BÀI TẬP ÔN THI HSG CHỦ ĐỀ BIẾN DỊ
MÔN SINH HỌC 9
1. Câu hỏi
Câu 1
a) Đột biến điểm gồm mấy dạng chủ yếu? Vì sao nhiều đột biến điểm như đột biến thay thế cặp nuclêôtit thường vô hại đối với thể đột biến?
b) Vì sao một số thể đột biến mang nhiễm sắc thể bị đảo đoạn có thể bị giảm khả năng sinh sản?
Câu 2
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 12. Ở thể đột biến thuộc loài trên, trong mỗi tế bào sinh dưỡng khi đang ở kì giữa của quá trình nguyên phân đều có 20 crômatit.
a) Tên gọi của thể đột biến trên là gì?
b) Giải thích cơ chế phát sinh của thể đột biến đó.
Câu 3
a. Vì sao đa số đột biến gen là đột biến lặn? Vì sao đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường là có hại cho bản thân sinh vật?
b. Phân biệt NST thường và NST giới tính. Một người đàn ông bình thường (2n = 46) có bao nhiêu nhóm gen liên kết? Vì sao?
Câu 4
Trong giờ thực hành, một học sinh đếm được số NST trong tế bào xôma của một con châu chấu là 23.
a. Con châu chấu này có bị đột biến không? Nếu có thì là dạng đột biến nào?
b. Xác định các loại giao tử (có NST giới tính) được tạo ra từ con châu chấu đó?
(Cho biết châu chấu có bộ NST 2n = 24, cặp NST giới tính của châu chấu đực là OX, châu chấu cái là XX).
Câu 5
a. Cho biết vai trò của các loại enzim tham gia vào quá trình nhân đôi ADN.
b. Tại sao trong quá trình ADN nhân đôi 2 mạch đơn mới trong cùng 1 chạc tái bản lại có chiều tổng hợp ngược nhau?
Câu 6
a. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có những loại nào? Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào dễ xảy ra nhất trong phân bào giảm phân?
b. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể không chứa tâm động xảy ra đối với 1 nhiễm sắc thể. Hãy cho biết những thay đổi có thể xảy ra trong cấu trúc của hệ gen.
Câu 7
Nêu các trường hợp đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác trong vùng mã hóa của gen cấu trúc mà không làm thay đổi chức năng của prôtêin do gen đó mã hóa.
Câu 8
a. Nêu cơ chế, hậu quả và vai trò của đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể?
b. Ở cà độc dược 2n = 24, trong quần thể thấy xuất hiện một số cá thể có 23 NST, 25 NST, 22 NST và 26 NST. Hãy cho biết cơ chế xuất hiện và tên gọi của các cá thể này. Biết rằng đột biến này chỉ liên quan đến một cặp NST.
Câu 9
Tại sao phần lớn đột biến gen đều có hại cho cơ thể sinh vật nhưng đột biến gen vẫn được coi là nguồn phát sinh các biến dị di truyền cho chọn lọc tự nhiên?
---- Còn tiếp----
2. Đáp án
Câu | Nội dung | ||||
1 | a) * Đột biến điểm gồm 3 dạng chủ yếu: thay thế một cặp nuclêôtit, thêm hoặc mất một cặp nuclêôtit. * Phần nhiều đột biến điểm là vô hại đối với cơ thể mang đột biến vì: - Đa số đột biến điểm là đột biến thay thế cặp nuclêôtit. Tính chất thoái hoá của mã di truyền: đột biến thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác, dẫn đến biến đổi côđon này bằng côđon khác nhưng cùng xác định một axit amin. - Xảy ra ở intron (vùng không mang thông tin di truyền)à không làm thay đổi cấu trúc của prôtêin. b) Một số thể đột biến mang nhiễm sắc thể bị đảo đoạn có thể bị giảm khả năng sinh sản vì: Thể đột biến đảo đoạn trong giảm phân tạo giao tử nếu xảy ra trao đổi chéo ở cặp NST mang đột biến đảo đoạn thì sẽ tạo ra 50% số giao tử không có sức sống và 50% giao tử bình thường.
| ||||
2 | a) Tên gọi của thể đột biến trên: Số NST trong tế bào sinh dưỡng của thể đột biến: 20 :2 = 10 = 2n – 1 – 1 hoặc 2n – 2. Tên gọi của thể đột biến là: thể một kép (2n – 1 – 1) hoặc thể không (2n – 2). b) Giải thích cơ chế phát sinh của thể đột biến trên: Cơ chế phát sinh thể một kép: TH1: Trong quá trình giảm phân tạo giao tử ở bố có 1 cặp NST không phân li, ở mẹ một cặp NST khác không phân li, hình thành loại giao tử mà cặp NST nào đó có cả 2 NST (n+1), 1 loại giao tử không có NST của cặp này (n–1). Giao tử (n-1) từ bố thụ tinh với giao tử (n-1) của mẹ tạo hợp tử (2n -1 -1) phát triển thành thể một nhiễm kép. TH2: Trong quá trình giảm phân tạo giao tử ở bố hoặc mẹ có 2 cặp NST không phân li tạo ra loại giao tử không có NST nào của 2 cặp NST tương đồng (n -1 -1). Giao tử này thụ tinh với giao tử bình thường của bên còn lại (n) tạo hợp tử (2n -1 -1) phát triển thành thể một nhiễm kép. Cơ chế phát sinh thể không: Trong quá trình giảm phân tạo giao tử ở cả bố và mẹ đều có 1 cặp NST tương ứng không phân li, hình thành loại giao tử mà cặp NST nào đó có cả 2 NST (n+1), 1 loại giao tử không có NST của cặp này (n–1). Giao tử (n-1) từ bố thụ tinh với giao tử (n-1) của mẹ tạo hợp tử (2n -2) phát triển thành thể một nhiễm kép. | ||||
3 | a. - Đa số đột biến gen là đột biến lặn vì: + Đa số đột biến gen là có hại cho cá thể mang đột biến, nếu là đột biến gen trội sẽ biểu hiện ngay ra kiểu hình và gây hại cho sinh vật. + Đột biến gen lặn giúp cho gen đột biến tồn tại ở trạng thái dị hợp tử, bị gen trội lấn át nên chưa biểu hiện ra kiểu hình; chỉ ở trạng thái đồng hợp tử lặn (aa) thì gen lặn mới biểu hiện ra kiểu hình gây hại cho sinh vật, nhờ đó hạn chế tác hại của gen đột biến. - Đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường là có hại cho bản thân sinh vật, vì: + Phá vỡ mối quan hệ hài hòa giữa các gen trong kiểu gen và giữa kiểu gen với môi trường. + Làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp prôtêin. b. - Những điểm khác nhau cơ bản giữa nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính:
- Số nhóm gen liên kết ở người đàn ông này là 24, vì: Có 22 cặp NST thường tương đồng → 22 nhóm gen liên kết trên NST thường Có 1 cặp NST giới tính XY không tương đồng → 2 nhóm gen liên kết trên NST giới tính. | ||||
4 | a. Do ở châu chấu, cặp NST giới tính của con cái là XX, của con đực là XO, nên ở châu chấu cái bộ NST là 2n = 24 (NST), còn ở châu chấu đực bộ NST là 2n = 23 (NST). Vì vậy: - Nếu con châu chấu này là châu chấu đực thì đó là cơ thể bình thường. - Nếu đây là con châu chấu cái thì con châu chấu này đã bị đột biến mất đi 1 NST và đây là dạng đột biến thể một nhiễm (2n – 1). b. Các loại giao tử được tạo ra. Vì châu chấu có 2n = 24 nên có 12 cặp NST, trong đó có 11 cặp NST thường (11AA) và 1 cặp NST giới tính (XX; XO) - Nếu đó là con châu chấu cái thì giao tử là: 11A + X và 10A + X (hoặc 11A) - Nếu là châu chấu đực thì giao tử là 11A + X và 11A + 0 | ||||
5 | - Trong cấu trúc phân tử ADN hai mạch đơn có chiều liên kết trái ngược nhau - Do đặc điểm của enzim AND polymeraza chỉ có thể bổ sung các nu mới vào đầu 3’OH tự do | ||||
6 | a. - Các loại đột biến nhiễm sắc thể + Mất đoạn + Lặp (thêm) đoạn + Đảo đoạn + Chuyển đoạn - Loại đột biến lặp đoạn và mất đoạn b. - Hệ gen sẽ bị mất gen, nếu đoạn mất đó không gắn vào nhiễm sắc thể và bị tiêu biến - Đoạn đứt ra có thể được gắn vào 1 nhiễm sắc tử chị em làm dư thừa 1 đoạn NST tạo nên lặp đoạn - Đoạn đứt ra có thể gắn trở lại với NST ban đầu của nó theo chiều ngược lại tạo nên đột biến đảo đoạn. - Đoạn bị đứt ra gắn với 1 NST không tương đồng tạo ra đột biến chuyển đoạn không tương hỗ giữa 2 NST
|
----
-(Để xem nội dung của tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là trích đoạn 1 phần nội dung tài liệu Bài tập ôn thi HSG chủ đề Biến Dị môn Sinh học 9 năm 2021 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: