Luyện từ và câu: Thêm trạng ngữ cho câu

Qua bài giảng Luyện từ và câu: Thêm trạng ngữ cho câu , giúp các em hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu. Đồng thời, biết vận dụng kiến thức để làm các bài tập trong SGK.

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Nhận xét

Câu 1. Đọc các cặp câu và cho biết chúng có gì khác nhau.

a) I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng

b) Nhờ tinh thần ham học hỏi, sau này, I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng

Gợi ý:

  • Câu b khác câu a ở chỗ câu có thêm phần câu in nghiêng, đó là các trạng ngữ trong câu.

Câu 2. Đặt câu hỏi cho các phần in nghiêng ở câu b.

Gợi ý:

  • Vì sao (hoặc nhờ có điều gì) mà Iren trở thành nhà khoa học nổi tiếng?
  • Khi nào Iren trở thành nhà khoa học nổi tiếng?

Câu 3. Mỗi phần in nghiêng bổ sung cho câu b ý nghĩa gì?

Gợi ý:

  • Phần in nghiêng thứ nhất bổ sung cho câu ý nghĩa nguyên nhân.
  • Phần in nghiêng thứ hai (sau này) bổ sung cho câu ý nghĩa thời gian.

1.2. Ghi nhớ

  • Trạng ngữ là thành phần phụ của câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,... của sự việc nêu trong câu.
  • Trạng ngữ trả lời cho các câu hỏi Khi nào?, Ở đâu?, Vì sao?, Để làm gì?

1.3. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Tìm trạng ngữ trong các câu sau:

a) Ngày xưa, Rùa có một cái mai láng bóng.

VÕ QUẢNG

b) Trong vườn, muôn loài hoa đua nở

XUÂN QUỲNH

c) Từ tờ mờ sáng, cô Thảo đã dậy sắm sửa đi về làng. Làng cô ở cách làng Mỹ Lý hơn mười lăm cây số. Vì vậy, mỗi năm cô chỉ về làng chừng hai ba lượt.

Theo THANH TỊNH

Gợi ý:

a) Trạng ngữ: Ngày xưa

b) Trạng ngữ: Trong vườn

c) Trạng ngữ: Từ tờ mờ sáng; Vì vậy, mỗi năm

Câu 2. Viết một đoạn ngắn kể về một lần đi chơi xa, trong đó có ít nhất một câu dùng trạng ngữ.

Gợi ý:

  • Đã có lần em được cha mẹ cho đi chơi ở Đà Lạt. Buổi sáng sớm, không khí Đà Lạt mát lạnh. Xa xa, những khu đồi thông trở nên mờ ảo trong những lớp sương mù. Càng gần trưa, khí hậu càng ấm dần lên, những vườn hoa Đà Lạt càng rực rỡ dưới ánh nắng xuân. Ở nơi đây, con người ta sẽ cảm thấy thoải mái, bình yên tới kì lạ. Đến lúc phải trở về với nhịp sống thường ngày lại lưu luyến không muốn rời đi.
  • Thông qua bài giảng Luyện từ và câu: Thêm trạng ngữ cho câu, các em cần nắm được:
    • Nhận biết được trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu.
    • Bước đầu biết thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu chưa có trạng ngữ
    • Biết thêm những bộ phận cần thiết để hoàn chỉnh câu có trạng ngữ cho trước. 
  • Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng 
    Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia để có bước chuẩn bị thật tố cho tiết học tiếp theo.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?