Phân tích truyện Đeo nhạc cho mèo

A. Sơ đồ tóm tắt

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài:

  • Giới thiệu về truyện ngụ ngôn: ngụ ngôn là truyện kể dân gian mượn hình ảnh loài vật, cỏ cây, … và con người để gửi gắm vào đó những bài học luân lí có giá trị.
  • Giới thiệu khái quát về truyện Đeo nhạc cho mèo: đây là một câu chuyện hài hước, dí dỏm nhưng ẩn chứa một bài học sâu sắc.

2. Thân bài

  • Lí do cả làng mở cuộc họp:
    • Nguyên nhân:
      • Mèo cứ xơi mãi chuột
      • Chống lại nỗi sợ mèo truyền kiếp
    • Nội dung cuộc họp: bàn cách chống tổn thất để về sau con cháu chuột không còn phải sợ mèo.
    • Mục đích: ông Cống đề xuất ý kiến đeo nhạc cho mèo
  • Không khí của cuộc họp
    • Lúc đầu:
      • Đủ mặt cả làng
      • Ông Cống đề xuất sáng kiến đeo nhạc cho mèo.
    • Lúc phân công:
      • Cả làng im phăng phắc, nỗi sợ hãi bao trùm.
      • Đùn đẩy, né tránh trách nhiệm.
  • Cuộc họp thất bại.
  • Kết quả: kế hoạch thất bại.
  • Nguyên nhân gây cười: sự đối lập giữa cảnh họp lúc đầu và lúc cử người đeo nhạc, ý tưởng viển vông của chuột Cống.
  • Bài học rút ra:
    • Sáng kiến phải có tính khả thi và thực tiễn.
    • Một kế hoạch tốt là phải có điều kiện và người thực hiện.
    • Việc tập thể thì phải do tập thể bàn bạc và quyết định chứ không thể có một người thao túng, vì như vậy sẽ dẫn tới quyết định ảo tưởng, điên rồ.

3. Kết bài

  • Cảm nhận về câu chuyện: đây là một câu chuyện chứa đựng những bài học quý về cách ứng xử và cách sống mà ông cha ta đã mượn hình ảnh làng Chuột để răn dạy chúng ta.
  • Bài học rút ra cho bản thân: cần suy nghĩ thấu đáo khi đưa ra quyết định và đồng thời phải biết sống có trách nhiệm với những ý tưởng của bản thân mình.

C. Bài văn mẫu

Đề bài:  Phân tích truyện đeo nhạc cho mèo

Gợi ý bài làm:

Đeo nhạc cho mèo là một truyện ngụ ngôn hài hước, thú vị, chứa đựng ý nghĩa xã hội sâu sắc. Truyện kể về cuộc họp mặt của làng chuột để bàn cách chống mèo. Chuột cống có sáng kiến đeo nhạc cho mèo để mèo đi đến đâu, chuột sẽ biết trước mà tránh. Cả họ nhà chuột đồng tình với sáng kiến đó nhưng không ai dám đi đeo nhạc vào cổ mèo. Cuối cùng, chuột vẫn cứ bị mèo ăn thịt và mãi mãi khiếp sợ mèo.

Thông qua truyện, người xưa muốn phản ánh đôi nét hiện thực của cuộc sống đương thời dưới xã hội phong kiến trì trệ và đầy mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị với giai cấp bị trị. Đồng thời đặt ra bài học thiết thực về mối quan hệ giữa lí thuyết với thực hành; giữa nói và làm trong mọi công việc lớn nhỏ của cuộc sống hằng ngày. Nếu lí thuyết không thể biến thành hiện thực thì đó chỉ là thứ lí thuyết suông, làm tốn thời gian tranh cãi, bàn bạc một cách vô ích.

-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----

Truyện còn ngầm phê phán cách suy nghĩ viển vông và đưa ra bài học thiết thực đối với mỗi người: Trước khi làm gì, ta nên suy xét, cân nhắc cho thật kĩ khả năng thực hiện vấn đề đó, kẻo uổng công vô ích. Truyện còn phê phán những kẻ tham sống sợ chết, chỉ biết nói mà không dám làm, những lúc gặp khó khăn nguy hiểm thi vội vàng trút hết trách nhiệm cho người khác.

 

Trên đây là bài văn mẫu Phân tích truyện Đeo nhạc cho mèo do Chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Ngoài ra, các em cũng có thể tham khảo các bài văn mẫu khác tại đây:

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?