Luyện tập cấu tạo tế bào nhân thực Sinh học 10 năm 2020

LUYỆN TẬP CẤU TẠO TẾ BÀO NHÂN THỰC

I. Lý thuyết

a. Đặc điểm chung của tế bào nhân thực:

- Kích thước lớn.Cấu tạo phức tạp

- Có hệ thống nội màng, có nhiều bào quan  có màng bao bọc    

- Nhân có màng bao bọc

b. Cấu trúc của tế bào nhân thực

1. Nhân tế bào:

a. Cấu trúc:

- Bao bọc bởi 2 lớp màng

- Bên trong là dịch nhân chứa chất nhiễm sắc và nhân con

b. Chức năng: Mang thông tin di truyền. Điều khiển mọi hoạt động của tế bào.

2. Lưới nội chất:

- Là hệ thống ống và xoang dẹp thông với nhau,

- Phân loại:

 

Lưới nội chất hạt

Lưới nội chất trơn

Cấu trúc

-Có đính các hạt Ribôxôm.

-1 đầu nối với màng nhân, 1 đầu nối với lưói nội chất trơn.

-Bề mặt có đính nhiều enzim.

-Nối tiếp lưới nội chất hạt.

Chức năng

-Tổng hợp prôtêin

-Tổng hợp lipit, chuyển hoá đường và phân huỷ chất độc hại đối với cơ thể.

3. Ribôxôm:

a. Cấu trúc:

- Không có màng bao bọc.

- Thành phần gồm: 1 số loại rARN và prôtêin.

b. Chức năng: Tổng hợp Prôtêin của tế bào.

4. Bộ máy gôngi:

a. Cấu trúc:

- Là bào quan có màng đơn bao bọc.

- Là một chồng túi dẹp xếp cạnh nhan, nhưng cái nọ tách biệt với cái kia.

b. Chức năng: Là nơi lắp ráp, đóng gói và phân phối các sản phẩm (protêin, lipit) của tế bào.

5. Ti thể:

a. Cấu trúc:

- 2 lớp màng bao bọc

- Màng trong: gấp nếp tạo thành các mào chứa các enzim hô hấp.

- Bên trong là chất nền chứa ADN và Ribôxôm

b. Chức năng: Cung cấp nguồn năng lượng ATP cho tế bào

6. Lục lạp:

a. Cấu trúc:

- Phía ngoài có 2 lớp màng bao bọc.

- Bên trong gồm 2 thành phần:

+ Chất nền: chứa ADN và Ribôxôm.

+ Hệ thống túi dẹt gọi là tilacôit:

* Các Tilacôit xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc gọi là Grana.

* Các Grana nối với nhau bằng hệ thống màng.

* Trên màng của tilacôit chứa nhiều chất diệp lục và các enzim quang hợp.

b. Chức năng: quang hợp

----------Còn tiếp----------

II. Bài tập vận dụng

1. Bài tập tự luận

Câu 1: Trong cơ thể, tế bào nào có lưới nội chất phát triển mạnh nhất?

Trong cơ thể, tế bào bạch cầu có lưới nội chất phát triển mạnh nhất

Câu 2: Khi người ta uống rượu thì tế bào nào trong cơ thể phải làm việc để cơ thể khỏi bị nhiễm độc?

Gợi ý trả lời

– Gan có nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể trong đó có chức năng khử độc. Vì vậy khi uống rượu thì các tế bào gan phải hoạt động mạnh để khử tác động độc hại của rượu giúp cho cơ thể khỏi bị nhiễm độc. Trong tế bào gan có hệ thống lưới nội chất trơn phát triển để sản xuất các enzim khử độc.
– Uống rượu nhiều có hại cho sức khỏe, mặc dù đã có các tế bào gan hoạt động để khử tác động độc hại của rượu nhưng khả năng của gan cũng có hạn, vì vậy cần hạn chế uống rượu để tránh gây tổn hại cho gan.

Câu 3: Tại sao lá cây  có màu xanh? Màu xanh của lá cây có liên quan tới chức năng quang hợp hay không?

Gợi ý trả lời

Lá cây có màu xanh là do trong TB lá có lục lạp chứa diệp lục. Màu xanh của lá không liên quan đến chức năng quang hợp.

Câu 4: Các em cần phải làm gì để sử dụng năng lượng cơ thể một cách có hiệu quả?

Gợi ý trả lời

Lao động, học tập nghỉ ngơi hợp li. Khi tập thể dục cẩn phải bổ sung nhiều năng lượng.

Câu 5: Tại sao một số loài cây trong mát lá có màu xanh đậm?

Gợi ý trả lời

Lục lạp là bào quan chỉ có ở 1 số loại tế bào thực vật (thân, lá). Số lượng lục lạp trong mỗi TB không giống nhau phụ thuộc điều kiện chiếu sáng và loài.

Câu 6: Tại sao sợi ngâm nước lại ngâm lại trương to và uốn cong?

Gợi ý trả lời

Sợi ngâm nước trương to và uốn cong hơn. Do nước thẩm thấu qua màng.

Câu 7: Tại sao muốn giữ rau tươi ta phải thường xuyên vảy nước vào rau?

Gợi ý trả lời

Muốn cho tươi, ta phải vảy nước vào rau vì nước sẽ thẩm thấu vào tế bào kàm cho tế bào trương lên khiến cho rau không bị héo

Câu 8: Nếu ta để tế bào động vật và tế bào thực vật trong dung dịch nhược trương thì chúng phản ứng ra sao? Giải thích vì sao có sự khác nhau đó.

Gợi ý trả lời

Trong dung dịch nhược trương, tế bào động vật hấp thụ nước nên trương lên và màng tế bào động vật  không có thành xenlulôzơ nên có thể bị vỡ. Tế bào thực vật để trong dung dịch nhược trương tuy nước thâm nhập vào tế bào chất, vào không bào tạo nên sức trương, nhưng tế bào không bị trương phồng và không bị vỡ vì tế bào có thành xenlulôzơ vững chắc.

---(Nội dung đầy đủ của tài liệu Luyện tập cấu tạo tế bào nhân thực Sinh học 10 năm 2020 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung tài liệu Luyện tập cấu tạo tế bào nhân thực Sinh học 10 năm 2020. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?