Lý thuyết và bài tập tổng quát về Cacbohidrat môn Hóa 12 năm học 2019-2020

LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP TỔNG QUÁT VỀ CACBOHIĐRAT

 

A. LÝ THUYẾT

1. Glucozơ và fructozơ

Glucozơ là monosaccarit, cấu tạo bởi một nhóm cacbonyl ở C1 và năm nhóm –OH ở 5 nguyên tử cacbon còn lại: CH2OH[CHOH]4CHO.

Trong thiên nhiên, glucozơ tồn tại chủ yếu ở hai dạng α–glucozơ và β–glucozơ (dạng mạch vòng). Trong dung dịch, hai dạng vòng này chiếm ưu thế và luôn chuyển hóa lẫn nhau theo một cân bằng qua dạng mạch hở.

 α–glucozơ                   glucozơ                         β–glucozơ

Glucozơ có đầy đủ các tính chất của rượu đa chức và anđehit đơn chức.

Fructozơ là đồng phân của glucozơ, cấu tạo bởi một nhóm cacbonyl ở vị trí C2 (xeton) và năm nhóm –OH ở năm nguyên tử cacbon còn lại: CH2OH[CHOH]3COCH2OH.

Cùng với dạng mạch hở fructozơ có thể tồn tại ở dạng mạch vòng 5 cạnh hoặc 6 cạnh

α–fructozơ                     fructozơ                                  β–fructozơ

Trong môi trường bazơ, fructozơ chuyển hóa thành glucozơ.

2. Saccarozơ và mantozơ

Saccarozơ là một đisaccarit, cấu tạo bởi C1 của gốc α–glucozơ nối với C2 của gốc β–fructozơ qua nguyên tử O. Trong phân tử không còn nhóm semiaxetal, nên không có khả năng mở vòng.

Mantozơ là đồng phân của saccarozơ, cấu tạo bởi C1 của gốc α–glucozơ nối với C­4 của gốc α–glucozo hoặc β–glucozơ qua nguyên tử O. Đơn vị monosaccarit thứ hai có nhóm semiaxetal tự do, có thể mở vòng tạo thành nhóm chức anđehit.

3. Tinh bột và xenlulozơ (C6H10O5)n.

Tinh bột là polisaccarit, cấu tạo bởi các mắt xích α–glucozơ liên kết với nhau thành mạch xoắn lò xo, phân tử không có nhóm CHO và các nhóm OH bị che lấp đi.

Xenlulozơ là đồng phân của tinh bột, cấu tạo bởi các mắt xích β–glucozơ liên kết với nhau thành mạch kéo dài, phân tử không có nhóm CHO và mỗi mắt xích còn 3 nhóm OH tự do, nên công thức của xenlulozơ còn có thể viết [C6H7O2(OH)3]n.

B. MỘT SỐ PHẢN ỨNG HÓA HỌC THƯỜNG GẶP

1. CH2OH[CHOH]4CHO + 5CH3COOH  → CH3COOCH2[CHOOCCH3]4CHO + H2O

 2. CH2OH[CHOH]4CHO + H2 → CH2OH[CHOH]4CH2OH. (Sobitol)

3. CH2OH[CHOH]4CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH  → CH2OH[CHOH]4COONa + Cu2O (kết tủa đỏ gạch) + 3H2O.

4. C6H12O6 (glucozo) + 2[Ag(NH3)2]OH  → C6H15O7N (amoni gluconat) + 2Ag + 3NH3 + H2O

5. C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO

6. C6H12O6  → 2CH3–CHOH–COOH

7. (C6H10O5)n (tinh bột) + nH2O → nC6H12O6. (glucozo)

8. (C6H10O5)n (xenlulozo) + nH2O → nC6H12O6. (glucozo)

9. 6HCHO → C6H12O6.

10. Phản ứng đặc trưng ở dạng vòng của glucozo

11. CH2OH[CHOH]3COCH2OH (fructozo)  CH2OH[CHOH]4CHO (glucozo)

1 CH2OH[CHOH]4CHO + Br2 + H2O → CH2OH[CHOH]4COOH + 2HBr.

13. CH2OH[CHOH]4COOH + Fe3+ → tạo phức màu vàng xanh.

14. C12H22O11 + H2O  C6H12O6 (Glucozơ) + C6H12O6 (Fructozơ)

15. C12H22O11 + Ca(OH)2 + H2O → C12H22O11.CaO.2H2O

16. C12H22O11.CaO.2H2O + CO2 → C12H22O11 + CaCO3 + 2H2O

17. 6nCO2 + 5nH2O → (C6H10O5)n.

18. [C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 → [C6H7O2(ONO2)3]n (xenlulozo trinitrat) + 3nH2O

C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1 Phản ứng nào sau đây chứng tỏ glucozơ có dạng mạch vòng?

A. phản ứng với Cu(OH)                                B. phản ứng với AgNO3/NH3.

C. phản ứng với H2/Ni, to.                              D. phản ứng với CH3OH/HCl.

Câu 2 Fructozơ không phản ứng với chất nào sau đây?

A. H2/Ni, to.                B. Cu(OH)                  C. dung dịch brom.     D. AgNO3/NH3.

Câu 3 Phương pháp điều chế etanol nào sau đây chỉ dùng trong phòng thí nghiệm?

A. Phương pháp lên men glucozơ.

B. Thủy phân dẫn xuất etyl halogenua trong môi trường kiềm.

C. Cho etilen tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, nóng.

D. Cho hỗn hợp etilen và hơi nước qua tháp chứa H3PO4.

Câu 4 Gluxit chuyển hóa thành glucozơ trong môi trường kiềm là

A. saccarozơ.              B. mantozơ.                C. fructozơ.                 D. tinh bột.

Câu 5 Để tráng bạc một chiếc gương soi, người ta phải đun nóng dung dịch chứa 36g glucozơ với lượng vừa đủ dung dịch AgNO3 trong amoniac. Khối lượng bạc đã sinh ra bám vào mặt kính của gương và khối lượng AgNO3 cần dùng lần lượt là

A. 68,0g; 43,2g.            B. 21,6g; 68,0g.          C. 43,2g; 68,0g.          D. 43,2g; 34,0g.

Câu 6 Để xác định trong nước tiểu của người bị bệnh tiểu đường có chứa một lượng nhỏ glucozơ, có thể dùng 2 phản ứng hóa học là

A. phản ứng tráng gương, phản ứng cộng hiđro.

B. phản ứng tráng gương, phản ứng lên men rượu etylic.

C. phản ứng tráng gương, phản ứng với Cu(OH)

D. phản ứng tráng gương, phản ứng thủy phân.

Câu 7 Để phân biệt các dung dịch glucozơ, saccarozơ và anđehit axetic có thể dùng chất nào trong các chất sau làm thuốc thử?

A. Cu(OH)2/OH.           B. NaOH.                    C. HNO3.                    D. AgNO3/NH3.

Câu 8 Có bốn lọ mất nhãn chứa: Glixerol, ancol etylic, glucozơ và axit axetic. Thuốc thử nào sau đây có thể dùng để phân biệt các dung dịch trong từng lọ trên?

A. AgNO3/NH3.              B. Na kim loại.            C. Cu(OH)2/OH.         D. Dung dịch Br

Câu 9 Để phân biệt các chất: Glucozơ, glixerol, anđehit axetic, lòng trắng trứng và rượu etylic, có thể chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây?

A. dung dịch HNO3.      B. Cu(OH)2/OH.         C. AgNO3/NH3.            D. dung dịch Br

Câu 10 Cacbohiđrat khi thủy phân tạo ra 2 phân tử monosaccarit là

A. Saccarozơ, tinh bột.                                    B. Saccarozơ, xenlulozơ.

C. Mantozơ, saccarozơ.                                  D. Saccarozơ, glucozơ.

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Lý thuyết và bài tập tổng quát về Cacbohidrat môn Hóa 12 năm học 2019-2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục:

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh  ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?