1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
2. Dàn bài chi tiết
a. Mở bài
- Cây cầu Long Biên được xây dựng cách đây hơn một trăm năm. Vẻ đẹp và vai trò quan trọng của nó đã trở thành đề tài của thơ ca, nhạc hoạ...
- Bài báo “Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử” của tác giả Thuý Lan ghi lại những sự kiện lớn có liên quan đến cây cầu này, đồng thời thể hiện tình cảm yêu mến, tự hào về cây cầu đã gắn liền với những chiến công vinh quang của Hà Nội nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.
b. Thân bài
- Hoàn cảnh ra đời của cầu Long Biên
- Chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương khởi công xây cầu này năm 1898, nhằm mục đích phục vụ cho công cuộc cai trị và khai thác tài nguyên của thuộc địa Việt Nam.
- Cầu do kiến trúc sư nổi tiếng Ép-phen (tác giả của tháp Ép-phen - Pari) thiết kế. Quá trình xây dựng kéo dài 4 năm thì hoàn thành.
- Cầu bắc qua sông Hồng, nối liền con đường huyết mạch từ địa đầu Việt Nam về Hà Nội. Tên lúc đầu là cầu Đu-me (lấy tên của toàn quyền Đông Dương đương thời)
- Hàng ngàn công nhân Việt Nam đã đổ mồ hôi, thậm chí cả xương máu Đềxây dựng cầu Long Biên, cầu được coi là một thành tựu quan trọng trong thời văn minh cầu sắt.
- Cầu Long Biên - chứng nhân của lịch sử
- Suốt 4 năm xây dựng, cây cầu chứng kiến cảnh ăn ở khổ cực của dân phu Việt Nam,
- cảnh đối xử tàn nhẫn của các ông chủ người Pháp.
- Cầu Long Biên chứng kiến cuộc rút lui bí mật của Trung đoàn thủ đô lên căn cứ Việt Bắc, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp và 9 năm sau lại đón đoàn quân Vệ quốc về giải phóng Thủ đô.
- Thời kì kháng chiến chống Mĩ: cầu Long Biên là mục tiêu bắn phá hàng đầu của máy bay Mĩ. Nhiều nhịp cầu bị đánh sập nhưng cả cây cầu vẫn sừng sững hiên ngang thách thức quân thù.
- Sau ngày miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất, mặc dù có nhiều cây cầu hiện đại bắc qua sông Hồng (cầu Thăng Long, Chương Dương...) nhưng cầu Long Biên vẫn có vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người Hà Nội và được coi là nhịp cầu nối những trái tim bè bạn khắp năm châu.
- Tình cảm của tác giả đối với cầu Long Biên
- Lúc nhỏ đi học, tác giả rất thích và thuộc lòng bài thơ viết về cầu Long Biên.
- Lớn lên, những lúc dạo chơi trên cầu, tác giả thường lặng ngắm dòng sông Hồng cuồn cuộn phù sa, những ruộng lúa, bãi mía, bãi ngô xanh mướt ven bờ...
- Cây cầu bị bom Mĩ bẳn phá, lòng tác giả quặn đau. Cây cầu vẫn hiên ngang trong đạn lửa, lòng tác giả trào dâng cảm xúc hãnh diện, tự hào.
- Giờ đây, tuy cầu Long Biên đã lui về vị trí khiêm nhường nhưng tình yêu tác giả dành cho cây cầu này vẫn không hề thay đổi. Với tác giả, cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của Thủ đô Hà Nội.
- Tác giả cố gắng truyền tình yêu cây cầu của minh vào trái tim du khách, đặng bắc một nhịp cầu vô hình nơi du khách để họ ngày càng xích lại gần với đất nước Việt nam.
c. Kết bài
- Hình ảnh và lịch sử oai hùng của cầu Long Biên là niềm tự hào của người Hà Nội, của dân tộc Việt Nam.
- Từ một cây cầu nối hai bờ sông Hổng, tình yêu chân thành của tác giả đã biến nó thành cây cầu vô hình nối những trái tim nhân loại
Bài văn mẫu
Đề bài: Phát hiểu cảm nghĩ về bài “Cầu Long Biên- chúng nhân lịch sử” của Thuý Lan
Gợi ý làm bài
Hơn một thế kỉ qua, cầu Long Biên đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng của Hà Nội. Hiện nay, tuy đã rút về vị trí khiêm nhường nhưng cầu Long Biên vẫn mãi mãi là một chứng nhân lịch sử không chỉ của riêng Hà Nội mà là của chung cả nước. “Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử” là một bài báo mang nhiều yếu tố hồi kí, ghi lại những sự kiện mắt thấy tai nghe cùng với những cảm nghĩ của tác giả. Lối viết giàu cảm xúc bắt nguồn từ sự hiểu biết phong phú cùng với những kỉ niệm về cây cầu Long Biên nổi tiếng cùng với phép nhân hoá đã tạo nên sức hấp dẫn của bài văn.
Thuý Lan, một phóng viên của báo Hà Nội mới đã viết bài bút kí này nhằm giới thiệu với nhân dân cả nước và bè bạn năm châu một danh thắng đặc biệt của Thủ đô Hà Nội - cầu Long Biên. Một chiếc cầu đã gắn liền với lịch sử hào hùng, oanh liệt của dân tộc Việt Nam.
-- Để xem được đầy đủ tài liệu, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi để dowload tài liệu về máy --
Cầu Long Biên được nhân hoá, mang hồn người và được coi là chứng nhản lịch sử. Phép nhân hoá đó đã đem lại sự sống cho sự vật vô tri vô giác, cầu Long Biên đã trở thành người cùng thời với bao thế hệ, ngày ngày chứng kiến và xúc động trước những thăng trầm, đổi thay to lớn của Thủ đô, của đất nước và dân tộc.
Giọng điệu trữ tình được nâng cao, mở rộng ở phần cuối của bài văn: “Bây giờ cầu Long Biên đã rút về vị trí khiêm nhường. Ngang sông Hồng đã có cầu Thăng Long, cầu Chương Dương sừng sững. Rồi sẽ còn có những chiếc cầu khác hiện đại hơn nữa vượt sông Hồng. Nhưng tôi vẫn thường đưa nhũng đoàn khách du lịch nước ngoài đến thăm cầu Long Biên. Họ trầm ngâm nện từng bước chân xuống mặt cầu. Họ đứng ở nhiều gốc độ, ghi lại hình ảnh chiếc cầu lịch sử. Còn tôi, cố gắng truyền tình yêu cây cầu của minh vào trái tim họ, đặng bắc một nhịp cầu vô hình nơi du khách để du khách ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam.”
Lịch sử và hình ảnh quen thuộc, thân thương của cầu Long Biên không chỉ làm cho bao thế hệ người Việt Nam xúc động mà còn làm cho khách du lịch nước ngoài trầm ngâm suy nghĩ. Giữa ta và họ ít nhiều vẫn còn khoảng cách nhưng chính cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng đã góp phần rút ngắn khoảng cách ấy. Từ một chiếc cầu bằng sắt nối đôi bờ sông Hồng, tác giả đã gợi cho ta nghĩ đến một “nhịp cầu vô hình” nối những trái tim nhân loại.
Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Hi vọng, bài văn mẫu: Phát hiểu cảm nghĩ về bài “Cầu Long Biên- chúng nhân lịch sử” của Thuý Lan sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo.
--- MOD Ngữ văn Chúng tôi (Tổng hợp và biên soạn)