HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP GƯƠNG PHẲNG
Bài 1: Hai gương phẳng giống nhau AB và AC được đặt hợp với nhau một góc 60°, mặt phản xạ hướng vào nhau (A,B,C tạo thành tam giác đều). Một nguồn sáng điểm S di chuyển trên cạnh BC. Ta chỉ xét trong mặt phẳng hình vẽ.
a) Hãy nêu cách vẽ đường đi của tia sáng phát ra từ S, phản xạ lần lượt trên AB, AC rồi về S.
b) Hãy tính góc tạo bởi tia tới từ S đến gương AB và tia phản xạ cuối cùng.
c) Với vị trí nào của S trên BC thì tổng đường đi của tia sáng trong câu a) là bé nhất?
Giải
Vẽ hình:
a) S1 là ảnh của S qua gương AB ⇒ S1 đối xứng với S qua AB
S2 là ảnh của S1 qua gương AC ⇒ S2 đối xứng với S 1 qua AC
Ta nối S2 với S cắt AC tại J, nối J với S1 cắt AB tại I
⇒ SI, IJ, JS là ba đoạn của tia sáng cần dựng.
b) Dựng hai phỏp tuyến tại I và J cắt nhau tai O
Góc tạo bởi tia phản xạ JK và tia tới SI là ∠ISK
Theo tính chất góc ngoài tam giác ta có:
c)
Tổng độ dài ba đoạn:
SI + IJ + JS = S1I + IJ + JS = S1J + JS = S2J + JS = S2S
(Đối xứng trục)
Vậy SI + IJ + JS = S2S
Ta có:
∠ S1AS = 2 ∠ S1AB (1)
∠ S1AS2 = 2 ∠ S1AC (2)
Lấy (2) – (1):
∠ S1AS2 - ∠ S1AS = 2(∠S1AC - ∠ S1AB)
⇒ ∠ SAS2 = 2 ∠BAC
⇒ ∠ SAS2 = 120°
Xét tam giác cân SAS2 tại A, có ∠A = 120°
⇒ ∠ ASH =∠ AS2H = 30° với đường cao AH, ta có: SS2 = 2SH
Xét tam giác vuông SAH taị H có ∠ ASH = 30° ta có: AH = AS/2
Trong tam giác vuông SAH tại H.
Theo định lí Pitago ta tính được:
\(\begin{array}{l} SH = \frac{{SA\sqrt 3 }}{2}\\ \Rightarrow S{S_2} = 2SH = 2.\frac{{SA\sqrt 3 }}{2} = SA\sqrt 3 \end{array}\)
⇒ SS2 nhỏ nhất ⇔ SA nhỏ nhất
⇔ AS là đường cao của tam giác đều ABC
⇔ S là trung điểm của BC.
Bài 2. Một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng G cố định và chuyển động với vận tốc v đối với gương. Xác định vận tốc của ảnh S’ đối với gương và đối với S trong trường hợp.
a) S chuyển động song song với gương
b) S chuyển động vuông góc với gương.
c) S chuyển động theo phương hợp với mặt phẳng gương một góc α
Giải
a) Trường hợp S chuyển động song song với gương.
Vì S’ đối xứng với S qua gương nên vận tốc của S’ đối với gương cócùng độ lớn, song song và cùng chiều với v đối với gương. Còn vận tốc của S’ đối với S bằng 0.
b) Trường hợp S chuyển động vuông góc với gương.
Vận tốc của S’ đối với gương có cùng độ lớn, cùng phương và ngược chiều với v. Vận tốc của S’ đối với S cùng phương và ngược chiều và có độ lớn bằng 2v.
c) S chuyển động theo phương hợp với mặt phẳng gương một góc α
Lúc này có thể coi S vừa chuyển động song song với gương (với vận tốc v1), vừa chuyển động vuông góc với gương (với vận tốc v2)
Ta có v1 = v.cosα và v2 = v.sinα
Vậy vận tốc của S’ đối với gương là v1 = v.cosα còn vận tốc của S’ đối với S là 2.v2 = 2v.sinα theo phương vuông góc với gương.
Bài 3.
Cho hình vẽ, S là 1 điểm sáng cố định nằm trước 2 gương Giáo viên và G2. Gương G1 quay quanh I1, Gương G2 quay quanh I2 (Điểm I1 và I2 cố định). Biết:
Gọi ảnh của S qua Giáo viên là S1, qua G2 là S2, tính góc φ hợp giữa 2 mặt phản xạ của hai gương sao cho khoảng cách S1S2 là
a) Nhỏ nhất.
b) Lớn nhất
Giải
Vì vật và ảnh đối xứng nhau qua gương nên. Khi hai gương quay ta có S1 chạy trên đường tròn tâm I1 bán kính I1S và S2 chạy trên đường tròn tâm I2 bán kính I2S
a) S1S2 nhỏ nhất khi S1 và S2 trùng nhau tại giao điểm thức 2 S’ của hai đường tròn. Khi đó, mặt phẳng phản xạ của 2 gương trùng nhau vậy φ = 180°
b) S1S2 lớn nhất khi S1 và S2 nằm ở hai đầu đường nối tâm của hai đường tròn. Khi đó I1 và I2 là điểm tới của các tia sáng trên mỗi gương.
...
------(Nội dung tiếp theo của tài liệu, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)------
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung tài liệu Hướng dẫn giải chi tiết một số bài tập về Gương phẳng - Nâng cao môn Vật Lý 7 năm 2020 - 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.