Qua bài học giúp các em nắm được đặc điểm của thể thơ năm chữ và củng cố lại các khái niệm vần chân, vần lưng, vần liền và vần cách.
Tóm tắt bài
1.1. Giới thiệu đặc điểm của thể thơ 5 chữ
- Mỗi câu thơ gồm 5 chữ (năm tiếng); số câu trong bài không hạn định. Cách chia khổ, đoạn tùy theo ý định của người viết.
- Nhịp: 3/2 hoặc 2/3.
- Vần: kết hợp giữa các kiểu vần: chân - lưng, liền - cách, bằng - trắc.
- Thích hợp với lối thơ vừa kể chuyện vừa miêu tả.
- Đoạn thơ mẫu minh họa:
Mỗi năm / hoa đào nở (V, C, T)
Lại thấy / ông đồ già (V, C, T)
Bày mực Tàu, giấy đỏ (V, C, T)
Bên phố / đông người qua (V, C, T)
(Trích Ông đồ - Vũ Đình Liên)
1.2. Tập làm thơ
- Ví dụ minh họa
Mặt trời càng lên tỏ
Bông lúa chín thêm vàng
Sương treo đầu ngọn cỏ
Sương lại càng long lanh
Bay vút tận trời xanh
Chiền chiện cao tiếng hót
(Trần Hữu Thung)
- Lưu ý:
- Khi mô phỏng hoặc bứt chước cần chú ý:
- Nhịp: 2/3 hoặc 3/2
- Vần:
- Cách, trắc: tỏ - cỏ
- Cách, bằng, lưng: vàng - càng
- Liền bằng, chân: xanh - lanh
1.3. Tập làm thơ năm chữ tại lớp
- Các nhóm lựa chọn đề tài.
- Tập làm bài thơ trong 20 phút.
- Cử đại diện đọc một bài thơ hay nhất trong nhóm.
- Cử một bạn bình bài thơ đã được đọc.
- Các nhóm, tổ khác nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét chung.
- Công bố giải nhất, nhì, ba.
Bài tập minh họa
Ví dụ:
Cho học sinh đọc đoạn thơ và phân tích đặc điểm của nó:
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ
Cục ... cục ... tác cục ta
(Tiếng gà trưa, Xuân Quỳnh)
- Đoạn thơ trên được làm theo thể thơ năm chữ.
- Nhịp:
Trên đường / hành quân xa
Dừng chân / bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai / nhảy ổ
Cục ... cục ... tác ... cục ta
-
Vần:
- Cách, trắc, lưng: xa - ta
- Liền bằng, chân: nhỏ - ổ
3. Soạn bài Hoạt động ngữ văn: Thi làm thơ năm chữ
Để nắm vững kiến thức về thể thơ cũng như cách làm thơ năm chữ, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Hoạt động ngữ văn: Thi làm thơ năm chữ.