Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn - Đề số 75

                            ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM 2020 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ SỐ 75

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Loài người không được cho sẵn bất cứ cái gì trên mặt đất này. Tất cả những gì anh ta cần - anh ta phải làm ra chúng. Và ở đây loài người đối mặt với sự lựa chọn cơ bản nhất của mình: anh ta chỉ có thể tồn tại được theo một trong hai cách - bằng cách làm việc độc lập với bộ óc của riêng anh ta, hay là trở thành một kẻ ăn bám sống nhờ bộ óc của những người khác. Người sáng tạo chọn cách thứ nhất. Kẻ ăn bám thì chọn cách thứ hai. Người sáng tạo một mình đối mặt với tự nhiên. Kẻ ăn bám đối mặt với tự nhiên thông qua những trung gian.

Mối quan tâm của người sáng tạo là chinh phục tự nhiên. Còn mối quan tâm của kẻ ăn bám là chinh phục con người.

Người sáng tạo sống với lao động của mình. Anh ta không cần ai khác. Mục đích cơ bản của anh ta là chính bản thân anh ta. Kẻ ăn bám sống cuộc đời thứ cấp. Anh ta cần những người khác. Những người khác trở thành động lực chính của anh ta.

  (Trích tiểu thuyết Suối nguồn, Ayn Rand, NXB Trẻ, TP HCM, 2017, tr.1174)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả đã nhắc đến những đặc điểm nào của người sáng tạo?

 Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp điệp được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến: Mối quan tâm của người sáng tạo là chinh phục tự nhiên. Còn mối quan tâm của kẻ ăn bám là chinh phục con người? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về hậu quả của lối sống ăn bám.

Câu 2( 5.0 điểm)

Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, nhà văn Nguyễn Minh Châu hai lần để người người đàn bà kể về hành động đánh vợ của người đàn ông.  “Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách  tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu…” và “Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão…đưa tôi lên bờ mà đánh…”

 (Trích “Chiếc thuyền ngoài xa”, Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2017, tr.76)

Cảm nhận của anh/ chị về hình ảnh người đàn ông trong hai lời kể trên.

 

............HẾT..............

               HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1:

Thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích là: thao tác lập luận so sánh/so sánh.

Câu 2:

Những đặc điểm của người sáng tạo mà tác giả nhắc đến trong đoạn trích: làm việc độc lập với bộ óc của riêng anh ta; một mình đối mặt với tự nhiên; mối quan tâm là chinh phục tự nhiên; sống với lao động .

Câu 3:

  • Phép điệp được sử dụng ở những câu văn bắt đầu bằng từ: Người sáng tạo…; Kẻ ăn bám….
  • Tác dụng: khiến cho lời văn giàu nhạc điệu; nhấn mạnh những đặc điểm khác nhau giữa người sáng tạo và kẻ ăn bám; thể hiện rõ quan điểm, thái độ của tác giả.

Câu 4:

  • Thí sinh có thể đồng tình, không đồng tình hoặc đồng tình một phần
  • Lí giải hợp lí, thuyết phục

II. LÀM VĂN

Câu 1:

  1. Đảm bảo thể thức của đoạn văn
  2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Hậu quả của lối sống ăn bám.
  3. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh lựa chọn các thao thác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ hậu quả của lối sống ăn bám. Có thể theo hướng sau:

  • Lối sống ăn bám  là khi con người sống dựa dẫm, phụ thuộc, kí sinh, lợi dụng người khác để mưu lợi cho bản thân mình.
  • Khi sống theo kiểu ăn bám, con người thường có thái độ ỷ lại, thiếu tự lập, không có kĩ năng sống, không đủ sức đề kháng với những thử thách trong cuộc đời.
  • Khi sống theo kiểu ăn bám, con người hạ thấp giá trị, nhân cách, dễ đánh mất cái tôi của mình.
  • Một xã hội tồn tại nhiều kẻ ăn bám, xã hội không thể phát triển

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

e. Sáng tạo

Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với những chuẩn mực về đạo đức, văn hóa, pháp luật.

Câu 2:

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (có đủ các phần mở bài, thân bài, kết luận)

b. Xác định vấn đề cần nghị luận:

Cảm nhận hình ảnh người đàn ông trong hai lời kể của người vợ.

Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

Học sinh có thể trình bày hệ thống các luận điểm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung sau:

Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận.

Cảm nhận về hình ảnh người đàn ông

  • Giới thiệu ngắn gọn về người đàn ông
  • Hình ảnh người đàn ông qua hành động 1: “Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách  tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu:
  • Người đàn ông không uống rượu như bao người đàn ông hàng chài khác cùng cảnh ngộ-  “khổ quá”.
  • Điều đó chứng tỏ người đàn ông tỉnh táo, ý thức rất rõ hành động của mình.   -> Hành động này chứng tỏ sự bế tắc cùng cực, người đàn ông đã chọn cách giải tỏa áp lực một cách tiêu cực.
  • Hình ảnh người đàn ông qua hành động 2 “Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão…đưa tôi lên bờ mà đánh…”:

Chấp nhận lời cầu xin của vợ, đánh vợ trên bờ thay vì trước mặt những đứa con khôn lớn

Điều đó cho thấy trong sâu thẳm, người đàn ông tình phụ tử vẫn còn tồn tại, vẫn còn chút lương tri như bản chất lương thiện ban đầu.

 -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2020 môn Ngữ Văn - Đề số 75 . Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm

​​​ ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?