Đề thi vào lớp 10 chuyên môn Ngữ văn năm 2019 Sở GD&ĐT Hưng Yên

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                              KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN

            HƯNG YÊN                                                                   NĂM HỌC 2019 - 2020

      ĐỀ CHÍNH THỨC                                                                Môn thi: Ngữ văn

                                                                            (Dành cho thí sinh thi vào lớp chuyên Văn)

                                                                 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (2,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Rễ sâu ai biết là hoa

Xoắn đau mím ruột làm ra nụ cười.

Im trong lòng đất rối bời

Chắt chiu từng giọt, từng lời lặng im.

Uống từng giọt nước đời quên

Ăn từng thớ đá dựng nên sắc hồng

Nở rồi trông dễ như không

Một vùng sáng đọng, một vùng hương bay.

Tụ tan màu sắc mỗi ngày

Mặt trời hôm, mặt trời mai nghoảnh cười

Bắt đầu từ rễ em ơi!”

(Rễ…hoa­ – Chế Lan Viên, theo thivien.net)

Câu 1 (0,5 điểm): Hình ảnh “Rễ” trong bài thơ trên có thể đươc hiểu như thế nào?

Câu 2 (1,0 điểm): Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong câu thơ sau:

Rễ sâu ai biết là hoa

Xoắn đau mím ruột làm ra nụ cười.

Câu 3 (0,5 điểm): Tác giả bài thơ cho rằng: hoa, nụ cười, sắc hồng, ánh sáng, hương vị… được bắt đầu từ rễ. Em có đồng ý không? Vì sao?

II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): Em hãy viết bài văn ngắn (không quá 1,5 trag giấy thi), trình bày suy nghĩ về thông điệp được gợi ra từ bài thơ phần Đọc hiểu: Mọi thành quả tốt đẹp của cuộc sống đều được tạo ra từ quá trình lao động nghiêm túc, vất vả, nhọc nhằn nhưng không phải ai cũng có thể nhận ra và thấu hiểu.

Câu 2 (5,0 điểm): Sự im lặng của SaPa được Nguyễn Thành Long (qua lời anh thanh niên) kể lại như sau:

[…] “Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây, có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ; nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung… Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được” […]

(Lặng lẽ Sa Pa ­– Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2018)

Sự im lặng trên cao điểm Trường Sơn sau một trận bom của giặc Mĩ được Lê Minh Khuê (qua lời Phương Định) kể lại như sau:

[…] “Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới” […]

(Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2018)

Em hãy cảm nhận sự im lặng được kể lại trong hai đoạn trích trên để thấy được sự khác nhau về mục đích, ý nghĩa kể của hai nhà văn.

---Hết---

ĐÁP  ÁN ĐỀ THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN MÔN NGỮ VĂN NĂM 2019 SỞ GD&ĐT HƯNG YÊN

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (2,0 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm): Đang cập nhật.

Câu 2 (1,0 điểm): Đang cập nhật.

Câu 3 (0,5 điểm): Đang cập nhật.

II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): Đang cập nhật.

Câu 2 (5,0 điểm): Đang cập nhật.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?