MỘT SỐ BÀI TẬP QUY LUẬT TRỘI LẶN KHÔNG HOÀN TOÀN
SINH HỌC 9 NĂM 2020
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Định luật Menđen 1 còn gọi là định luật .........; tính trạng được biểu hiện ở F1 là tính trạng .......; tính trạng kia không biểu hiện được gọi là tính trạng........
A. Đồng tính; trung gian; lặn
B. Phân tính; trội; lặn
C. Đồng tính; trội; lặn
D. Phân tính; trung gian; trội hoặc lặn
Câu 2: Điểm giống nhau trong kết quả lai một tính trạng trong trường hợp trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn là
A. kiểu gen và kiểu hình F1.
B. kiểu gen và kiểu hình F2.
C. kiểu gen F1 và F2.
D. kiểu hình F1 và F2.
Câu 3: Kiểu hình là gì?
A. Là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể
B. Là hình dạng của cơ thể
C. Là tổ hợp các tính trạng của cơ thể
D. Là hình thái kiểu cách của một con người
Câu 4: Ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh, kiểu hình ở cây F1 sẽ như thế nào?
A. 100% cây hạt vàng
B. 1 hạt vàng : 3 hạt xanh
C. 3 hạt vàng : 1 hạt xanh
D. 1 hạt vàng : 1 hạt xanh
Câu 5: Ở chó, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài. P: Lông ngắn thuần chủng x Lông dài, kết quả ở F1 như thế nào?
A. 3 lông ngắn : 1 lông dài
B. Toàn lông ngắn
C. Toàn lông dài
D. 1 lông ngắn : 1 lông dài
Câu 6: Tính trạng do 1 cặp alen quy định có quan hệ trội – lặn không hoàn toàn thì hiện tượng phân li ở F2 được biểu hiện như thế nào?
A. 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn.
B. 2 trội : 1 trung gian : 2 lặn.
C. 3 trội : 1 lặn.
D. 100% trung gian.
Câu 7: Theo Menđen, mỗi tính trạng của cơ thể do
A. Một nhân tố di truyền quy định
B. Một cặp nhân tố di truyền quy định
C. Hai nhân tố di truyền khác loại quy định
D. Hai cặp nhân tố di truyền quy định
Câu 8: Theo Menđen, nhân tố di truyền quy định
A. Tính trạng nào đó đang được nghiên cứu
B. Các tính trạng của sinh vật
C. Các đặc điểm về hình thái, cấu tạo của một cơ thể
D. Các đặc điểm về tâm sinh lí của một cơ thể
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về ý nghĩa của tương quan trội lặn
A. Tương quan trội lặn khá phổ biến trên cơ thể sinh vật.
B. Thông thường các tính trạng trội là các tính trạng tốt, các tính trạng lặn là các tính trạng xấu.
C. Thông thường các tính trạng đều là các tính trạng tốt.
D. Trong sản xuất, người ta phải chọn vật nuôi, cây trồng thuần chủng để làm giống.
Câu 10: Kết quả thực nghiệm tỉ lệ 1 : 2 : 1 về kiểu gen luôn đi đôi với tỉ lệ 3 : 1 về kiểu hình khẳng định điều nào trong giả thuyết của Menđen là đúng?
A. Mỗi cá thể đời P cho 1 loại giao tử mang alen khác nhau.
B. Mỗi cá thể đời F1 cho 1 loại giao tử mang alen khác nhau.
C. Cá thể lai F1 cho 2 loại giao tử khác nhau với tỉ lệ 3 : 1.
D. Thể đồng hợp cho 1 loại giao tử, thể dị hợp cho 2 loại giao tử có tỉ lệ 1 : 1.
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
C | D | C | A | B | A | B | B | C | B |
II. TỰ LUẬN
Bài 1: ở cà chua, tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp. Hãy xác định:
- Kiểu gen và kiểu hình của cây bố mẹ phải như thế nào để có F1 phân li theo tỉ lệ 1 cao : 1 thấp?
- Kiểu gen và kiểu hình của cây bố mẹ phải như thế nào để có F1 phân li theo tỉ lệ 3 cao : 1 thấp?
- Kiểu gen và kiểu hình của cây bố mẹ phải như thế nào để có F1 đồng tính cây cao?
Giải:
Qui ước A: cao a : thấp
a. F1 phân tính theo tỉ lệ 1 cao : 1 thấp suy ra F1 có 2 kiểu tổ hợp gen do đó 1 cơ thể P cho ra hai giao tử A và a , 1 cơ thể cho ra 1 giao tử lặn a
Kiểu gen tương ứng của P là Aa và aa
Sơ đồ lai:
P Cây cao x Cây thấp
Aa aa
G A, a a
F1 KG Aa : aa
KH 1 cao : 1 thấp
b. F1 phân tính theo tỉ lệ 3 cao : 1 thấp suy ra F1 có 4 kiểu tổ hợp gen do đó P cho ra hai giao tử A và a tương đương ơ r cả hai cơ thể
Kiểu gen tương ứng của P là Aa
Sơ đồ lai:
P Cây cao x Cây thấp
Aa Aa
G A, a A, a
F1 KG 1AA : 2Aa : aa
KH 3 cao : 1 thấp
c. F1 đồng tính cây cao
KH cây cao có kiểu gen tương ứng là AA, Aa, có 3 khả năng:
Khả năng 1: Kiểu gen của F1 là AA , kiểu gen tương ứng của P là AA
Sơ đồ lai:
P Cây cao x Cây cao
AA AA
G A A
F1 KG AA
KH 100% cao
Khả năng 2: Kiểu gen của F1 là Aa , kiểu gen tương ứng của P là AA và aa
Sơ đồ lai:
P Cây cao x Cây thấp
AA aa
G A a
F1 KG Aa
KH 100% cao
Khả năng 3: Kiểu gen của F1 là AA : Aa , kiểu gen tương ứng của P là AA và Aa
Sơ đồ lai:
P Cây cao x Cây cao
AA Aa
G A A, a
F1 KG 1AA : 1Aa
KH 100% cao
Bài 2: ở một loài đậu có hai kiểu hình hoa đỏ và hoa trắng. Tính trạng này được qui định bởi 1 cặp gen alen trên NST thường. Khi lai hai cây đậu hoa đỏ với nhau, F1 toàn hoa đỏ. Cho F1 tạp giao thì F2 như thế nào?
Giải:
- Tính trạng màu sắc được qui định bởi 1 cặp gen alen nằm trên NST thường mà chỉ có hai kiểu hình nên tính trạng này tuân thep qui luật trội lặn hoàn toàn
- Qui ước: A : hoa đỏ a : hoa trắng
Có hai trường hợp
- TH 1: Nếu kiểu hình hoa đỏ là trội
+ Kiểu gen tương ứng của KH hoa đỏ là AA hoặc Aa
+ KG tương ứng của P, F1 , F 2 có thể có hai khả năng
- Khả năng 1:
Sơ đồ lai:
P Hoa đỏ x Hoa đỏ
AA AA
G A A
F1 KG AA
KH 100% Hoa đỏ
Sơ đồ lai:
F1 xF1 Hoa đỏ x Hoa đỏ
AA AA
G A A
F2 KG AA
KH 100% Hoa đỏ
- Khả năng 2
Sơ đồ lai:
P Hoa đỏ x Hoa đỏ
AA Aa
G A A, a
F1 KG 1AA : 1Aa, KH 100% Hoa đỏ
F1 x F1
Các phép lai | Tỉ lệ phép lai | Tỉ lệ kiểu gen F2 | |
Đực | Cái | ||
AA x AA | \(\frac{1}{2}x\frac{1}{2} = \frac{1}{4}\) | \( \frac{1}{4}\)AA | |
AA x Aa | \(\frac{1}{2}x\frac{1}{2} = \frac{1}{4}\) | \( \frac{1}{8}\)AA : \( \frac{1}{8}\)Aa | |
Aa x AA | \(\frac{1}{2}x\frac{1}{2} = \frac{1}{4}\) | \( \frac{1}{8}\)AA : \( \frac{1}{8}\)Aa | |
Aa x Aa | \(\frac{1}{2}x\frac{1}{2} = \frac{1}{4}\) | \( \frac{1}{16}\)AA : \( \frac{2}{16}\)Aa : \( \frac{1}{16}\)aa | |
Tổng cộng : - Tỉ lệ KG: \(\frac{9}{{16}}AA:\frac{6}{{16}}Aa:\frac{1}{{16}}aa\) - Tỉ lệ KH: 15 đỏ : 1 trắng
Bài 3: ở đậu hà lan, đặc điểm tính trạng hình dạng của hạt do một gen qui định. Cho giao phấn hai cây đậu thu được F1, cho F1 tiếp tục gia phấn với nhau thu được 3 kết quả:
- PL 1: F1 hạt trơn x hạt trơn thu được F2: 735 hạt trơn : 247 hạt nhăn
- PL 2: F1 hạt trơn x hạt trơn thu được F2: 100% hạt trơn
- PL 1: F1 hạt trơn x hạt nhăn thu được F2: 100% hạt trơn
a. Biện luận và viết sơ đồ lai cho mỗi trường hợp trên
b. Rút ra nhận xét về kiểu hình và kiểu gen của P? Viết sơ đồ lai và giải thích?
Giải:
1. Sơ đồ lai từ F1 đến F2:
a. Trường hợp 1:
F2 cho tỉ lệ 735 hạt trơn : 247 hạt nhăn = 3 : 1 suy ra hạt trưon là trội so với hạt nhăn. Qui ước: A: hạt trơn a: hạt nhăn
F2 cho tỉ lệ 3 : 1 suy ra F1 có kiểu gen dị hợp Aa
Sơ đồ lai:
F1 xF1 Hạt trơn x Hạt trơn
Aa Aa
G A , a A, a
F2 KG 1AA : 2Aa : 1aa.
KH 3 trơn : 1 nhăn
b. Trường hợp 2:
F2 đều có hạt trơn, F2 đồng tính trội suy ra hai cây F1 mang kiểu gen AA hoặc Aa
Sơ đồ lai 1:
F1 xF1 Hạt trơn x Hạt trơn
AA AA
G A A
F2 KG AA
KH 100% Hạt trơn
Sơ đồ lai 2:
F1 xF1 Hạt trơn x Hạt trơn
AA Aa
G A A, a
F2 KG 1AA : 1Aa
KH 100% Hạt trơn
c. Trường hợp 3:
F2 đều có hạt trơn, F2 đồng tính trội suy ra hai cây F1 mang kiểu gen AA và aa
Sơ đồ lai:
F1 xF1 Hạt trơn x Hạt nhăn
AA aa
G A a
F2 KG Aa
KH 100% hạt trơn
2. Nhận xét về P:
F1 xuất hiện các kiểu gen AA, Aa, aa. Suy ra hai cơ thể P tạo được 3 kiểu gen nên P có kiểu gen Aa.
Sơ đồ lai:
P Hạt trơn x Hạt trơn
Aa Aa
G A , a A, a
F1 KG 1AA : 2Aa : 1aa
KH 3 trơn : 1 nhăn
---
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: