Lý thuyết tổng hợp chuyên đề Amin môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Nguyễn Khắc Viện

LÝ THUYẾT TỔNG HỢP CHUYÊN ĐỀ AMIN MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT NGUYỄN KHẮC VIỆN

 

Câu 1: Công thức của amin chứa 15,05% khối lượng nitơ là công thức nào sau?

   A. C2H5NH2                             B. (CH3)2NH                            C. C6H5NH2                        D. (CH3)3N

Câu 2: Công thức phân tử C3H9N ứng với bao nhiêu đồng phân?

   A. 5                                           B. 4                                           C. 3                                      D. 2

Câu 3: Cho amin có cấu tạo: CH3-CH(CH3)-NH2 . Chọn tên gọi không đúng?

   A. Prop-1-ylamin                                                                       B. Propan-2-amin                         

   C. isoproylamin                                                                          D. Prop-2-ylamin

Câu 4: Tên gọi đúng C6H5NH2 đúng?                                         

   A. Benzyl amoni                       B. Phenyl amoni                       C. Hexylamin                       D. Anilin

Câu 5: Hợp chất hữu cơ X mạch hở chứa các nguyên tố C, H, N trong đó có 23,72% khối lượng N. X tác dụng với HCl theo tỷ lệ mol 1:1. Chọn câu phát biểu sai?

   A. X là hợp chất amin.                                                              

   B. Cấu tạo của X là amin no, đơn chức

   C. Nếu công thức X là CxHyNz thìz = 1                                    

   D. Nếu công thức X là CxHyNz thì: 12x - y =45

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng?

   A. Amin được cấu tạo bằng cách thay thế H của amoniac bằng 1 hay nhiều gốc H-C.

   B. Bậc của amin là bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin.

   C. Tùy thuộc vào gốc H-C, có thể phân biệt thành amin thành amin no, chưa no và thơm.

   D. Amin có từ 2 nguyên tử cacbon trong phân tử bắt đầu xuất hiện đồng phân.

Câu 7: Amin nào dưới đây là amin bậc 2?

    A. CH3­-CH2NH2                                                                       B. CH3-CHNH2-CH3   

    C. CH3-NH-CH3                                                                        D. CH3-NCH3-CH2-CH3

Câu 8: Công thức nào dưới đây là công thức chung của dãy đồng đẳng amin thơm (chứa 1 vòng bezen) đơn chức bậc nhất?

    A. CnH2n-7NH2                                                                           B. CnH2n+1NH2                          

    C. C6H5NHCnH2n+1                                                                   D. CnH2n-3NHCnH2n-4

Câu 9: Tên gọi các amin nào sau đây là không đúng?

   A. CH3-NH-CH3 đimetylamin                                                   B. CH3-CH2-CH2NH2 n-propylamin

   C. CH3CH(CH3)-NH2 isopropylamin                                        D. C6H5NH2 alanin

Câu 10: Amin nào dưới đây có 4 đồng phân cấu tạo?

   A. C2H7N                                 B. C3­H9N                                 C. C4H11N                           D. C5H13N

Câu 11: Phát biểu nào sau đây về tính chất vật lí của amin là không đúng?

   A. Metyl-, etyl-, đimetyl-, trimetylamin là những chất khí, dễ tan trong nước.

   B. Các amin khí có mùi tương tự amoniac, độc.

   C. Anilin là chất lỏng, khó tan trong nước, màu đen.

   D. Độ tan của amin giảm dần khi số nguyên tử cacbon trong phân tử tăng.

Câu 12: Các giải thích về quan hệ cấu trúc, tính chất nào sau đây không hợp lí?

   A. Do có cặp electron tự do trên nguyên tử N mà amin có tính bazơ.

   B. Do nhóm NH2- đẩy e nên anilin dễ tham gia vào phản ứng thế vào nhân thơm hơn và ưu tiên vị trí o- và p-.

   C. Tính bazơ của amin càng mạnh khi mật độ electron trên nguyên tử N càng lớn.

   D. Với amin R-NH2, gốc R hút electron làm tăng độ mạnh của tính bazơ và ngược lại.

Câu 13: Nhận xét nào dưới đây không đúng?

   A. Phenol là axit còn anilin là bazơ.        

   B. Dung dịch phenol làm quì tím hóa đỏ còn dung dịch anilin làm quì tím hóa xanh.

   C. Phenol và anilin đều dễ tham gia phản ứng thế và đều tạo kết tủa trắng với dung dịch brom.

   D. Phenol và anilin đều khó tham gia phản ứng cộng và đều tạo hợp chất vòng no khi cộng với hiđro.

Câu 14: Sở dĩ anilin có tính bazơ yếu hơn NH3 là do yếu tố nào?

   A. Nhóm NH2- còn 1 cặp electron tự do chưa tham gia liên kết.

   B. Nhóm NH2- có tác dụng đẩy electron về phía vòng benzen làm giảm mật độ electron của N.

   C. Gốc phenyl có ảnh hưởng làm giảm mật độ electron của nguyên tử N.

   D. Phân tử khối của anilin lớn hơn so với NH3

Câu 15: Hãy chỉ ra điều sai trong các điều sau?

   A. Các amin đều có tính bazơ                                                  

   B. Tính bazơ của anilin yếu hơn NH3

   C. Amin là hợp chất hữu cơ có tính chất lưỡng tính

   D. Amin tác dụng với axit cho ra muối

Câu 16: Dung dịch etylamin tác dụng với dung dịch nước của chất nào sau đây?

   A. NaOH                                   B. NH3                                           

    C. NaCl                                    D. FeCl3 và H2SO4

Câu 17: Hợp chất nào dưới đây có tính bazơ yếu nhất?

   A. Anilin                                   B. Metylamin                          

   C. Amoniac                              D. Đimetylamin

Câu 18: Chất nào dưới đây có tính bazơ mạnh nhất?

   A. NH3                                                  B. CH3CONH2                                 

    C. CH3CH2CH2OH                  D. CH3CH2NH2

Câu 19: Sắp xếp các chất sau đây theo tính bazơ giảm dần?

   (1) C6H5NH2    

    (2) C2H5NH2   

   (3) (C6H5)2NH  

   (4) (C2H5)2NH

   (5) NaOH        

   (6) NH3

   A. 1>3>5>4>2>6                                                                       B. 6>4>3>5>1>2                

   C. 5>4>2>1>3>6                                                                       D. 5>4>2>6>1>3

Câu 20: Phản ứng nào dưới đây không thể hiện tính bazơ của amin?

   A. CH3NH2 + H2O → CH3NH3+ + OH-                                               

   B. C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl

   C. Fe3+ + 3CH3NH2 + 3H2O → Fe(OH)3 + 3CH3NH3+               

   D. CH3NH2 + HNO→ CH3OH + N2 + H2O

Câu 21: Dung dịch nào dưới đây không làm quì tím đổi màu?

   A. C6H5NH2                                                                              B. NH3                                

   C. CH3CH2NH2                                                                         D. CH3NHCH2CH3

Câu 22: Phương trình hóa học nào sau đây không đúng?

   A. 2CH3NH2 + H2SO4  → (CH3NH3)2SO4                                

   B. FeCl3 + 3CH3NH2 + 3H2O → Fe(OH)3 + 3CH3NH3Cl

   C. C6H5NH2 + 2Br2  → 3,5-Br2-C6H3NH2 + 2HBr                    

   D. C6H5NO2 + 3Fe +7HCl → C6H5NH3Cl + 3FeCl2 + 2H2O

Câu 23: Phương trình hóa học nào sau đây không đúng?

   A. 2CH3NH2 + H2SO4  → (CH3NH3)2SO4                                

   B. CH3NH2 + O→ CO2 + N2 + H2O

   C. C6H5NH2 + 3Br→ 2,4,6-Br3C6H2NH3Br + 2HBr              

   D. C6H5NO2 + 3Fe +6HCl →  C6H5NH2 + 3FeCl2 + 2H2O

Câu 24: Dung dịch etylamin không tác dụng với chất nào sau đây?

   A. axit HCl                                                                                B. dung dịch CuCl2             

   C. dung dịch HNO3                                                                   D. Cu(OH)2

Câu 25: Dung dịch etylamin tác dụng được với chất nào sau đây?

    A. Giấy pH                                                                                B. dung dịch AgNO3              

    C. Dung dịch NaCl                                                                    D. Cu(OH)2

Câu 26: Phát biểu nào sai?

    A.Anilin là bazơ yếu hơn NH3 vì ảnh hưởng hút electron của nhân lên nhóm NH2- bằng hiệu ứng liên hợp.

   B. Anilin không làm đổi màu giấy quì tím.                              

   C. Anilin ít tan trong nước vì gốc C6H5- kị nước.

   D. Nhờ tính bazơ, anilin tác dụng với dung dịch Brom.

Câu 27: Dùng nước brôm không phân biệt được 2 chất trong các cặp nào sau đây?

   A. dung dịch anilin và dung dịch NH3                                      B. Anilin và xiclohexylamin        

   C. Anilin và phenol                                                                    D. Anilin và benzen.

Câu 28: Các hiện tượng nào sau đây mô tả không chính xác?

   A. Nhúng quì tím vào dung dịch etylamin thấy quì tím chuyển sang xanh.

   B. Phản ứng giữa khí metylamin và khí hiđroclorua làm xuất hiện khói trắng.

   C. Nhỏ vài giọt nước brôm vào ống nghiệm đựng dung dịch anilin thấy có kểt tủa trắng.

   D. Thêm vài giọt phenolphtalein vào dung dịch đimetylamin thấy xuất hiện màu xanh.

Câu 29: Không thể dùng thuốc thử trong dãy nào sau đây để phân biệt chất lỏng: phenol, anilin, benzen?

   A. Dung dịch Brôm                                                                   B. dung dịch HCl và dung dịch NaOH   

   C. dung dịch HCl và dung dịch brôm                                        D. dung dịch NaOH và dung dịch brôm

Câu 30: Để tinh chế anilin từ hỗn hợp: phenol, anilin, benzen cách thực hiện nào sau đây là đúng?

   A. Hòa tan dung dịch HCl dư, chiết lấy phần tan. Thêm NaOH dư và chiết lấy anilin tinh khiết.

   B. Hòa tan dung dịch Brôm dư, lọc lấy kết tủa, dehalogen hóa thu được anilin.

   C. Hòa tan NaOH dư và chiết lấy phần tan và thổi CO2 vào sau đó đến dư thu được anilin tinh khiết.

   D. Dùng NaOH để tách phenol, sau đó dùng brôm để tách anilin ra khỏi benzen.

...

Trên đây là phần trích dẫn Lý thuyết tổng hợp chuyên đề Amin môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Nguyễn Khắc Viện, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?