LÍ THUYẾT BỒI DƯỠNG HSG CHUYÊN ĐỀ ĐỘT BIẾN NST
MÔN SINH HỌC 9
I. Khái quát kiến thức
- Các khái niệm biến dị, biến dị di truyền, biến dị không di truyền, , biến dị đột biến, đột biến gen, đột biến NST, đột biến cấu trúc NST, đột biến số lượng NST, thể dị bôi, thể đa bội.
- Nguyên nhân gây ra các dạng đột biến.
- Vai trò của đột biến gen, đột biến NST.
- Các dạng đột biến gen, đột biến cấu trúc và đột biến số lượng NST.
- Cơ chế phát sinh thể dị bội, thể đa bội.
- Vì sao đột biến thường hại cho bản thân sinh vật nhưng lại được sử dụng trong chọn giống.
- Trong tạo đột biến thể đa bội người ta thường dùng chất hóa học nào là chủ yếu? Vì sao?
* Phân loại biến dị
II. Cách xác định bài tập đột biến NST
1. Xác định sự thay đổi cấu trúc và số lượng nhiễm sắc thể khi biết dạng đột biến và ngược lại xác định dạng đột biến khi biết sự thay đổi cấu trúc và số lượng nhiễm sắc thể.
Dạng ĐB | Sự thay đổi cấu trúc nhiễm sắc thể |
Mất đoạn nhiễm sắc thể | - Nhiễm sắc thể ngắn đi so với bình thường. - Một số gen bị mất. |
Lặp đoạn nhiễm sắc thể | - Nhiễm sắc thể dài hơn so với bình thường. - Một số gen được tăng thêm bản sao trên nhiễm sắc thể đó. - Hình thành vòng lặp đoạn khi tiếp hợp ở kì đầu I của quá trình giảm phân. |
Thay thế cặp nuclêôtit | - Số nuclêôtit không đổi. - Chiều dài và khối lượng gen không đổi - Số liên kết hóa trị không đổi - Số liên kết hiđro tăng 1 nếu thay cặp A – T bằng cặp G – X và giảm 1 nếu thay cặp G – X bằng cặp A – T hoặc không đổi nếu thay thế cặp nuclêôtit cùng loại. - Chỉ thay đổi 1 cặp nuclêôtit trong trình tự gen. |
Đảo đoạn | - Một số gen trên nhiễm sắc thể đảo vị trí cho nhau. - Hình thành vòng đảo đoạn khi tiếp hợp ở kì đầu I của quá trình giảm phân |
Chuyển đoạn | - Vị trí của các gen trên các nhiễm sắc thể liên quan đến chuyển đoạn thay đổi. - Hình thành cấu trúc tiếp hợp đặc trưng hình chữ thập khi tiếp hợp ở kì đầu I của quá trình giảm phân. |
Lệch bội | - Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào tăng hoặc giảm một hoặc một vài chiếc (nhỏ hơn bộ đơn bội n). |
Đa bội | - Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào tăng gấp một số nguyên (x)lần bộ đơn bội n (x>2). |
2. Xác định kết quả phép lai khi thực hiện phép lai cơ thể đột biến nhiễm sắc thể (chủ yếu là đột biến số lượng) lai với cơ thể đột biến khác hoặc cơ thể bình thường.
- Xác định giao tử mà thể đột biến có thể tạo ra:
TỈ LỆ CÁC LOẠI GIAO TỬ Ở CÁC KIỂU GEN DỊ HỢP HOẶC ĐA BỘI THỂ THƯỜNG GẶP
Kiểu gen | Loại giao tử | Tỉ lệ các loại giao tử | |
4n Hoặc 2n + 2 | AAAA aaaa AAAa AAaa Aaaa | Tứ bội cho 1 loại : 2n Dị bội cho 1 loại:n+1
| 6/6 AA 6/6 aa 3/6AA , 3/6 Aa 1/6AA , 4/6 Aa , 1/6 aa 3/6 Aa , 3/6 aa |
3n Hoặc 2n + 1 | AAA Aaa A aa aaa | Tam bội cho 2 loại 2n và n Dị bội cho 2 loại n+1 và n- 1 | 3/6 AA , 3/6 A 1/6 AA , 2/6 A , 2/6 Aa , 1/6 a 1/6 A , 2/6 Aa , 2/6 a ,1/6 aa 3/6aa ; 3/6 a
|
III. Bài tập minh họa
Bài tập 1
Tế bào sinh dục của ruồi giấm đực có bộ NST kí hiệu : AaBbDdXY nguyên phân bị rối loạn ở cặp NST XY. Hãy viết kí hiệu NST của các tế bào con được tao ra.
Đáp án
TH 1: cả 2 NST kép đều không phân li:
+ cả 2 NST kép đều về 1 cực tạo 2 tế bào con : AaBbDdXXYY ; AaBbDdO
+ Mỗi NST kép đi về 1 cực tạo 2 tế bào con: AaBbDdXX ; AaBbDdYY
TH 2: 1 trong 2 NST kép không phân li:
+ NST kép XX không phân li tạo 2 tế bào con : AaBbDdXXY ; AaBbDdOY
+ NST kép XX không phân li tạo 2 tế bào con: AaBbDdXYY ; AaBbDdOX
Bài tập 2
Ở 1 cơ thể lưỡng bội kí hiệu Aa trong quá trình giảm phân tạo giao tử thấy có 1 số tế bào không hình thành thoi phân bào ở lần phân bào I. Cơ thể này cho những loại giao tử nào?
Đáp án
Tế bào không hình thành thoi phân bào cho các loại giao tử 2n là Aa và O
Tế bào GP bình thường cho loại giao tử n là A và a
Vậy nhóm tế bào đó cho các loại giao tử là: 2n ( Aa), O, n( A và a)
b. Nếu chỉ xét 1 cặp NST hoặc 1 cặp gen dị hợp bị rối loạn phân li mà không cần quan tâm đến các cặp NST hay cặp gen khác thì cần xét sự rối loạn phân li 1 lần xảy ra ở phân bào 1 hay phân bào 2, hoặc sự rối loạn phân li ở cả 2 lần phân bào .
* Aa------------> AAaa ----------------> AAaa và O------------------>Aa , O
Tự nhân đôi GP I không phân li GPII bình thường
*Aa------------> AAaa ------------------> AAvà aa--------------------->AA, aa , O
Tự nhân đôi GP I bình thường GPII không phân li ở cả
2 tế bào con
*Aa------------> AAaa ----------------> AAvà aa------------------------>AA, a , O
Tự nhân đôi GP I bình thường GPII không phân li ở AA
aa phân li bình thường
*Aa------------> AAaa -------------> AAvà aa-------------------------->A, aa , O
Tự nhân đôi GP I bình thường GPII không phân li ở aa
AA phân li bình thường
*Aa------------> AAaa ----------------> AAaa và O-------------------->AAaa , O
Tự nhân đôi GP I không phân li GPII không phân li
Như vậy :
+ 1 tế bào sinh giao tử(2n) --------------------------> 2 loại giao tử: n+1 và n-1
GP I không phân li( GPII bt)
+ 1 tế bào sinh giao tử (2n) -----------------------------------> có 2 khả năng :
GP II không phân li ( GPI bt)
Khả năng 1 : 2 loại giao tử: n+1 và n-1
Khả năng 2: 3 loại giao tử: n, n+1 và n-1
----
-(Để xem nội dung của tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Lí thuyết bồi dưỡng HSG chuyên đề Đột biến NST môn Sinh học 9 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: