Cảm nghĩ về bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài

  • Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” (Minh Huệ) được sáng tác vào đầu năm 1951, dựa theo lời kể của một chiên sĩ tham gia chiến dịch Biên giới cuối 1950.
  • Câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ khi Bác trực tiếp chỉ đạo chiến dịch đã tác động mạnh đến cảm xúc và suy nghĩ của nhà thơ, thành nguồn thi hứng để sáng tác ra bài thơ này.
  • Bài thơ thể hiện tấm lòng nhân ái sâu sắc, rộng lớn của Bác Hồ đối với bộ đội và nhân dân trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đồng thời phản ánh lòng kính yêu chân thành của người chiến sĩ đối với vị lãnh tụ giản dị và vĩ đại.

b. Thân bài: Hình tượng Bác Hồ qua cảm nhận của người chiến sĩ

* Khái quát chung

  • Thời gian, không gian: đêm khuya, trong một chiếc lán nghỉ tạm của chiến sĩ. Ngày mai, chiến dịch Biên giới sẽ mở màn.
  • Nhân vật: Anh đội viên (chiến sĩ), cùng đồng đội ngủ đã lâu.  Lúc chợt thức giấc: 

“Thấy trời khuya lắm rồi,

Mà sao Bác vẫn ngồi,

Đêm nay Bác không ngủ.”

* Qua lần thức dậy thứ nhất

“Anh đội viên thức dậy

Mái lều tranh xơ xác”

  • Bác ngồi lặng lẽ bên bếp lửa hồng, vẻ mặt Bác trầm ngâm. Từ ngạc nhiên đến xúc động, anh đội viên hiểu rằng Bác ngồi giữ cho ngọn lửa cháy sáng để sưởi ấm chiến sĩ ta:

“Người Cha mái tóc bạc,

Đốt lửa cho anh nằm...”

  • Anh đội viên kín đáo quan sát vẻ mặt và từng cử chỉ, hành động của Bác:

“Rồi Bác đi dém chăn,

Từng người, từng người một,”

→ Nhẹ nhàng, chu đáo như mẹ hiền quan tâm, săn sóc cho đàn con yêu thương.

⇒ Chi tiết nhỏ mà khả năng gây xúc động lớn, thể hiện tình cảm nhân ái sâu xa của vị lãnh tụ cách mạng đối với bộ đội ta.

“Anh đội viên mơ màng

Bác có lạnh lắm không?”

  • Hình ảnh và cử chỉ của Bác trong đêm khuya khiến anh đội viên có cảm giác như mơ, như thực. Ngọn lửa bập bùng soi bóng Bác khi mờ, khi tỏ. Tâm trạng của anh đội viên vừa ngạc nhiên vừa xúc động. Anh thấy Bác giống như một Tiên ông trong cổ tích, từ con người Bác toả ra hơi ấm diệu kì:

“Bóng Bác cao lồng lộng,

Ấm hơn ngọn lửa hồng”.

→ Đây là một ý so sánh vừa hay, vừa đẹp, làm sáng cả bài thơ.

  • Nỗi xúc động dâng lên cực điểm, anh mạnh dạn thưa với Bác:

“Thổn thức cả nỗi lòng,

Thầm thì anh hỏi nhỏ,

Bác ơi Bác chưa ngủ,

Bác có lạnh lắm không?”

→ Đây là tình cảm kính yêu của người con đối với người cha và của một chiến sĩ đối với lãnh tụ.

  • Sau lời đáp ân cần của Bác:

“Chú cứ việc ngủ ngon,

Ngày mai đi đánh giặc,

Vâng lời anh nhắm mắt,

Nhưng bụng vẫn bồn chồn”,

 → Vì thương, vì lo cho sức khoẻ của Bác Hồ.

* Qua lần thức dậy thứ ba

  • Anh đội viên hốt hoảng giật mình vì thấy Bác vẫn ngồi đinh ninh, Chòm râu im phăng phắc... Tình thương dâng cao, Anh vội vàng nằng nặc:

“Mời Bác ngủ Bác ơi,

Trời sắp sáng mất rồi,

Bác ơi, mời Bác ngủ!”

  • Cũng chính lúc này, qua lời Bác, anh đội viên mới thấu hiểu lòng Bác và nguyên nhân vì sao Bác không ngủ:

“Bác ngủ không an lòng,

Bác thương đoàn dân công,

Đêm nay ngủ ngoài rừng,

Trải lá cây làm chiếu,

Manh áo phủ làm chăn...”

  • Tình thương cao cả, mênh mông của Bác khiến anh đội viên như chợt thấy minh vụt lớn lên trong ánh sáng đạo đức cao quý của Bác Hồ và anh xiết bao hạnh phúc khi được sống bên Bác và làm theo gương Bác:

“Lòng vui sướng mênh mông,

Anh thức luôn cùng Bác”.

c. Kết bài

  • Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” là một câu chuyện chân thật và cảm động về Bác Hồ, vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
  • Suốt đời, Bác phấn đấu, hi sinh cho lí tưởng cao đẹp là giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước ra khỏi ách nô lệ của giặc ngoại xâm.
  • Quân dân ta kính yêu và cảm phục trước tình cảm nhân ái sáu xa của Bác, quyết tâm đi theo con đường cách mạng chân chính mà Bác và Đảng dẫn đường, chỉ lối.

→ Bài thơ mộc mạc, giản dị nhưng có sức sống lâu dài trong lòng người đọc.


Bài văn mẫu

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ.

Gợi ý làm bài

       Bài thơ được viết dựa trên những sự kiện có thực. Năm 1950, trong chiến dịch Biên giới, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận chỉ huy chiến đấu. Đầu năm 1951, Minh Huệ đang ở Nghệ An thì được một người bạn là bộ đội vừa từ Việt Bắc về kể cho nghe chuyện được gặp Bác Hồ. Câu chuyện về một đêm khống ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch đã tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ và cảm xúc của nhà thơ, là nguồn thi hứng để Minh Huệ sáng tác nên bài thơ này.

Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân, đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. Mối quan hệ gắn bó giữa lãnh tụ cách mạng và quần chúng cách mạng cũng được phản ánh rất thành công trong tác phẩm.

        Trong thơ ca Việt Nam đã có nhiều bài thơ của nhiều tác giả viết về Bác Hồ với những cách thể hiện khác nhau. Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” sử dụng thể thơ năm chữ thích hợp với lối kể chuyện kết hợp miêu tả. Đây là bài thơ tự sự trữ tình có nhiều chi tiết giản dị và cảm động được trình bày như một câu chuyện về người thật việc thật. Có hoàn cảnh, không gian, thời gian, địa điểm, có diễn biến sự việc, có cả lời đối thoại giữa hai nhân vật (anh đội viên và Bác Hồ).

-- Để xem được đầy đủ tài liệu, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi để dowload tài liệu về máy --

Sự việc Bác không ngủ đêm nay được miêu tả trong bài thơ chỉ là một trong nhiều đêm không ngủ của Bác. Không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội, dân công là lẽ thường tình, vì “Bác là Hồ Chí Minh” - vị lãnh tụ của dân tộc và người cha thân yêu của quân đội ta. Cuộc đời Người đã dành trọn vẹn cho nhân dân, Tổ quốc. Đó chính là lẽ sống: Nâng niu tất cả chỉ quên mình của Bác mà mọi người dân đều thấu hiểu và kính phục.

        “Đêm nay Bác không ngủ” là một trong những bài thơ thành công về đề tài lãnh tụ. Thông qua sự việc bình thường, với lối diễn đạt giản dị, trong sáng, những chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm, tác giả giúp cho người đọc thấy được sự gắn bó chặt chẽ giữa Bác Hồ và đồng bào, chiến sĩ - đồng thời làm sáng tỏ phẩm chất cao đẹp của Người.

“Suốt một đời Bác có ngủ yên đâu”

(Hải Như)

 Trước lúc ra đi, Bác còn để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn Đảng, toàn dân. Chúng ta nguyện sống, học tập và làm việc sao cho xứng đáng với Bác Hồ kính yêu.

Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Hi vọng, bài văn mẫu: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo.

--- MOD Ngữ văn Chúng tôi (Tổng hợp và biên soạn)

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?