp. Luồng thần kinh bao gồm cung phản xạ và đường liên hệ ngược tạo nên vòng phản xạ.

Bài tập 27 Phản xạ là gì? Hãy lấy vài ví dụ về phản xạ.

Trả lời:

- Phản xạ: Phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh gọi là phản xạ.

- Ví dụ : Khi chân ta dẫm phải hòn than, chân vội nhấc lên là một phản xạ. Con chuột đang đi, bỗng nhìn thấy con mèo, liền chạy trốn cũng là một phản xạ…

Bài tập 28 Từ một ví dụ cụ thể đã nêu, hãy phân tích đường đi của xung thần kinh của phản xạ đó.

Trả lời:

Chạm tay vào vật nóng thì co tay lại. Cung phản xạ này là:

- Cơ quan thụ cảm (da) tiếp nhận kích thích (hơi nóng), phát sinh xung thần kinh.

- Nơron hướng tâm: dẫn truyền xung thần kinh (từ cơ quan thụ cảm về trung ương thần kinh).

- Trung ương thần kinh: Phân tích và xử lí các xung thần kinh cảm giác, làm phát sinh xung thần kinh vận động.

- Nơron li tâm: Dẫn truyền xung thần kinh vận động (từ trung ương thần kinh tới cơ quan phản ứng hay còn gọi là cơ quan trả lời).

- Cơ quan phản ứng: Hoạt động để trả lời kích thích (biểu hiện ở phản ứng tiết và phản ứng vận động là co tay lại).

Bài tập 29 Đánh dấu × vào ô ở đầu câu trả lời không đúng.

Trả lời:

5 yếu tố của một cung phản xạ là:

x

a) Nơron hướng tâm, nơron li tâm.

x

b) Nơron trung gian.

x

c) Cơ quan thụ cảm.

 

d) Kích thích của môi trường.

x

e) Cơ quan phản ứng.

-----

 -(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Một số bài tập về Khái Quát Cơ Thể Người môn Sinh học 8. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?