Qua bài học giúp các em nắm được khái niệm về câu trần thuật đơn và biết vận dụng hiệu quả câu trần thuật đơn trong nói và viết.
Tóm tắt bài
1.1. Câu trần thuật đơn là gì?
a. Ví dụ:
Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng:
- Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!
Tôi về, không một chút bận tâm.
(Tô Hoài)
? Có tất cả bao nhiêu câu trong đoạn văn trên?
- Có tất cả 9 câu.
-
(1) Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. (2) Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng:
- (3) Hức! (4) Thông ngách sang nhà ta? (5) Dễ nghe nhỉ! (6) Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. (7) Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. (8) Đào tổ nông thì cho chết!
(9) Tôi về, không một chút bận tâm.
? Nêu mục đích, tác dụng của từng câu?
- Câu 1, 2, 6, 9: kể, tả, nêu ý kiến (câu trần thuật).
- Câu 4: dùng để hỏi (Câu nghi vấn).
- Câu 3, 5, 8: bộc lộ cảm xúc (Câu cảm).
- Câu 7: cầu khiến (Câu cầu khiến).
? Sắp xếp các câu trần thuật vừa tìm được thành hai loại:
- Câu do 2 hoặc nhiều cụm C-V tạo thành.
- Câu do 1 cụm C-V tạo thành.
Gợi ý:
(1) Chưa nghe hết câu, tôi / đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài.
CN VN
(2) Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi / mắng.
CN VN
(6) Chú mày / hôi như cú mèo thế này, ta / nào chịu được.
CN1 VN1 CN2 VN2
(9) Tôi / về, không một chút bận tâm.
CN VN
b. Nhận xét
- Câu 1, 2, 9:
- Xét về cấu tạo: Là câu đơn (Chỉ có 1 cụm C-V).
- Xét về mục đích nói: dùng để giới thiệu, kể, tả, nêu ý kiến,...
- → Câu 1, 2, 9 là câu trần thuật đơn.
1.2. Ghi nhớ
- Câu trần thuật đơn là loại câu do một cụm C - V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.
2. Soạn bài Câu trần thuật đơn
Để nắm được khái niệm nhân hóa, các kiểu nhân hóa, các em có thể tham khảo thêm
bài soạn Câu trần thuật đơn.