Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG năm 2020 môn Sinh học - Trường THPT Lê Lợi có đáp án

SỞ GD & ĐT TỈNH PHÚ YÊN

TRƯỜNG THPT LÊ LỢI

Tổ  Sinh Học

……***……

 

ĐỀ THAM KHẢO MÔN SINH HỌC NĂM HỌC 2019- 2020

Môn : Sinh học

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề.

 

          (Đề thi có 04 trang)

Câu 1: Ở động vật có ống tiêu hóa, quá trình tiêu hóa hóa học diễn ra chủ yếu ở

   A.thực quản.                 B.dạ dày.                         C.ruột non.                            D.ruột già.

Câu 2: Côđon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã ?

    A. 3’GAU 5’.            B. 5’UGX 3’.               C. 5’AAU 3’.                     D. 3’UAG 5’.  

Câu 3: Hệ tuần hoàn chỉ có chức năng vận chuyển chất dinh dưỡng và sản phẩm bài tiết có ở :

   A. Ếch.                       B. Cá sấu.                           C. Cào cào.                        D. Chim bồ câu.

Câu 4: Loại đột biến nào sau đây thường không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên một nhiễm sắc thể?

     A. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.                               B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.

     C. Mất đoạn nhiễm sắc thể.                            D. Chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể khác nhau.   

Câu 5: Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng và trội hoàn toàn.Tỉ lệ kiểu hình phân tính 1: 1 sẽ xuất hiện trong kết quả của phép lai:

    A. Aa x  Aa.                           B. Aa  x  aa.                   C. AA  x  Aa.                        D. AA x aa.

Câu 6: Một cá thể có kiểu gen  giảm phân tần số hoán vị gen giữa hai gen B và D là 20%. Tỉ lệ loại giao tử  Bd  là:

      A.  5%.                                B. 10%.                             C. 15%.                                   D. 20%.

Câu7: Trong quần xã những loài có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động của chúng mạnh là

   A. loài đặc trưng.       B. loài ưu thế.             C. loài đặc hữu.                         D. loài ngẫu nhiên.

Câu 8: Các cây thông nhựa liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn các cây sống riêng rẽ. Đây là ví dụ về mối quan hệ

  A. ức chế - cảm nhiễm.        B. cạnh tranh cùng loài.       C. cộng sinh.               D. hỗ trợ cùng loài.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là không đúng ?

   A. Cạnh tranh thường xuất hiện khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao.

   B. Quan hệ cạnh tranh càng gay gắt thì các cá thẻ trong quần thể trở nên đối kháng.

   C. Quan hệ cạnh tranh dẫn đến làm thay đổi mật độ phân bố của các cá thể trong quần thể.

   D. Cạnh tranh không phải là đặc điểm thích nghi của quần thể.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng về ưu thế lai?

  A. Ưu thế lai biểu hiện ở đời F1, sau đó tăng dần qua các thế hệ.

  B. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ.

  C. Ưu thế lai cao hay thấp ở con lai phụ thuộc vào trạng thái đồng hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau.

  D. Ưu thế lai cao hay thấp ở con lai không phụ thuộc vào trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau.

Câu 11: Theo quan niệm hiện đại,cơ chế tác động của CLTN là:

   A. Tác động trực tiếp lên kiểu gen và kiểu hình.

   B. Tác động gián tiếp lên kiểu gen và kiểu hình.

   C. Tác động trực tiếp lên kiểu gen và tác động gián tiếp lên kiểu hình.

   D. Tác động gián tiếp lên kiểu gen và tác động trực tiếp lên kiểu hình.

Câu 12: Khi nói về sự hình thành loài mới bằng con đường địa lý, có bao nhiều phát biểu sau đây đúng?

    I. Hình thành loài bằng con đường địa lí là phương thức hình thành loài có ở cả động vật và thực vật.

   II. Cách li địa lý là nhân tố tạo điều kiện cho sự phân hóa vốn gen giữa các quần thể trong loài.

   III. Điều kiện địa lý là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật.

   IV. Quá trình hình thành loài mới cần có sự tham gia của các nhân tố tiến hóa khác .

     A. 1.                               B. 2.                                  C. 3.                                  D. 4.

 Câu 13: Khi nói về hệ tuần hoàn của người bình thường, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

    I.Tim co dãn tự động theo chu kì là do hệ dẫn truyền tim.

   II. Khi tâm thất co, máu được đẩy vào động mạch.

   III. Máu trong tâm nhĩ trái nghèo oxi hơn máu trong buồng tâm nhĩ phải.

    IV. Máu trong tĩnh mạch chủ nghèo oxi hơn máu trong động mạch chủ.

        A. 3.                            B. 2.                                  C. 4.                                  D. 1.

Câu 14: Vì sao trong điện thế hoạt động xảy ra giai đoạn mất phân cực?

    A. Do K+ đi vào làm trung hòa điện tích âm trong màng tế bào.

    B. Do Na+ đi vào làm trung hòa điện tích âm trong màng tế bào.

    C. Do K+ đi ra làm trung hòa điện tích trong và ngoài màng tế bào.

    D. Do Na+ đi ra làm trung hòa điện tích trong và ngoài màng tế bào.

Câu 15: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây không đúng ?

   A. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ → 5’.

   B. Enzim ligaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh.

   C. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.

   D. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y.

Câu 16: Ở người, hội chứng Tơcnơ là dạng đột biến

     A. thể bốn (2n+2) .            B. thể ba (2n+1).             C. thể không (2n-2).             D. thể một (2n-1).

Câu 17: Ở một loài động vật, người ta phát hiện nhiễm sắc thể thường có các gen phân bố theo trình tự khác nhau do kết quả của đột biến đảo đoạn như sau:
   (1) ABCDEFG.   ,          (2) ABCFEDG.     ,             (3) ABFCEDG .          ,          (4) ABFCDEG.
     Giả sử nhiễm sắc thể số (1) là nhiễm sắc thể gốc. Trình tự phát sinh đảo đoạn là:
    A. (1) → (3) → (4) → (1).                               B. (3) → (1) → (4) → (1).    

    C. (2) → (1) → (3) → (4).                               D. (1) → (2) → (3) → (4).

Câu 18: Hiện tượng di truyền liên kết  xảy ra khi

   A. bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi hai cặp tính trạng tương phản.

    B. không có hiện tượng tương tác gen và di truyền liên kết với giới tính.

    C. các cặp gen quy định các cặp tính trạng cùng nằm trên một cặp NST tương đồng.

    D. các gen nằm trên các cặp NST đồng dạng khác nhau.

Câu 19: Ở ruồi giấm, gen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng, các gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y. Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng và tất cả ruồi mắt trắng đều là ruồi đực?

   A. XAXa × XaY.            B. XAXa × XAY.                         C. XAXA × XAY.             D. XAXA × XaY.

Câu 20: Một loài thực vật, biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và các gen liên kết hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 1: 1: 1 ?

  A. \(\frac{{aB}}{{ab}} \times \frac{{ab}}{{ab}}\).                     B. \(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{Ab}}{{ab}}\).                    C. \(\frac{{Ab}}{{ab}} \times \frac{{aB}}{{aB}}\).                     D. \(\frac{{Ab}}{{ab}} \times \frac{{aB}}{{ab}}\).

Đáp án Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG năm 2020 môn Sinh học 

1. C

2.A

3.C

4. B

5. B

6. B

7. B

8.D

9. D

10. B

11. D

12. C

13. A

14. B

15.A

16. D

17. D

18. C

19. B

20. D

{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 21-40 của Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Sinh năm 2019-2020 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG năm 2020 môn Sinh học - Trường THPT Lê Lợi có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?