Phương pháp giải bài tập về Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng môn Vật Lý 7

PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP TÍNH CHẤT CỦA ẢNH TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG

 

1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

Tính chất ảnh của một vật qua gương phẳng là ảnh ảo, ngược chiều, lớn bằng vật và đối xứng với vật qua gương.

2. VÍ DỤ MINH HỌA

Ví dụ 1: Ảnh của một vật qua gương phẳng là:

A. Ảnh ảo, lớn bằng vật và đối xứng qua gương.

B. Ảnh ảo, lớn hơn vật, đối xứng ngược qua gương.

C. Ảnh ảo, lớn bằng vật, đối xứng với vật.

D. Ảnh ảo, lớn bằng vật không đối xứng với vật.

E. Ảnh ảo, cao bằng vật và đối xứng lộn ngược.

Chọn câu đúng nhất trong các câu trên.

Giải

Tính chất ảnh của một vật qua gương phẳng là ảnh ảo, ngược chiều, lớn bằng vật và đối xứng với vật qua gương

Chọn A

Ví dụ 2: Một tia sáng chiếu tới gương phẳng hợp với mặt gương một góc 60°. Góc phản xạ bằng:

A. 30°                     B. 45°

C. 60°                     D. 90°

Giải

Vì tia tới hợp với mặt gương một góc 60° nên góc tới i = 90° – 60° = 30°

Theo định luật phản xạ ánh sáng: góc tới = góc phản xạ, suy ra góc phản xạ bằng 30°.

Chọn A

Ví dụ 3: Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 80°. Góc phản xạ là bao nhiêu?

A. 20°                     B. 40°

C. 60°                     D. 80°

Giải

Theo định luật phản xạ ánh sáng: góc tới = góc phản xạ.

Vì tia tới hợp với góc phản xạ một góc 80° nên ta có:

i + i’ = 80° => i = i’ = 80° : 2 = 40°

Suy ra góc phản xạ bằng 40°.

Chọn B

3. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài 1: Chiếu một tia tới lên gương phẳng. Biết góc phản xạ i’ = 30°, góc tới bằng:

A. 15°                     B. 90°

C. 60°                     D. 30°

Bài 2: Nếu tia tới tạo với mặt gương một góc 30° thì góc phản xạ có giá trị là:

A. i’ = 30°

B. i’ = 90°

C. i’ = 45°

D. i’ = 60°

Bài 3: Hiện tượng nào dưới đây là hiện tượng phản xạ ánh sáng:

A. Nhìn thấy ảnh của mình trong gương phẳng

B. Nhìn thấy con cá trong bể nước to hơn so với quan sát ở ngoài không khí.

C. Nhìn thấy bóng cây trên sân trường

D. Nhìn xuống mặt nước thấy cây cối ở bờ ao bị mọc ngược so với cây cối trên bờ.

Bài 4. Đặt một vật cách gương phẳng 4cm sẽ cho ảnh ảo cách gương một khoảng là:

A. 2cm                    B. 4cm

C. 8cm                    D. 16cm

Bài 5. Ảnh của vật qua gương phẳng:

A. Luôn nhỏ hơn vật

B. Luôn bằng vật

C. Luôn lớn hơn vật

D. Tùy thuộc vào vật ở gần hay ở xa gương.

Bài 6. Tia sáng chiếu tới gương phẳng có giá trị nào sau đây thì tia phản xạ hợp với mặt gương một góc 60°.

A. 60°                     B. 40°

C. 30°                     D. 20°

Bài 7. Hai tấm gương phẳng giống hệt nhau được đặt vuông góc với nhauvà vuông góc với mặt sàn, mặt phản xạ quay vào nhau. Một người đứng giữa hai gương lần lượt nhìn ảnh của mình trong hai gương. Đặc điểm của hai ảnh đó như thế nào?

A. Hai ảnh có chiều cao như nhau.

B. Hai ảnh giống hệt nhau.

C. Hai ảnh có chiều cao khác nhau.

D. Cả A và B đều đúng.

Bài 8. Một ngọn nến đặt vuông góc trước một gương phẳng và cách mặt gương 16cm. Ảnh của ngọn nến cách gương:

A. 14 cm

B. 16 cm

C. 8 cm

D. 20cm

Bài 9. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng là:

A. Ảnh ảo, không hứng được trên màn.

B. Ảnh thật, hứng được trên màn

C. Ảnh ảo, hứng được trên màn.

D. Ảnh thật, không hứng được trên màn

Bài 10. Một ngọn nến cao 10 cm đặt trước gương phẳng, ảnh của ngọn nến cao:

A. 5 cm.

B. 10 cm

C. 15 cm

D. 20 cm

----------

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp giải bài tập về Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng môn Vật Lý 7 năm 2020-2021, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Chúc các em học tập thật tốt! 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?