Chính tả Nghe - viết: Nghe lời chim nói

Qua bài giảng Chính tả Nghe - viết: Nghe lời chim nói , giúp các em nghe - viết đúng bài chính tả, biết trình bày các dòng thơ, khổ thơ theo thể thơ năm chữ. Đồng thời, làm đúng bài tập chính tả phân biệt các âm đầu dễ lẫn l/ n hoặc có thanh hỏi/thanh ngã.

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hướng dẫn viết chính tả

a. Tìm hiểu nội dung bài

Loài chim nói về điều gì?

  • Loài chim nói về những cánh đồng, mùa nối mùa, với những con người say mê lao động, về những thành phố hiện đại, những công trình thủy điện.

b. Hướng dẫn viết từ khó

  • bận rộn, say mê, bạt núi, ngỡ ngàng, thanh khiết

c. Hướng dẫn cách trình bày

  • Cách trình bày bài thơ năm chữ
    • Đầu dòng lùi vào một ô.
    • Giữa một khổ thơ để cách một dòng.

1.2. Học sinh nhớ - viết chính tả

Câu 1 (trang 125 sgk Tiếng Việt 4): Nghe - viết:

Nghe lời chim nói

Lắng nghe loài chim nói

Về những cánh đồng quê

Mùa nối mùa bận rộn

Đất với người say mê

 

Lắng nghe loài chim nói

Về thành phố, tầng cao

Về ngăn sông, bạt núi

Điện tràn đến rừng  sâu

 

Và bạn bè nơi đâu

Và những điều mới lạ...

Cây ngỡ ngàng mắt lá

Nắng ngỡ ngàng trời xanh.

NGUYỄN TRỌNG HOÀN

  • Bạn đọc em viết, em đọc bạn viết
  • Tự kiểm tra cho nhau (Chú ý trình bày theo thể thơ năm chữ)

1.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả

Câu 2 (trang 125 sgk Tiếng Việt 4):

a) - Tìm 3 trường hợp chỉ viết với l, không viết với n.

M: làm (không có nàm)

 - Tìm 3 trường  hợp chỉ viết với n, không viết với l.

M: này (không có lày)

b. - Tìm 3 từ láy bắt đầu bằng tiếng có thanh hỏi.

M: nghỉ ngơi

- Tìm 3 từ láy bắt đầu bằng tiếng có thanh ngã.

M: nghĩ ngợi

Gợi ý:

a) - 3 trường hợp chỉ viết với l không viết với n: lời lẽ, lẳng lặng, lung linh.

- Tìm 3 trường hợp chỉ viết với n, không viết với l: nói năng, núng nính, nũng nịu.

b) - Tìm 3 từ láy bắt đầu bằng tiếng có thanh hỏi: nỉ non, tỉ mỉ, lẩm cẩm.

- Tìm 3 từ láy bắt đầu bằng tiếng có thanh ngã: rũ rượi, rã rời, lã chã.

Câu 3 (trang 125 sgk Tiếng Việt 4): Chọn các tiếng cho trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn

a)

Băng trôi

(Lúi/Núi) băng trôi (lớn/nớn) nhất trôi khỏi (Lam/Nam) Cực vào (lăm/năm) 1956. Nó chiếm một vùng rộng 31.000 ki-lô-mét vuông. Núi băng (lày/này) lớn bằng nước Bỉ.

Theo TRẦN HOÀNG HÀ

b)

Sa mạc đen

(Ở/Ỡ) nước Nga có một sa mạc màu đen. Đá trên sa mạc này (củng/cũng) màu đen. Khi bước vào sa mạc, người ta có (cảm/cãm) giác bị biến thành màu đen và (cả/cã) thế giới đều màu đen.

Theo TRẦN HOÀNG HÀ

Gợi ý:

a)  

Băng trôi

Núi băng trôi lớn nhất trôi khỏi Nam Cực vào năm 1956. Nó chiếm một vùng rộng 31.000 ki-lô-mét vuông. Núi băng này lớn bằng nước Bỉ.

Theo TRẦN HOÀNG HÀ

b)

Sa mạc đen

 nước Nga có một sa mạc màu đen. Đá trên sa mạc này cũng màu đen. Khi bước vào sa mạc, người ta có cảm giác bị biến thành màu đen và cả thế giới đều màu đen.

Theo TRẦN HOÀNG HÀ

  • Thông qua bài giảng Chính tả Nghe - viết: Nghe lời chim nói, các em cần nắm được:
    • Nghe và viết lại đúng bài chính tả: Nghe lời chim nói.
    • Biết trình bày đúng, đẹp các dòng thơ và các khổ thơ.
    • Rèn kĩ năng nghe, viết và dùng từ có chứa l/n, thanh hỏi/thanh ngã thích hợp, đúng ngữ pháp.
  • Ngoài ra, các em tham khảo thêm bài giảng Luyện từ và câu: Thêm trạng ngữ cho câu để có bước chuẩn bị thật tốt cho tiết học tiếp theo.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?