Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài

  • Bài thơ “Mưa” được Trần Đăng Khoa sáng tác hồi mới lên 9 tuổi (1967). Với nhiều bài thơ hay và lạ, chú bé Khoa được mọi người yêu mến tặng cho danh hiệu: Thần đồng thơ.
  • Bức tranh thiên nhiên trong cơn mưa rào mùa hạ được miêu tả tài tình qua cảm nhận tinh tế và trí tưởng tượng bay bổng của cậu bé nông thôn.

b. Thân bài

* Khung cảnh thiên nhiên

  • Trước khi mưa
    • Những biến chuyển của trời đất đúng như trong kinh nghiệm dân gian đã đúc kết: Mối bay ra, kiến dời tổ, gió thổi mạnh... Độc đáo là ở cách nhìn, cách tả của chú bé:

“Mối trẻ,

Bay cao,

Mối già,

Bay thấp,

Gà con,

Rối rít tìm nơi,

Ẩn nấp

...

Bụi tre,

Tần ngần,

Gỡ tóc,

Muôn nghìn cây mía,

Múa gươm,

Kiến,

Hành quân,

Đầy đường...

Cây dừa,

Sải tay,

Bơi,

Ngọn mùng tơi,

Nhảy múa...”

→ Trí tưởng tượng phong phú kết hợp với nghệ thuật nhân hoá tài tình đã mang đến cho bức tranh thiên nhiên một vẻ đẹp lạ lùng, rất ấn tượng:

“Chớp,

Rạch ngang trời,

Sấm,

Ghé xuống sân,

Khanh khách,

Cười...”

  • Trong khi mưa
    • Trần Đăng Khoa vẫn phát huy tối đa sức mạnh của trí tưởng tượng để cảm nhận, so sánh và tìm ra những nét tương đồng của sự vật:

“Mưa,

Mưa,

Ù ù như xay lúa...

Đất trời,

Mù trắng nước...”

→ Vạn vật như hồi sinh, mừng rỡ đón cơn mưa:

“Mưa chéo mặt sân,

Sủi bọt,

Cóc nhảy chồm chồm,

Chó sủa,

Cây lá hả hê...”

⇒ Nhịp thơ nhanh, gấp gáp, dồn dập giống như cơn mưa mỗi lúc một lớn. Màn mưa dày đặc nối liền bầu trời với mặt đất bấy lâu khao khát một cơn mưa.

  • Hình ảnh con người trong cơn mưa
    • Chỉ hiện lên ở bốn câu thơ cuối:

“Bố em đi cày về,

Đội sấm,

Đội chớp,

Đội cả trời mưa.”

→ Tuy vậy, con người vẫn có tầm vóc lớn lao và tư thế ngang tầm vũ trụ. Điệp từ đội được nhắc lại ba lần đã khẳng định điều đó.

c. Kết bài

  • Bằng trí tưởng tượng phong phú kết hợp với thể thơ tự do phóng khoáng, nhịp thơ nhanh, phép nhân hoá tự nhiên, hợp lí... Trần Đăng Khoa đã vẽ nên bức tranh về cơn mưa rào ở nông thôn vô cùng đặc sắc.
  • Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm và óc quan sát sắc sảo của một chú bé nông thôn. Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Mưa” làm cho nhiều người ngạc nhiên, khâm phục và yêu mến tài năng của thi sĩ tí hon Trần Đăng Khoa.

Bài văn mẫu

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Mưa” của Trần Đăng Khoa

Gợi ý làm bài

        Trần Đăng Khoa sáng tác bài thơ “Mưa” năm 1967, lúc mới lên chín tuổi. Thơ Trần Đăng Khoa thường viết về cảnh vật và con người quen thuộc, gần gũi ở làng quê. Nhưng cũng từ những thứ bình thường, giản dị ấy mà nhà thơ nhìn ra được tầm vóc và khí thế của dân tộc ta thời đánh Mĩ. Bài thơ “Mưa” cũng nằm trong mạch cảm hứng ấy. Bức tranh về cơn mưa rào mùa hạ được miêu tả thông qua cảm nhận tinh tế và đôi mắt hồn nhiên, thơ ngây của cậu bé Khoa.

        Thể thơ tự do với những câu ngắn, nhịp điệu nhanh, dồn dập kết hợp với hàng loạt động từ, tính từ tiêu biểu, chính xác đã vẽ nên toàn cảnh một trận mưa. Bài thơ gồm ba phần. Phần đầu tả quang cảnh lúc trời sắp mưa, đoạn giữa tả cơn mưa. Bốn câu cuối là hình ảnh con người giữa cảnh dữ dội của cơn mưa.

-- Để xem được đầy đủ tài liệu, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi để dowload tài liệu về máy --

Hình ảnh con người ở đây có tầm vóc lớn lao và tư thế hiên ngang, có thể sánh với thiên nhiên, vũ trụ.

Với thể thơ tự do phóng khoáng, nhịp thơ ngắn và nhanh, kết hợp với việc sử dụng rộng rãi phép nhân hoá, bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh động khung cảnh trước và trong cơn mưa rào ở làng quê; thể hiện tài quan sát, miêu tả tinh tế và độc đáo của Trần Đăng Khoa.

         Thơ thiếu nhi của Trần Đăng Khoa có nhiều bài hay trong đó “Mưa” là một bài xuất sắc. Nhà thơ tí hon có tài quan sát tinh tế, kết hợp trí tưởng tượng phong phú, kỳ diệu, biết dùng từ ngữ hồn nhiên. Nhờ vậy cho đến nay, thơ Trần Đăng Khoa vẫn được lứa tuổi thiếu niên, nhi đổng yêu thích.

Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Hi vọng, bài văn mẫu: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Mưa” của Trần Đăng Khoa sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo.

--- MOD Ngữ văn Chúng tôi (Tổng hợp và biên soạn)

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?