Tổng ôn Đặc điểm của Miền khí hậu khô nóng tác động đến địa hình Địa lí 10

MIỀN KHÍ HẬU KHÔ NÓNG (HOANG MẠC VÀ BÁN HOANG MẠC)

A. Lý thuyết trọng tâm

- Miền khí hậu khô nóng (hoang mạc và bán hoang mạc) lượng mưa rất nhỏ, biên độ nhiệt lớn, gió thổi mạnh, thiếu lớp phủ thực vật, lớp phủ thổ nhưỡng kém phát triển.

- Ở hoang mạc và bán hoang mạc thì phong hoá lí học diễn ra mạnh. Phong hoá lí học làm cho đá bị vỡ vụn ra, nhưng không làm thay đổi thành phần hoá học của đá và khoáng vật. Cường độ của quá trình này tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu, tính chất và cấu trúc của đá ... Ở hoang mạc, bán hoang mạc dao động của nhiệt độ giữa các mùa trong năm, giữa ngày và đêm tương đối lớn làm cho phong hóa nhiệt diễn ra mạnh.

- Các khoáng vật tạo đá có khả năng dãn nở khi nhiệt độ tăng lên và co lại khi nhiệt độ hạ xuống; các lớp đá ở những độ sâu khác nhau có nhiệt độ khác nhau do đó bị giãn nở khác nhau khiến cho liên kết giữa các lớp đá bị phá huỷ dần rồi bị vỡ ra thành nhiều mảnh vụn. Hơn nữa ở hoang mạc, bán hoang mạc do bốc hơi rất mạnh nên luôn xảy ra sự vận chuyển nước mao dẫn lên bề mặt đất. Trên đường di chuyển nước mao dẫn có thể hoà tan các loại muối khoáng và khi nước bốc hơi muối khoáng sẽ đọng lại. Trong suốt quá trình muối khoáng kết tinh, thành mao dẫn cũng phải chịu áp lực lớn, khiến cho bề mặt nham thạch bị rạn nứt và vỡ vụn. 

Đá bị vỡ ra do phong hóa ở Texas -  Mĩ

- Ở vùng hoang mạc, vai trò của gió trong việc hình thành địa hình nổi bật hẳn lên không phải do gió lớn và thổi thường xuyên mà do thiếu lớp phủ thực vật và tính chất khô hạn của đất. Hơn nữa, quá trình phong hóa vật lý xảy ra mạnh, nơi đây đá thường bị nứt vỡ, đồng thời có nhiều nguyên liệu dễ bị gió mang đi như: cát, bụi. Tác dụng của gió bao gồm xâm thực (thổi mòn và khoét mòn), vận chuyển và tích tụ. Địa hình do gió tạo thành cũng hết sức đa dạng như những hố trũng thổi mòn, bề mặt đá rỗ tổ ong, những ngọn đá sót hình nấm, cồn cát, ...

- Thổi mòn là tác dụng của gió làm cuốn đi những hạt nhỏ đã bị phá huỷ bởi bụi, cát. Những mảnh lớn hơn so với khả năng mang đi của gió sẽ được để lại tại chỗ tạo ra một lớp đá toàn những mảnh to. Thổi mòn có thể làm những lớp mềm mất đi để tạo thành hàm ếch thổi mòn. Trong các lớp đá có những phần cứng mềm khác nhau thì thổi mòn sẽ làm mất đi chỗ mềm để tạo thành những hốc thổi mòn.

- Khoét mòn là tác dụng phá huỷ của gió khi nó mang theo những hạt đá nhỏ. Tác dụng của nó bị hạn chế trong phạm vi 2m gần mặt đất, do đó các khối đá sẽ bị khoét đi nhiều hơn so với trên hình thân nấm. Khi cuống nấm bị đứt sẽ để lại khối đá đung đưa. Trong phá huỷ có chọn lựa, khoét mòn cũng tạo ra bề mặt đá rỗ tổ ong.

Bề mặt đá rỗ tổ ong sa mạc Pinnacles – Nước Úc

- Khi sức vận chuyển không còn khả năng thắng trọng lực nữa, tức là gió đã yếu đi thì cát, bụi phải rơi trở về mặt đất và tạo thành những dạng địa hình tích tụ do gió như: cồn cát, gò cát, gợn sóng cát ... Gợn sóng cát thường chỉ cao vài cm và thẳng với góc hướng gió thổi. Gò cát hình thành từ một nhóm cây nhỏ hay một mô đá. Gò cát cao dưới 1 - 3m, dài khoảng 4m. Trên mặt phẳng, gò cát giống như một cái lưỡi, kéo dài dọc theo hướng gió thổi và luôn thay đổi theo gió. Cồn cát là những đợt sóng cát khổng lồ, bất đối xứng, có kích thước lớn hơn các dạng kể trên. Cồn cát hình thành trong điều kiện hoang mạc có nhiều cát.

-  Cánh đồng cồn cát là những vùng rộng lớn (100 - 100km2), trên đó gặp được nhiều kiểu địa hình bồi tụ do cát khác nhau. Độc đáo nhất đối với cánh đồng cồn cát là các cồn cát dọc. Cồn cát dọc chạy dài hàng chục km, giữa chúng là những thung lũng rộng. Gió xoáy thổi tung những lớp cát trên mặt để đôi chỗ lộ ra cả đã gốc nằm bên dưới. Các chỗ trũng này có độ ẩm hơn nhờ mực nước ngầm ở nông hơn (nguồn gốc do nước mưa thấm hay do hơi nước ngưng tụ). Nhờ độ ẩm đó mà cây trồng có thể phát triển được đó là các ốc đảo ví dụ ốc đảo Huacachina – giữa lòng sa mạc ở Peru. Ốc đảo Huacachina là một thị trấn có cảnh quan tuyệt vời với những khu rừng cọ xinh xắn, hồ nước trong xanh và những cồn cát ngút tầm mắt. Duy nhất nơi đây có những bãi cỏ xanh, nằm gọn trong lòng sa mạc trải rộng hàng trăm nghìn km.

B. Bài tập vận dụng

Câu 1: Hoang mạc có ở hầu hết các châu lục và chiếm:

   A. Gần 1/3 diện tích đất nổi của Trái Đất.

   B. Gần 1/2 diện tích đất nổi của Trái Đất.

   C. Gần 1/4 diện tích đất nổi của Trái Đất.

   D. Gần 1/5 diện tích đất nổi của Trái Đất.

Câu 2: Phần lớn các hoang mạc nằm:

   A. Châu Phi và châu Á.

   B. Hai bên đường chí tuyến và giữa đại lục Á-Âu.

   C. Châu Phi.

   D. Châu Âu và nằm sâu trong nội địa.

Câu 3: Các dòng hải lưu lạnh chảy gần bờ:

   A. Ảnh hưởng lớn đến việc hình thành các hoang mạc.

   B. Ảnh hưởng rất ít đến việc hình thành các hoang mạc.

   C. Hầu như không ảnh hưởng đến việc hình thành các hoang mạc.

   D. Không có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành các hoang mạc.

Câu 4: Trong các hoang mạc đôi chỗ có các ốc đảo là:

   A. Nơi có nước nhưng không có các loài sinh vật và con người sống ở đó.

   B. Nơi khô hạn nhất của hoang mạc.

   C. Nơi có các loài sinh vật và có rất nhiều nước.

   D. Nơi có nước, các loài sinh vật và con người sống ở đó.

Câu 5: Các hoang mạc thuộc đới ôn hoà:

   A. Có diện tích lớn hơn các hoang mạc thuộc đới nóng.

   B. Có diện tích nhỏ hơn các hoang mạc thuộc đới nóng.

   C. Có nhiệt độ lớn hơn các hoang mạc thuộc đới nóng.

   D. Đới ôn hòa có nhiều hoang mạc hơn đới nóng.

{-- Để xem tiếp nội dung đề và đáp án từ câu 6-10 của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Tổng ôn Đặc điểm của Miền khí hậu khô nóng (Hoang mạc và bán hoang mạc) Địa lí 10. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?