Đề và đáp án kiểm tra giữa HK2 môn Vật lý 9 trường THCS Phong Sơn năm 2019

PHÒNG GD&ĐT PHONG ĐIỀN

TRƯỜNG THCS PHONG SƠN

 

 

ĐỀ CHÍNH THỨC

KIỂM TRA 1 TIẾT HKII

NĂM HỌC 2018-2019

Môn: VẬT LÝ - LỚP 9

Thời gian làm bài: 45 phút

 

 

NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA

A. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau

Câu 1. Máy phát điện xoay chiều là thiết bị dùng để:

           A. Biến đổi điện năng thành cơ năng.

           B. Biến đổi cơ năng thành điện năng.

           C. Biến đổi nhiệt năng thành điện năng.

           D. Biến đổi quang năng thành điện năng.

Câu 2. Trong trường hợp nào dưới đây, trong khung dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng.

            A. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của khung dây dẫn kín nhiều.

            B. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của khung dây dẫn kín không đổi.

            C. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của khung dây dẫn kín thay đổi.

            D. Từ trường xuyên qua tiết diện S của khung dây dẫn kín mạnh.

Câu 3. Một máy biến thế dùng trong nhà cần phải hạ hiệu điện thế từ 220V xuống còn 10V, cuộn dây sơ cấp có 4400 vòng. Hỏi cuộn dây thứ cấp có bao nhiêu vòng?

            A. 200 vòng.               B. 600 vòng.               C. 400 vòng.               D. 800 vòng.

Câu 4. Khi nói về thấu kính, câu kết luận nào dưới đây không đúng?

            A. Thấu kính hội tụ có rìa mỏng hơn phần giữa.

            B. Thấu kính phân kì có rìa dày hơn phần giữa

            C. Thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.

            D. Thấu kính hội tụ luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.

Câu 5. Khi mô tả đường truyền của các tia sáng qua thấu kính hội tụ, Câu mô tả không đúng

            A. Tia tới qua quang tâm thì tia ló truyền thẳng.

            B. Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm chính.

            C. Tia tới qua tiêu điểm chính thì tia ló truyền thẳng.

            D. Tia tới đi qua tiêu điểm chính thì tia ló song song với trục chính.

B. TỰ LUẬN: ( 7 điểm )

Câu 7. ( 2 điểm)

Dòng điện xoay chiều là gì? Nêu cấu tạo và giải thích hoạt động của máy phát điện xoay chiều?

Câu 8. ( 1,5 điểm)

Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì? Vẽ hình và mô tả hiện tượng khi ánh sáng truyền từ không khí vào nước?

Câu 9. ( 2 điểm)

Một máy biến thế có số vòng dây ở cuộn sơ cấp là 1000 vòng, cuộn thứ cấp là 2500 vòng. Cuộn sơ cấp nối vào nguồn điện xoay chiều có hiệu điện thế 110V.

            a) Tính hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp khi mạch hở?

            b) Nối hai đầu cuộn thứ cấp với điện trở 100W. Tính cường độ dòng điện chạy trong cuộn sơ cấp và thứ cấp. Bỏ qua điện trở của các cuộn dây?

            c) Người ta muốn hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp (khi mạch hở) bằng 220V, thì số vòng dây ở cuộn thứ cấp phải bằng bao nhiêu?

Câu 10. ( 1,5 điểm)

Vẽ ảnh của vật sáng AB đặt trước thấu kính trong các trường hợp sau?

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

(Đáp án này gồn 1 trang)

A. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm (chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

B

C

A

D

C

D

 

 

Câu

Nội dung

Điểm

 

 

 

 

7

         - Dòng điện xoay chiều là dòng điện có chiều luân phiên thay đổi theo thời gian.       

         - Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.

         - Cấu tạo: Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn. Một trong hai bộ phận đó đứng yên gọi là stato, bộ còn lại có thể quay được gọi là rôto.

         - Hoạt động: Khi rôto quay, số đường sức từ xuyên qua cuộn dây dẫn quấn trên stato biến thiên (tăng, giảm và đổi chiều liên tục). Giữa hai đầu cuộn dây xuất hiện một hiệu điện thế. Nếu nối hai đầu của cuộn dây với mạch điện ngoài kín, thì trong mạch có dòng điện xoay chiều.

0,5

 

0,5

 

0,5

 

 

0,5

 

 

 

8

         - Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường, được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

         - Vẽ hình và mô tả hiện tượng:

          Chiếu tia tới SI từ không khí đến mặt nước. Ta thấy, tại mặt phân cách giữa hai môi trường không khí và nước, tia sáng SI bị tách ra làm hai tia: tia thứ nhất IR bị phản xạ trở lại không khí, tia thứ hai IK bị gẫy khúc và truyền trong nước.

0,5

 

 

 

1

 

 

 

 

9

       a) Từ biểu thức  \(\frac{{{{\rm{U}}_{\rm{1}}}}}{{{{\rm{U}}_{\rm{2}}}}}{\rm{  =  }}\frac{{{{\rm{n}}_{\rm{1}}}}}{{{{\rm{n}}_{\rm{2}}}}}{\rm{ }} \to {\rm{ }}{{\rm{U}}_{\rm{2}}}{\rm{  =  }}\frac{{{{\rm{U}}_{\rm{1}}}{{\rm{n}}_{\rm{2}}}}}{{{{\rm{n}}_{\rm{1}}}}}\)= 275V

       b) Cường độ dòng điện chạy trong cuộn thứ cấp là: \({{\rm{I}}_{\rm{2}}}{\rm{  =  }}\frac{{{{\rm{U}}_{\rm{2}}}}}{{\rm{R}}}\)  = 2,75A.

           Do hao phí không đáng kể, nên công suất ở hai mạch điện bằng nhau:

                          U1 I= U2 I2 ⇒ \({{\rm{I}}_{\rm{1}}}{\rm{  =  }}\frac{{{{\rm{U}}_{\rm{2}}}{{\rm{I}}_{\rm{2}}}}}{{{{\rm{U}}_{\rm{1}}}}}\) = 6,8A

0,5

 

0,5

 

 

0,5

 

 

0,5

10

- Vẽ đúng ảnh mỗi trường hợp cho 0,75 điểm

1,5

                               

                    

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề và đáp án kiểm tra giữa HK2 môn Vật lý 9 trường THCS Phong Sơn năm 2019. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 9 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi THPT QG sắp tới. 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?