1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
2. Dàn bài chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu và nêu vấn đề cần nghị luận: Câu nói nổi tiếng về Lòng yêu nước của nhà văn Ê-ren-bua trong bài văn “Lòng yêu nước”.
- Trích dẫn câu nói: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Von-ga, con sông Von-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc”.
- Tham khảo: Là một nhà văn, nhà báo lỗi lạc của nhân dân Xô Viết, I-li-a Ê-ren-bua (1891-1962) là tác giả của rất nhiều bài phóng sự, kí sự, chính luận mang tính chiến đấu cao. Những bài báo của ông nổi tiếng vì luôn sôi nổi tinh thần yêu nước, thổi bùng lên ngọn lửa quyết chiến quyết thắng bọn phát xít hung tàn. Bài báo “Thử lửa” ra đời tháng 6 -1942, thời kì ác liệt nhất của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô chống phát xít Đức (1941 - 1945), đã truyền đi câu nói nổi tiếng: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Von- ga, con sông Von-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.
b. Thân bài
- Giải thích câu nói của nhà văn Ê-ren-bua
- Câu nói trên có ý nghĩa như thế nào?
- Lòng yêu nước được hình thành trên cơ sở những biểu hiện hết sức cụ thể, từ những việc làm nhỏ nhặt nhất.
- Hình ảnh so sánh: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Von-ga, con sông Von-ga đi ra biển” cũng giống như “lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc”.
- Vì sao có thể nói yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê lại là yêu tổ quốc
- Con người sinh ra, lớn lên trong môi trường rất cụ thể (gia đình, làng xóm, khu phố,...). Đó là những con người những cảnh vật gần gũi nhất, thân thuộc nhất. Không có tình yêu đối với những con người đã có công sinh đẻ và nuôi dưỡng mình khôn lớn thì không thể có tình yêu nhân dân rộng lớn. Không có tình yêu đối với những cảnh vật gắn bó với mình suốt tuổi ấu thơ và trong cả cuộc đời thì không thể có tình yêu đất nước (Dẫn chứng một vài biểu hiện cụ thể của con người thực hoặc các nhân vật trong tác phẩm văn chương).
- Nói yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê là yêu tổ quốc còn ý nghĩa đả phá một thứ “lòng yêu nước” mơ hồ, trừu tượng, chỉ nói “yêu nước” chung chung, rỗng tuếch mà không thấy cần biểu hiện bằng những tình cảm, những việc làm hết sức cụ thể, gần gũi (Nêu một vài dẫn chứng phản diện mà em có thể biết)
- Câu nói trên có ý nghĩa như thế nào?
- Suy nghĩ của bản thân về tình yêu quê hương đất nước
- Suy nghĩ chung
- Đất nước ta còn nghèo, gặp muôn vàn khó khăn trên bước đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chiến tranh kéo dài gây bao tổn thất về người và của. Nhiều mặt tiêu cực chưa được khắc phục đã hạn chế thành quả chung. Xác định trách nhiệm của bản thân.
- Rất tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc. Tin tưởng ở sự quvết tâm đổi mới của Đảng hiện nay để đưa đất nước tiến lên.
- Biểu hiện cụ thể
- Yêu thương những con người gần gũi nhất: ông, bà, cha mẹ, anh chị em, chú bác, thầy giáo, cô giáo, bạn bè... Yêu thương phải biểu hiện cụ thể bằng thái độ chăm sóc, giúp đỡ, vâng lời, lễ độ... Tóm lại phải biết sống vì mọi người, không thể chỉ đòi hỏi mọi người phải quan tâm chăm sóc đến mình. (Liên hệ với những sai sót đã mắc, nêu suy nghĩ mới).
- Yêu quý và có ý thức giữ gìn những vật bình thường nhất, gần gũi nhất trong đời sống: Đồ dùng trong nhà, tài sản nơi công cộng, khu phố, làng xóm mình sống... (Liên hệ cụ thểnhững sai sót trước đây, nêu phương hướng sửa chữa).
- Khi còn ngồi trên ghếnhà trường phải biểu hiện cụ thể bằng những việc làm thiết thực như chăm học, chăm lao động rèn luyện mình trở thành người công dân tốt, tham gia tích cực vào mọi hoạt động công ích do nhà trường và địa phương tổ chức...
- Trên cơ sở đó, mở rộng ra tình yêu nhân dân, đất nước nói chung, nhận thức rõ lòng yêu nước ngày nay không thể tách rời với tình yêu chủ nghĩa xã hội, ý thức góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cao hơn nữa: tình yêu quốc tế vô sản.
- Suy nghĩ chung
c. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề: yêu nước là tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi con người.
- Xác định rõ thái độ đúng đắn trước hoàn cảnh đất nước nghèo nàn, lạc hậu hiện nay.
Bài văn mẫu
Đề bài: Nói về lòng yêu nước, mà văn I-li-a E-ren-bua (Liên Xô) có câu nói nổi tiếng: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Von-ga, con sông Von-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Em hiểu câu nói trên như thế nào? Liên hệ với bản thân em hãy phát biểu những suy nghĩ của mình về lòng yêu quê hương đất nước.
Gợi ý làm bài
Là một nhà văn, nhà báo lỗi lạc của nhân dân Xô Viết, I-li-a Ê-ren-bua (1891-1962) là tác giả của rất nhiều bài phóng sự, kí sự, chính luận mang tính chiến đấu cao. Những bài báo của ông nổi tiếng vì luôn sôi nổi tinh thần yêu nước, thổi bùng lên ngọn lửa quyết chiến quyết thắng bọn phát xít hung tàn. Bài báo “Thử lửa” ra đời tháng 6 -1942, thời kì ác liệt nhất của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô chống phát xít Đức (1941 - 1945), đã truyền đi câu nói nổi tiếng: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Von- ga, con sông Von-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.
Tinh thần yêu nước là một khái niệm rất trừu tượng được nhà văn thể hiện bằng những hình ảnh hết sức cụ thể, đầy sức hấp dẫn: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Von-ga, con sông Von-ga đi ra biển”. Hình ảnh đơn giản như một quy luật tất yếu của tự nhiên. Còn con sông Von-ga thì không đơn giản chỉ là của tự nhiên, đối với người Nga nó là linh hồn vĩ đại của Tổ quốc.
-- Để xem được đầy đủ tài liệu, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi để dowload tài liệu về máy --
Cũng là những công dân, công dân tương lai của đất nước, chúng em thề hiện lòng yêu nước bằng những tình cảm và hành động thiết thực. Chúng em yêu thương, kính trọng vâng lời ông bà, cha mẹ; yêu mến, kính trọng thầy cô, thương bạn bè, yêu mái trường. Để trở thành những công dân yêu nước, chúng em còn cần cố gắng chăm học, chăm làm, rèn luyện đạo đức, sức khoẻ và tích cực tham gia các hoạt động xã hội như giữ sạch đường phố, thăm hỏi, chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ,... Như vậy là em đã vun đắp cho lòng yêu nước phát triển và ngày càng vững mạnh, mai sau trở thành những công dân có đức có tài đề đem lòng yêu nước thực hành vào công cuộc xây dựng và bảo vệ “Non nước nghìn thu”.
Trên bất cứ xứ sở nào, lòng yêu nước cũng là một tình cảm thiêng liêng, cao quý và dân tộc nào cũng có lòng yêu nước nồng nàn, nhất là những dân tộc đã trải qua những cuộc “Thử lửa” như các dân tộc của nước Liên Xô vĩ đại và dân tộc Việt Nam nhỏ bé mà anh hùng! Nhà văn I-li-a Ê-ren-bua đã cho chúng ta một cảm nhận thực chất như một sự khám phá ý nghĩa đích thực của lòng yêu nước. Lòng yêu nước lớn lao đó lại có sự bắt đầu từ những tình cảm dung dị, nhỏ bé; hệt như trường giang, biển cả lại bắt nguồn từ những giọt nước của một con sông lặng lẽ luồn rừng, gom nước đi ra. Hiểu sâu sắc câu nói nổi tiếng của ông, chúng em càng yêu hơn gia đình, làng xóm, và hiểu được ta phải xây dựng, rèn luyện lòng yêu nước từ đâu và những gì để chuẩn bị hành trang tiến vào tương lai.
Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Hi vọng, bài văn mẫu: Nói về lòng yêu nước, mà văn I-li-a E-ren-bua (Liên Xô) có câu nói nổi tiếng: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Von-ga, con sông Von-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Em hiểu câu nói trên như thế nào? Liên hệ với bản thân em hãy phát biểu những suy nghĩ của mình về lòng yêu quê hương đất nước sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo.
--- MOD Ngữ văn Chúng tôi (Tổng hợp và biên soạn)