TÁC ĐỘNG CỦA SINH VẬT ĐẾN ĐỊA HÌNH
A. Lý thuyết trọng tâm
- Do sự lớn lên của rễ cây, sự bài tiết của sinh vật đã làm cho đá và khoáng vật trên bề mặt Trái Đất bị phá hủy về mặt cơ giới và vừa bị phá hủy về mặt hóa học. Các loài sinh vật thường hút những sản phẩm thành tạo bị phá hủy từ đá như rễ cây hút nito, photpho, cacbon, muối khoáng để nuôi cây. Ngược lại sinh vật lại tiết ra những chất hóa học làm biến đổi thành phần cũng như tính chất của nham thạch như các axit hữu cơ (ôxalic, malic, cacbonic, sunfuaric ...) có khả năng hòa tan và làm thay đổi thành phần của đá mẹ. Các vi khuẩn và vi sinh vật dễ dàng vào sâu trong các lớp đá tới 2 – 3 km tiết ra axit hữu cơ hòa tan các lớp đất đá rất mạnh ...
- Ngoài ra sinh vật còn gây nên sự phá huỷ về mặt cơ học, thí dụ: động vật đào hang, rễ thực vật khi xuyên vào kẽ nứt của đá cũng làm cho khe nứt bị rộng thêm do áp lực của rễ lên thành khe nứt, dần dần đá và khoáng sẽ bị vỡ nhỏ ra.
Hệ thống rễ cây đang tách khối đá xâm nhập (Đồng Nai)
- Sinh vật cũng góp phần tạo nên một số dạng địa hình độc đáo ở vùng biển như ám tiêu san hô, bờ biển sú vẹt. San hô là động vật phát triển chủ yếu ở vùng nhiệt đới. Chúng tạo ra những cấu trúc vôi (ám tiêu) mà đôi khi có thể lớn tới hàng km. Cấu trúc san hô có hình dạng và tên gọi khác nhau. Ám tiêu vòng là cấu trúc dạng vành khăn với đường kính đôi khi tới 60km. Cấu trúc này vây lấy một cải vụng sâu khoảng 30-100m. Ám tiêu vòng điển hình nhât thường gặp ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Các tập hợp của các đảo san hô trong quần đảo Hoàng Sa cho ta ấn tượng về ám tiêu vòng.
Rạn san hô vòng Bokak (quần đảo Marshall)
Rạn san hô viền bờ ở Eilat, Israel.
- Ám tiêu bờ là cấu trúc san hô bám sát lấy bờ làm thành một bãi đá hay một tường đá chạy dài. Ở bờ biển Trung Bộ, từ Đà Nẵng trở vào có nhiều ám tiêu bờ. Đặc biệt là ở bờ biển Bình Thuận, ám tiêu bờ làm thành thềm đá cao dựng đứng trên mặt biển.
- Ám tiêu chắn là cấu trúc san hô dài hàng chục đến hàng trăm km, song song với bờ và cách bờ một dải nước rộng. Nổi tiếng nhất là ám tiêu chắn ở bờ đông bắc Australia (dài hơn 2000km).
Ám tiêu chắn ở bờ đông bắc Úc
Rạn san hô chắn bờ Papeete, Polynésie
- Bờ biển sú vẹt: sú vẹt là những thực vật nhiệt đới điển hình, thường phát triển ở các bờ bằng phẳng, ú bùn và bị ngập nước vào lúc thuỷ triều lên. Sú vẹt có một hệ thống rễ, có tác dụng như một màng lọc đối với các sản phẩm vẩn đục từ phía biển đổ vào cũng như từ phía bờ đổ ra làm cho lục địa được mở rộng mau chóng. Sú vẹt không chỉ giữ lại các vật chất lục nguyên mà còn cung cấp một khối lượng lớn tàn tích thực vật chết. Ở nước ta, các bãi bùn hình thành ở ven cửa sông và các bãi phù sa biển được củng cố bởi những thực vật nước mặn như sú, vẹt, đước ... chiếm những diện tích rất lớn. Đó là những đoạn bờ biển kéo dài từ Móng Cái tới Cẩm Phả, Thái Bình tới Ninh Bình, các đảo phù sa ở đồng bằng sông Đồng Nai và Vàm Cỏ, rìa phía tây rừng U Minh và mũi Cà Mau. Ở phía bắc, sú vẹt thường thấp (không quá 2m), trong khi đó ở Cà Mau, đước cao tới 20-25m.
- Con người cũng là sinh vật, các hoạt động sản xuất của con người làm biến đổi rất lớn đến địa hình bề mặt Trái Đất và tạo nên các dạng địa hình nhân tạo như hệ thống đê sông, đê biển, đập thủy điện, ....
Đập thủy điện Tam Hiệp (Trung Quốc)
Đê biển Hà Lan
B. Bài tập vận dụng
Câu 1. Khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cho thực vật được gọi là
A. lớp vỏ thổ nhưỡng.
B. độ phì của đất.
C. chất dinh dưỡng của đất.
D. sinh quyển.
Câu 2. Nguồn cung cấp chất vô cơ trong đất, có vai trò quyết định tới thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới của đất là nhân tố hình thành đất nào dưới đây?
A. Sinh vật.
B. Khí hậu.
C. Địa hình.
D. Đá mẹ.
Câu 3. Nhân tố nào dưới đây làm cho đá gốc bị phá hủy thành các sản phẩm phong hóa?
A. Khí hậu. B. Địa hình. C. Sinh vật. D. Đá mẹ.
Câu 4. Thảm thực vật và nhóm đất chính phát triển trên kiểu khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải là
A. Rừng – cây bụi lá cứng cận nhiệt – đất đỏ nâu.
B. Rừng lá rộng – đất đỏ nâu.
C. Rừng – cây bụi nhiệt đới – đất đỏ nâu.
D. Rừng – cây bụi lá cứng cận nhiệt – đất đỏ nâu.
Câu 5. Thảm thực vật và nhóm đất chính phát triển trên kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa là
A. Hoang mạc, bán hoang mạc – đất đỏ vàng.
B. Hoang mạc, bán hoang mạc – đất xám.
C. Rừng xương rồng – đất xám.
D. Ý b và c đúng.
{-- Để xem tiếp nội dung đề và đáp án từ câu 6-10 của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Tổng ôn chủ đề Tác động của sinh vật đến bề mặt địa hình Địa lí 10. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- 41 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập các vấn đề liên quan đến thổ nhưỡng quyển Địa lí 10 có đáp án
- 50 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập sự thay đổi bề mặt Trái đất do chịu tác động của ngoại lực Địa lí 10
Chúc các em học tập tốt !