Qua bài học các em sẽ cảm nhận được giá trị và vẻ đẹp của cây tre - một biểu tượng về đất nước và dân tộc Việt Nam.
Tóm tắt bài
1.1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả
- Tên thật: Hà Văn Lộc (1925-1991)
- Quê quán: quận Tây Hồ, Hà Nội.
- Sinh ở thành phố Nam Định.
- Nhà báo chuyên viết báo, bút kí, thuyết minh phim.
b. Tác phẩm
- Xuất xứ:
- Viết năm 1955.
- Là lời bình cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan.
- Thể loại: Bút kí.
- Phương thức biểu đạt: Thuyết minh + Biểu cảm + Miêu tả + Nghị luận
- Bố cục: 4 phần:
- Phần 1: (Từ đầu đến "chí khí như người"): Giới thiệu chung về cây tre.
- Phần 2: (Tiếp theo đến "chung thủy"): Tre gắn bó với con người trong cuộc sống, lao động, sản xuất.
- Phần 3: (Tiếp theo đến "tre, anh hùng chiến đấu"): Tre sát cánh với con người trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước.
- Phần 4: (Còn lại): Tre vẫn là người bạn đồng hành cùng dân tộc ta trong hiện tại và tương lai.
1.2. Đọc - hiểu văn bản
a. Vẻ đẹp của cây tre
- Hình dáng:
- Mọc thẳng, dáng mộc mạc, màu tươi nhũn nhặn
- Phẩm chất:
- Vào đâu tre cũng sống, xanh tốt…
- Cứng cáp, dẻo dai, thanh cao chí khí…
- Thẳng thắn, bất khuất, anh hùng…
- Nghệ thuật: tính từ, ẩn dụ, nhân hóa.
⇒ Sức sống mãnh liệt, vẻ đẹp đơn sơ, khỏe khoắn của tre gắn với khí phách, phẩm chất kiên cường của người dân Việt Nam.
b. Cây tre với người dân Việt Nam
- Trong đời sống và lao động sản xuất.
- Tre có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước.
- Trẻ thơ: chơi chắt, chơi chuyền
- Tuổi già: điếu cày
- Niềm vui: Thuở lọt lòng nằm trong nôi tre.
- Nỗi buồn: Chết, nằm trên giường tre.
- Làm ăn:
- Tre giúp người trăm nghìn công việc.
- Tre dựng nhà cửa, vỡ ruộng…
- Tre ăn ở với người…
- Tre là cánh tay…
- Nghệ thuật: nhân hóa, ẩn dụ, xen thơ vào văn.
- ⇒ Tre là phương tiện phục vụ lao động. Tre là bạn thân chung thủy của nhân dân Việt Nam!
- Tre có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước.
- Trong chiến đấu:
- Tre:
- Gậy, chông…
- Chống lại quân thù…
- Xung phong …
- Hy sinh…
- Nghệ thuật: nhân hóa, ẩn dụ, liệt kê, động từ.
- ⇒ Tre lại là vũ khí - là đồng đội - là đồng chí của ta!
- Tre:
- Trong hiện tại và tương lai:
- Tre là âm nhạc của làng quê.
- Búp tre là biểu tượng trên huy hiệu Đội.
- Nghệ thuật: điệp ngữ, câu cảm, câu khẳng định.
- ⇒ Cây tre mãi là người bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam, là biểu tượng văn hóa của dân tộc Việt Nam!
-
Tổng kết
- Nghệ thuật:
- Nhiều chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng.
- Sử dụng rộng rãi và thành công phép nhân hóa, lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu.
- Nội dung:
- Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam.
- Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu.
- Cây tre đã thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
- Nghệ thuật:
Bài tập minh họa
Ví dụ:
Đề bài: Phân tích bài văn Cây tre Việt Nam của Thép Mới.
Gợi ý:
1. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Thép Mới (những nét chính về cuộc đời, các sáng tác của ông,…)
- Giới thiệu về văn bản “Cây tre Việt Nam” (xuất xứ, khái quát giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật,…)
2. Thân bài
a. Giới thiệu khái quát về cây tre
- Là người bạn thân của nông dân, nhân dân Việt Nam
- Đặc điểm của cây tre:
- Vào đâu tre cũng sống, cũng xanh tốt
- Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn
- Tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc
- → Nghệ thuật nhân hóa
- → Tre thanh cao, giản dị, chí khí như con người
b. Sự gắn bó của cây tre với con người trong lao động sản xuất và trong chiến đấu
- Trong lao động, sản xuất:
- Tre trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn
- Dưới bóng tre, giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang
- Tre là cánh tay của người nông dân
- Tre vất vả mãi với người: cối xay tre nặng nề quay
- Tre là người nhà, khăng khít với đời sống hằng ngày
- Tre buộc chặt những tình cảm chân quê
- Tre là niềm vui của tuổi thơ, của người già
- Tre chung thủy
- Trong chiến đấu: tre là tất cả, tre là vũ khí – tre xung phong vào xe tăng, đại bác, tre giữ làng, giữ nước, tre hi sinh để bảo về con người
- → Tre gần gũi, gắn bó với đời sống con người
c. Vị trí của tre đối với đất nước trong tương lai
- Tre vẫn cong nguyên vị trí trong tương lai khi đất nước đi vào công nghiệp hóa: tre vẫn là bóng mát, tre mang khúc nhạc tâm tình,…
- Tre mang những đức tính của người hiền, là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam
3. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:
- Nội dung: Cây tre là người bạn thân thiết, lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam
- Nghệ thuật: sử dụng chi tiết, hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, nhân hóa, giọng điệu,…
- Cảm nhận của bản thân về cây tre: yêu, trân trọng, gắn với kỉ niệm tuổi thơ,…
3. Soạn bài Cây tre Việt Nam
Tác phẩm Cây tre Việt Nam được viết làm lời bình cho một bộ phim điện ảnh Ba Lan. Thông qua hình ảnh cây tre, tác phẩm đã cho thấy vẻ đẹp của con người, đất nước Việt Nam, đồng thời ca ngợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta. Để nắm được những nội dung kiến thức cần đạt khi học tiết văn này, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: Bài soạn Cây tre Việt Nam.
4. Một số bài văn mẫu về văn bản Cây tre Việt Nam
Cây tre là người bạn thân thiết, lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Để cảm nhận sâu sắc được những điều thiêng liêng mà tác giả đã gửi gắm vào tác phẩm này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
[vanmau]