TÁC ĐỘNG CỦA ĐỊA HÌNH ĐẾN NHIỆT ĐỘ
A. Lý thuyết trọng tâm
- Ảnh hưởng của độ cao địa hình: Trong tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm, trung bình cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,60C. Mặc dù vĩ độ gần tương đương nhau nhưng nhiệt độ trung bình năm của trạm Đà Lạt (18,30C) thấp hơn Nha Trang (26,30C) vì Nha Trang ở độ cao thấp hơn (Nha Trang 6m, Đà Lạt 1513m). Như vậy mức độ giảm nhiệt theo độ cao nhanh hơn nhiều theo vĩ độ (bán cầu Bắc nhiệt độ giảm trung bình 0,50C/1 vĩ độ trong khi trung bình cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,60C). Vì sao trong tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm, trung bình cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,60C?
Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao
- Nguyên nhân tạo ra nhiệt độ không khí ở tầng đối lưu: nguồn bức xạ mặt trời trực tiếp (chỉ khoảng 19%); nhiệt của bề mặt Trái Đất được Mặt Trời đốt nóng (chủ yếu). Khi các tia bức xạ mặt trời chiếu thẳng xuống Trái Đất làm cho mặt đất nóng lên; sau đó mặt đất sẽ bức xạ ngược trở lại vào không khí làm cho không khí nóng lên.
- Mặc dù không khí nóng lên còn nhờ vào việc tiếp nhận trực tiếp một phần bức xạ mặt trời, nhưng truyền nhiệt từ mặt đất có tác dụng rất lớn (không khí nhận được lượng nhiệt do loạn lưu là sự chuyển động hỗn loạn của các phân tử khí do mặt đất bị đốt nóng không đều gây nên đưa lên từ mặt đất lớn hơn 400 lần so với bức xạ). Càng lên cao, càng xa bề mặt đất nên càng ít nhận được bức xạ của mặt đất. Nhiệt của Trái Đất hấp thụ từ Mặt Trời rồi toả vào khộng khí được hơi nước giữ lại 60%.
- Hơi nước tập trung ở dưới thấp, khoảng 3/4 khối lượng hơi nước nằm từ 4 km trở xuống. Càng lên cao, ít hơi nước, nhiệt độ giảm. Các phần từ vật chất (tro bụi, các loại muối các vi sinh vật.. .) hấp thụ một phần bức xạ mặt trời. Càng lên cao, chúng càng ít góp phần làm nhiệt độ giảm.
- Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm do càng lên cao càng cách xa nguồn cung cấp nhiệt là bề mặt đất, càng lên cao không khí càng loãng và sạch nên khả năng hấp thụ và giữ nhiệt kém.
- Sườn núi ngược với chiều với ánh sáng Mặt Trời thường có góc nhập xạ lớn và lượng nhiệt nhận được cao hơn. Sườn núi cùng chiều với ánh sáng Mặt Trời, thường có góc chiếu sáng nhỏ hơn và lượng nhiệt nhận được thấp hơn.
- Ở khu vực ngoại chí tuyến của Bắc bán cầu nhìn chung sườn núi ở phía Nam có nhiệt độ cao hơn sườn phía Bắc (vì sườn Nam có các tia sáng Mặt Trời chiếu trực tiếp), ở Nam bán cầu ngược lại sườn núi ở phía Nam có nhiệt độ thấp hơn sườn phía Bắc.
- Độ dốc cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt độ: cùng hướng sườn phơi nắng, sườn dốc có nhiệt độ cao hơn sườn thoải, do sườn dốc có góc nhập xạ (góc chiếu sáng) lớn hơn.
Nhiệt độ thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi (mức độ đốt nóng được biểu hiện bằng độ dày của lớp được đốt nóng, tô bằng màu đỏ)
Bề mặt địa hình: biên độ nhiệt trong ngày thay đổi theo địa hình. Nơi đất bằng nhiệt độ ít thay đổi hơn nơi đất trũng vì nơi đất trũng ban ngày ít gió, nhiệt độ cao, ban đêm khí lạnh trên cao dồn xuống làm cho nhiệt độ hạ thấp. Trên mặt các cao nguyên, không khí loãng hơn ở đồng bằng nên nhiệt độ thay đổi nhanh hơn ở các đồng bằng.
B. Bài tập vận dụng
Câu 1: Nhiệt độ trung bình năm trên Trái Đất có đặc điểm
A. Cao nhất ở vùng chí tuyến và thấp dần về hai phía
B. Cao nhất ở xích đạo và giảm dần về hai cực
C. Chênh lệch trong vùng nội tuyến là rất lớn
D. Vùng cực có nhiệt độ cao hơn vùng ôn đới
Câu 2: Nguồn nhiệt chủ yếu cung cấp cho không khí ở tầng đối lưu là
A. do khí quyển hấp thụ trực tiếp từ bức xạ mặt trời.
B. nhiệt của bề mặt Trái Đất được mặt trời đốt nóng.
C. do các phản ứng hóa học từ trong lòng đất.
D. do hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.
Câu 3: Nhiệt lượng do Mặt Trời mang đến bề mặt trái đất , lớn nhất ở
A. Xích đạo. B. Chí tuyến. C. Vòng cực. D. Cực.
Câu 4: Nhiệt độ trung bình năm ở vĩ độ 20o lớn hơn ở xích đạo là do
A. Góc chiếu của tia bức xạ mặt trời ở vĩ độ 20o lớn hơn ở xích đạo.
B. Không khí ở vĩ độ 20o trong hơn không khí ở xích đạo.
C. Bề mặt trái đất ở vĩ độ 20o trơ trụi và ít đại lượng hơn bề mặt trái đất ở xích đạo.
D. Tầng khí quyển ở vĩ độ 20o mỏng hơn tầng khí quyển ở xích đạo.
Câu 5: Biên độ nhiệt độ năm ở các vĩ độ trên bề mặt trái đất biến thiên theo chiều hướng
A. tăng dần từ xích đạo đến chí tuyến, sau đó giảm dần từ chí tuyến lên cực.
B. tăng dần từ xích đạo lên cực.
C. giảm dần từ xích đạo đến chí tuyến sau đó tăng dần từ chí tuyến lên cực.
D. giảm dần từ xích đạo lên cực.
{-- Để xem tiếp nội dung đề và đáp án từ câu 6-11 của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập ôn tập Tác động của địa hình ảnh hưởng đến nhiệt độ Địa lí 10. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- 41 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập các vấn đề liên quan đến thổ nhưỡng quyển Địa lí 10 có đáp án
- 50 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập sự thay đổi bề mặt Trái đất do chịu tác động của ngoại lực Địa lí 10
Chúc các em học tập tốt !