A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
Một số công thức tính cần nhớ:
Công thức liên hệ: \(C\% = \frac{{100S}}{{100 + S}}\) Hoặc \(S = \frac{{100.C\% }}{{100 - C\% }}\)
Công thức tính nồng độ mol/lit: \({C_M} = \frac{{n(mol)}}{{V(lit)}} = \frac{{1000.n(mol)}}{{V(ml)}}\)
* Mối liên hệ giữa nồng độ % và nồng độ mol/lit.
Công thức liên hệ: \(C\% = \frac{{{C_M}.M}}{{10D}}\) Hoặc \({C_M} = \frac{{10D.C\% }}{M}\)
Trong đó:
mct là khối lượng chất tan (đơn vị: gam)
mdm là khối lượng dung môi (đơn vị: gam)
mdd là khối lượng dung dịch (đơn vị: gam)
V là thể tích dung dịch (đơn vị: lit hoặc mililit)
D là khối lượng riêng của dung dịch( đơn vị: gam/mililit)
M là khối lượng mol của chất( đơn vị: gam)
S là độ tan của 1 chất ở một nhiệt độ xác định( đơn vị: gam)
C% là nồng độ % của 1 chất trong dung dịch( đơn vị: %)
CM là nồng độ mol/lit của 1 chất trong dung dịch( đơn vị: mol/lit hay M)
Công thức tính độ tan: \(S = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dm}}}}.100\)
Công thức tính nồng độ %: \(C\% = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}}.100\% \)
mdd = mdm + mct Hoặc mdd = Vdd (ml) . D(g/ml
B. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP
1. DẠNG 1: TOÁN ĐỘ TAN
a. Phân dạng 1: Bài toán liên quan giữa độ tan của một chất và nồng độ phần trăm dung dịch bão hoà của chất đó.
Bài 1: Tính nồng độ phần trăm của những dung dịch sau:
a) 200 gam dung dịch chứa 20 gam NaCl
b) 640 gam dung dịch chứa 32 gam KNO3
Hướng dẫn giải
a) Chất tan trong dung dịch chỉ chứa NaCl
\( \Rightarrow \) Nồng độ phần trăm của NaCl chính là nồng độ phần trăm của dung dịch.
\(C\% = {{{m_{ct}}} \over {{m_{{\rm{dd}}}}}}.100 \) \(\Rightarrow C{\% _{NaCl}} = {{{m_{NaCl}}} \over {{m_{{\rm{dd}}}}}}.100 = {{20} \over {100}} = 10\% \)
b) Chất tan trong dung dịch khí chứa \(KN{O_3}\) .
\( \Rightarrow \) Nồng độ phần trăm của \(KN{O_3}\) chính là nồng độ phần trăm của dung dịch.
\(C\% = {{{m_{ct}}} \over {{m_{{\rm{dd}}}}}}.100 \) \(\Rightarrow C{\% _{KN{O_3}}} = {{{m_{KN{O_3}}}} \over {{m_{{\rm{dd}}}}}}.100 = {{32} \over {640}} = 5\% \)
Bài 2: Hãy chọn câu trả lời đúng.
a) Độ tan là số gam chất tan
A. có thể tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa.
B. có thể tan trong 100 gam nước tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định.
C. có trong 100 gam dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định.
D. có thể hòa tan trong 1 lít dung môi để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định.
b) Dung dịch bão hòa là dung dịch
A. có thể pha loãng bằng nước.
B. Có thể hòa tan thêm chất tan
C. không thể hòa tan thêm chất tan.
D. Có độ tan không đổi theo nhiệt độ.
Hướng dẫn giải
a) Độ tan ( khí hiệu là S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.
Đáp án B.
b) Dung dịch bão hòa là dung dihcj không thể hòa tan thêm chất tan.
Đáp án C.
b. Phân dạng 2: Bài toán tính lượng tinh thể ngậm nước cần cho thêm vào dung dịch cho sẵn.
Cách làm:
Dùng định luật bảo toàn khối lượng để tính:
* Khối lượng dung dịch tạo thành = khối lượng tinh thể + khối lượng dung dịch ban đầu.
* Khối lượng chất tan trong dung dịch tạo thành = khối lượng chất tan trong tinh thể + khối lượng chất tan trong dung dịch ban đầu.
* Các bài toán loại này thường cho tinh thể cần lấy và dung dịch cho sẵn có chứa cùng loại chất tan.
Bài tập áp dụng:
Để điều chế 560g dung dịch CuSO4 16% cần phải lấy bao nhiêu gam dung dịch CuSO4 8% và bao nhiêu gam tinh thể CuSO4.5H2O.
Hướng dẫn giải
* Cách 1:
Trong 560g dung dịch CuSO4 16% có chứa.
mct CuSO4(có trong dd CuSO4 16%) = = = 89,6(g)
Đặt mCuSO4.5H2O = x(g)
1mol(hay 250g) CuSO4.5H2O chứa 160g CuSO4
Vậy x(g) // chứa = (g)
mdd CuSO4 8% có trong dung dịch CuSO4 16% là (560 – x) g
mct CuSO4(có trong dd CuSO4 8%) là = (g)
Ta có phương trình: + = 89,6
Giải phương trình được: x = 80.
Vậy cần lấy 80g tinh thể CuSO4.5H2O và 480g dd CuSO4 8% để pha chế thành 560g dd CuSO4 16%.
* Cách 2: Tính toán theo sơ đồ đường chéo.
Lưu ý: Lượng CuSO4 có thể coi như dd CuSO4 64%(vì cứ 250g CuSO4.5H2O thì có chứa 160g CuSO4). Vậy C%(CuSO4) = .100% = 64%.
c. Phân dạng 3: bài toán tính lượng chất tan tách ra hay thêm vào khi thay đổi nhiệt độ một dung dịch bão hoà cho sẵn.
Cách làm:
Bước 1: Tính khối lượng chất tan và khối lượng dung môi có trong dung dịch bão hoà ở t1(0c)
Bước 2: Đặt a(g) là khối lượng chất tan A cần thêm hay đã tách ra khỏi dung dịch ban đầu, sau khi thay đổi nhiệt độ từ t1(0c) sang t2(0c) với t1(0c) khác t2(0c).
Bước 3: Tính khối lượng chất tan và khối lượng dung môi có trong dung dịch bão hoà ở t2(0c).
Bước 4: áp dụng công thức tính độ tan hay nồng độ % dung dịch bão hoà(C% ddbh) để tìm a.
Lưu ý: Nếu đề yêu cầu tính lượng tinh thể ngậm nước tách ra hay cần thêm vào do thay đổi nhiệt độ dung dịch bão hoà cho sẵn, ở bước 2 ta phải đặt ẩn số là số mol(n)
Bài 1: ở 120C có 1335g dung dịch CuSO4 bão hoà. Đun nóng dung dịch lên đến 900C. Hỏi phải thêm vào dung dịch bao nhiêu gam CuSO4 để được dung dịch bão hoà ở nhiệt độ này.
Biết ở 120C, độ tan của CuSO4 là 33,5 và ở 900C là 80.
Đáp số: Khối lượng CuSO4 cần thêm vào dung dịch là 465g.
2. DẠNG 2: TOÁN NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH
Bài 1: Hòa tan 15,5g Na2O vào nước được 0,5l dung dịch A
a)Tính nồng độ mol/l của dung dịch A
b)Tính thể tích dung dịch H2SO4 20%, khối lượng riêng là 1,14g/ml cần để trung hòa dung dịch A
c)Tính nồng độ mol/l của chất có trong dung dịch sau khi trung hòa
d)Hỏi phải thêm bao nhiêu lit nước vào 2l dung dịch NaOH 1M để thu được dung dịch có nồng độ 0,1M
Hướng dẫn giải
a. mdd = 62,5g
b. mHNO = 25g
c. CM(HNO ) = 7,94M
Bài 2: Hãy tính nồng độ mol/l của dung dịch thu được trong mỗi trường hợp sau:
a. Hoà tan 20g NaOH vào 250g nước. Cho biết DH O = 1g/ml, coi như thể tích dung dịch không đổi.
b. Hoà tan 26,88 lít khí hiđro clorua HCl (đktc) vào 500ml nước thành dung dịch axit HCl. Coi như thể dung dịch không đổi.
c. Hoà tan 28,6g Na2CO3.10H2O vào một lượng nước vừa đủ để thành 200ml dung dịch Na2CO3.
Hướng dẫn giải
a. CM( NaOH ) = 2M
b. CM( HCl ) = 2,4M
c. CM(Na2CO3) = 0,5M
Bài 3: Cho 2,3g Na tan hết trong 47,8ml nước thu được dung dịch NaOH và có khí H2 thoát ra . Tính nồng độ % của dung dịch NaOH?
Đáp số: C%(NaOH) = 8%
C. LUYỆN TẬP
Câu 1: Để tính nồng độ phần trăm của dung dịch HCl, người ta làm thế nào?
A. Tính số gam HCl có trong 100g dung dịch
B. Tính số gam HCl có trong 1lít dung dịch
C. Tính số gam HCl có trong 100og dung dịch
D. Tính số mol HCl có trong 1lít dung dịch
Câu 2: Khi hoà tan 100ml rượu êtylic vào 50ml nước thì:
A. Rượu là chất tan và nước là dung môi
B. Nước là chất tan và rượu là dung môi
C. Nước và rượu đều là chất tan
D. Nước và rượu đều là dung môi
Câu 3: Khi tăng nhiệt độ và giảm áp suất thì độ tan của chất khí trong nước thay đổi như thế nào?
A. Tăng
B. Giảm
C. Có thể tăng hoặc giảm
D. Không thay đổi
Câu 4: Độ tan của NaCl trong nước ở 200C là 36g. Khi mới hoà tan 14g NaCl vào 40g nước thì phải hoà tan thêm bao nhiêu gam NaCl nữa để dung dịch bão hoà?
A. 0,3g B. 0,4g C.0,6g D.0,8g
Câu 5: Chọn câu đúng khi nói về độ tan.
Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là:
A. Số gam chất đó tan trong 100g dung dịch.
B. Số gam chất đó tan trong 100g dung môi
C. Số gam chất đó tan trong nước tạo ra 100g dung dịch
D. Số gam chất đó tan trong 100g nước để tạo dung dịch bão hoà
Câu 6: Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn trong nước thay đổi như thé nào?
A. Đều tăng B. Đều giảm C. Phần lớn tăng D. Phần lớn giảm
Câu 7: Hoà tan 14,36g NaCl vào 40g nước ở nhiệt độ 200C thì được dung dịch bão hoà. Độ tan của NaCl ở nhịêt độ đó là:
A. 35,5g B. 35,9g C.36,5g D. 37,2g
Câu 8: Ở 200C hoà tan 40g KNO3 vào trong 95g nước thì được dung dịch bão hoà. Độ tan của KNO3 ở nhiệt độ 200C là:
A. 40,1g B. 44, 2g C. 42,1g D. 43,5g
Câu 9: Câu nào đúng khi nói về nồng độ phần trăm?
Nồng độ phần trăm là nồng độ cho biết:
A.Số gam chất tan có trong 100g dung dịch
B. Số gam chất tan có trong 100g dung dịch bão hoà
C. Số gam chất tan có trong 100g nước
D. Số gam chất tan có trong 1 lít dung dịch
Câu 10: Nồng độ của dung dịch tăng nhanh nhất khi nào?
A. Tăng lượng chất tan đồng thời tăng lượng dung môi
B. Tăng lượng chất tan đồng thời giảm lượng dung môi
C. Tăng lượng chất tan đồng thời giữ nguyên lượng dung môi
D. Giảm lượng chất tan đồng thời giảm lượng dung môi
Câu 11: Câu nào đúng, trong các câu sau?
A. Quá trình hoà tan muối ăn vào nước là một quá trình hoá học
B. Sắt bị gỉ là một hiện tượng vật lí
C. Những nguyên tử của các đồng vị có cùng số prôton trong hạt nhân
D. Nồng độ % của dung dịch cho biết số chất tan trong 100g dung môi
Câu 12: Với một lượng chất tan xác định khi tăng thể tích dung môi thì:
A. C% tăng,CM tăng B. C% giảm ,CM giảm
C. C% tăng,CM giảm D. C% giảm,CM tăng
Câu 13: Bằng cách nào sau đâycó thể pha chế được dung dịch NaCl 15%.
A. Hoà tan 15g NaCl vào 90g H2O
B. Hoà tan 15g NaCl vào 100g H2O
C. Hoà tan 30g NaCl vào 170g H2O
D. Hoà tan 15g NaCl vào 190g H2O
Câu 14: Để tính nồng độ mol của dung dịch NaOH, người ta làm thế nào?
A. Tính số gam NaOH có trong 100g dung dịch
B. Tính số gam NaOH có trong 1 lít dung dịch
C. Tính số gam NaOH có trong 1000g dung dịch
D. Tính số mol NaOH có trong 1 lít dung dịch
Câu 15: Các câu sau, câu nào đúng khi định nghĩa dung dịch?
A. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất rắn và chất lỏng
B. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất khí và chất lỏng
C. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của hai chất lỏng
D. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi
---Để xem tiếp nội dung từ câu 16 đến câu 40 của tài liệu các em vui lòng xem online hoặc tải về máy---
Câu 40: Độ tan của một chất trong nước ở một nhiệt độ xác định là:
A. Số gam chất đó có thể tan trong 100g dung dịch
B. Số gam chất đó có thể tan trong 100g nước
C. Số gam chất đó có thể tan trong 100g dung môi để tạo thành dung dịch bão hoà
D. Số gam chất đó có thể tan trong 100g nước để tạo thành dung dịch bão hoà
Câu 41: Lấy mỗi chất 10g hoà tan hoàn toàn vào nước thành 200ml dung dịch. Hỏi dung dịch chất nào có nồng độ mol lớn nhất:
A. Na2CO3 B. Na2SO4 C. NaH2PO4 D. Ca(NO3)2
Câu 42: Trộn 2 lít dung dịch HCl 4M vào 1 lít dung dịch HCl 0,5M. Nồng độ mol của dung dịch mới là:
A. 2,82M B. 2,81M C. 2,83M D. Tất cả đều sai
Câu 43: Cần phải dùng bao nhiêu lít H2SO4 có tỉ khối d= 1,84 và bao nhiêu lít nước cất để pha thành 10 lít dung dịch H2SO4 có d= 1,28.
A. 6,66lít H2SO4 và 3,34 lít H2O
B. 6,67lít H2SO4 và 3,33 lít H2O
C. 6,65lít H2SO4 và 3,35 lít H2O
D. 7lít H2SO4 và 3 lít H2O
Câu 44: Khi hoà tan 50g đường glucozơ( C6H12O6) vào 250g nước ở 200C thì thu được dung dịch bão hoà. Độ tan của đường ở 200C là:
A. 200g B. 100g C. 150g D. 300g
Câu 45: Ở 200C, độ tan của dung dịch muối ăn là 36g. Nồng độ % của dung dịch muối ăn bão hoà ở 200C là:
A. 25% B. 22,32% C. 26,4% D. 25,47%
Câu 46: Khi làm bay hơi 50g một dung dịch muối thì thu được 0,5g muối khan. Hỏi lúc đầu, dung dịch có nồng bao nhiêu phần trăm:
A. 1,1% B.1% C.1,5% D.3%
Câu 47: Độ tan của KNO3 ở 400C là 70g. Số gam KNO3 có trong 340g dung dịch ở nhiệt độ trên là:
A. 140g B. 130g C. 120g D.110g
Câu 48: Hoà tan 6,2g Na2O vào nước được 2 lít dung dịch A. Nồng độ mol/l của dung dịch A là:
A. 0,05M B. 0,01M C. 0,1M D. 1M
Câu 49: Hoà tan hết 19,5g Kali vào 261g H2O. Nồng độ %của dung dịch thu được là: (cho rằng nước bay hơi không đáng kể).
A.5% B.10% C.15% D. 20%
Câu 50: Độ tan của muối NaCl ở 1000C C là 40g. ở nhiệt độ này dung dịch bão hoà NaCl có nồng độ phần trăm là:
A. 28% B. 26,72% C. 28,57% D. 30,05%
ĐÁP ÁN PHẦN LUYỆN TẬP
1A | 2B | 3B | 4D | 5D | 6C | 7B | 8C | 9A | 10B |
11C | 12B | 13C | 14D | 15D | 16A | 17D | 18B | 19A | 20B |
21D | 22B | 23D | 24A | 25D | 26A | 27C | 28D | 29A | 30B |
31C | 32A | 33D | 34A | 35B | 36D | 37D | 38B | 39C | 40D |
41A | 42C | 43B | 44A | 45D | 46B | 47A | 48C | 49B | 50C |
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Phương pháp giải một số dạng bài tập về độ tan, nồng độ dung dịch môn Hóa học 8 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:
- Phương pháp giải bài tập về Dung dịch môn Hóa học 8
- Phương pháp tính số mol và khối lượng chất tan trong dung dịch môn Hóa học 8
Chúc các em học tốt!